Hình ảnh giành sự sống gây ám ảnh của bệnh nhân Covid-19
Hình ảnh bệnh nhân Covid-19 giành giật sự sống trong bệnh viện ở Sydney cho thấy không ai có thể được miễn trừ.
Một bệnh nhân Covid-19 được điều trị trong bệnh viện St Vincents ở Sydney. Bệnh nhân này chỉ có thể thở nông, tức tình trạng hơi thở ngắn, nhanh, gấp gáp, đôi khi khó thở, có cảm giác như bị đè chặt vùng ngực, gây hô hấp khó khăn.
Đây là lần đầu tiên máy ảnh được phép hoạt động bên trong khu điều trị. Lệnh phong tỏa nghiêm ngặt đồng nghĩa người ngoài không được phép vào các bệnh viện.
Một mình trong phòng chăm sóc tích cực, không người thân, bạn bè bên cạnh, những bệnh nhân nằm đó đang đấu tranh để giành giật sự sống cho chính mình.
Trong ảnh là bệnh nhân 53 tuổi chỉ có thể thở thông qua sự hỗ trợ của máy móc.
Video đang HOT
Đợt bùng phát mới nhất, bắt đầu cách đây 4 tuần, đã dẫn đến 864 ca nhiễm mới, trong đó có gần 300 ca được ghi nhận trong ba ngày qua.
Trong ảnh, một nhân viên y tế mang đầy đủ thiết bị bảo hộ, gồm khẩu trang, kính chắn giọt bắn, găng tay, áo choàng và lưới che tóc, đang điều chỉnh ống thở cho bệnh nhân. Đôi mắt anh vẫn nhắm nