Hình ảnh Hà Nội đầu thập niên 80 qua ống kính người phương Tây
Việt Nam năm 1981 là một nơi rất khác biệt, và Hà Nội khi đó tĩnh lặng, hầu như không oto, xe máy…
Theo Mekong Review, tác giả John Ramsden của cuốn Hanoi After the War, cho hay, ông là một trong nhóm những người ngoại quốc sống ở Hà Nội trong những năm 1980-1982.
John Ramsden cho hay, ông từng nghĩ Hà Nội giống như Bình Nhưỡng, Triều Tiên song thực tế là đó là một thành phố cổ khá đẹp. Cuộc sống ở Hà Nội khi đó với dân địa phương cực kỳ vất vả nhưng mọi người đều đương đầu với nó một cách dũng cảm và khéo léo.
Thực tế khác xa so với những hình ảnh kiểu Xô viết trên biểu ngữ. Người dân làm đủ mọi việc có thể để sinh sống: những nghề thủ công truyền thống nở rộ, người bán hàng rong đầy trên phố, ngoại ô thành phố là một mê cung những chợ vườn nhỏ. Các ngôi chùa đổ nát nhưng rất sống động.
Hà Nội khi đó là một thành phố tĩnh lặng. Không có xe ô tô riêng, xe máy cũng khá hiếm. Người dân thường đi bộ hoặc đi xe đạp. Đường phố không có đèn nê ông, hàng hoá nhập hay dấu hiệu nào của sự toàn cầu hoá.
Video đang HOT
Đường Tô Tịch ở trung tâm thành phố, gần Hồ Hoàn Kiếm, vẫn là nơi chuyên về làm đồ gỗ. Các ngôi nhà ở trung tâm thành phố, không thay đổi chút nào từ trước thời đại thuộc địa, vẫn là chủ đề ưa thích trong tranh của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái.
Toàn bộ nền kinh tế phát triển quanh xe đạp, người dân thích ứng với hoàn cảnh bằng mọi cách. John Ramsden cho biết: “Trong cuốn sách của tôi, nhà văn Nguyễn Quang Thiều giải thích tại sao một số người lại nói bánh xe đạp là một món quà quý giá. Ông Dương Trung Quốc cũng nói về các cửa hàng sửa chữa lốp. Theo đó, nếu bạn may mắn được phân một chiếc lốp xe nhưng lại không đúng kích cỡ, vì thế bạn phải đem nó tới một chuyên gia để sửa chữa”. Trong ảnh dưới đây, một người đàn ông lớn tuổi hy vọng kiếm được vài đồng bằng việc bơm xe.
Theo vietnamnet.vn/Mekong Reviews
Bí ẩn đường hầm trong ngôi đình cổ 200 năm ở Bình Dương
Một ngôi đình có tuổi đời gần 200 năm mang tên đình Dĩ An, ở tỉnh Bình Dương không chỉ cuốn hút bởi cảnh sắc thiên nhiên mà còn lưu giữ đường hầm bí ẩn của các nhà hoạt động cách mạng để lại.
Chúng tôi tìm về ngôi đình Dĩ An tọa lạc tại khu phố Nhị Đồng 1, phường Dĩ An, Thị xã Dĩ An (Bình Dương) và bị mê hoặc bởi nét đẹp xưa của đình và cảnh vật thiên nhiên nơi đây. Ngôi đình được bao phủ bởi những cây cổ thụ quý hiếm có tuổi thọ trên trăm tuổi, như: sao, giá tỵ, gõ mật, cám, dầu...
Cổng đình được xây theo kiểu cổng tam quan, mái bậc thang
Bước qua khỏi cổng tam quan là một khuôn viên rộng lớn, với Trong khuôn viên đình còn có: miếu bà Ngũ Hành, đền Ngọc Hoàng, Sơn Quân, đền Mẫu, hữu Bạch Hổ, Thần Nông và bia mộ liệt sĩ... ẩn mình dưới những tán lá xanh tươi như tạo thêm vẻ yên tĩnh và linh thiêng cho đình. Phần thờ tự chính (đình thần) là một dãy nhà được thiết kế theo kiểu hình chữ nhật, gồm: võ ca, chánh điện, nhà khách và nhà túc...
Theo lời kể của các vị cao niên, đình Dĩ An được xây dựng vào khoảng thập niên 80 thế kỷ XIX. Lúc mới xây dựng, đình được gọi là cổ miếu. Theo các tài liệu ghi lại, vùng đất Dĩ An xưa kia vốn là những cánh rừng nguyên sinh rậm rạp, dân cư thưa thớt. Trong quá trình khai phá thiên nhiên, người dân nơi đây đã dựng lên một cái chòi lợp bằng lá cây để làm nơi thờ tự và cầu mong thần linh phù hộ cho người dân trong làng được bình an, mạnh khỏe. Người dân gọi chòi lá này là miếu thờ (hay cổ miếu).
Khoảng năm 1838, khi người dân đã đến đây sinh sống đông hơn, để có nơi tổ chức các sinh hoạt văn hóa liên quan đến đời sống tinh thần, mọi người cùng nhau góp công, góp của xây dựng lại ngôi miếu. Từ đó, tên gọi đình cũng ra đời thay thế cho tên gọi miếu bấy lâu. Vào năm 1852, vua Tự Đức ban sắc phong cho vị thành hoàng thờ tự nơi đây là thần "Bảo An Chánh Trực Hựu Thiện Đôn Ngưng" để ghi nhớ công lao giúp nước, cứu dân của vị thần này. Cũng từ đó, đình được gọi là đình thần Dĩ An.
Ngôi đình được bao phủ bởi những cây cổ thụ quý hiếm
Theo Ban Quản lý Di tích và Danh thắng tỉnh, ngoài là nơi sinh hoạt văn hóa của người dân trong làng, trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đình còn là nơi hoạt động cách mạng của bộ đội Đào Sơn Tây. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đình còn là nơi dừng chân và trú quân của lực lượng vũ trang tỉnh Thủ Dầu Một. Trong khuôn viên đình hiện vẫn còn lưu dấu một số hầm hoạt động bí mật của lực lượng vũ trang và bộ đội Đào Sơn Tây.
Hàng năm, vào ngày 16/6 âm lịch, tại đình diễn ra lễ cúng tiên sư, tổ nghiệp cầu huệ, cầu lợi. Ngày 15 và 16/11 âm lịch, tổ chức lễ cầu an, cầu cho quốc thái dân an. Ngoài ra, đình Dĩ An còn là nơi dung hợp nhiều tín ngưỡng: Thờ Thành Hoàng, Nữ Thần (Ngũ hành nương nương, Diêu Trì Địa Mẫu, Kim Hoa nương nương..); đền thờ Vua Hùng, đền thờ các anh hùng liệt sĩ và các bà mẹ Việt Nam Anh Hùng...thể hiện truyền thống tốt đẹp bao đời của người Việt Nam "uống nước nhớ nguồn". Bên cạnh đó, với hệ thống cây xanh cổ thụ, phủ bóng mát quanh năm làm cho cảnh đình tĩnh lặng, thoáng mát.
Đình Dĩ An là một ngôi đình cổ, nơi bảo lưu những giá trị lịch sử - văn hóa, nổi bậc về kiến trúc nghệ thuật và danh thắng của vùng đất Dĩ An nói riêng và Bình Dương nói chung. Đình được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh theo Quyết định số 814/QĐ-UBND ngày 18/3/2011. Ngày 28/3/2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 1185/QĐ-BVHTTDL xếp hạng đình Dĩ An là di tích cấp quốc gia.
Bước vào cổng đình là dãy bia ghi khu di tích được công nhận di sản văn hóa
Bia di tích lịch sử văn hóa đình Dĩ An
Đình Dĩ An là di sản cấp quốc gia
Đình là nơi hoạt động cách mạng, được ghi danh các Anh hùng liệt sĩ trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ
Hoa văn được thiết kế tinh xảo
Ngôi nhà nơi hoạt động cách mạng
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đình còn là nơi dừng chân và trú quân của lực lượng vũ trang tỉnh Thủ Dầu Một cũ.
Trong khuôn viên đình hiện vẫn còn lưu dấu một số hầm hoạt động bí mật của lực lượng vũ trang và bộ đội Đào Sơn Tây
HƯƠNG CHI
Theo tienphong.vn
Khám phá vẻ đẹp về đêm của ngôi chùa lớn nhất Việt Nam Là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước, Chùa Bái Đính về đêm với không khí tĩnh lặng, ánh sáng lung linh khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng. Chùa Bái Đính lung linh về đêm 500 tượng các vị la hán tại chùa Bái Đính Cổng Tam quan được làm toàn bộ...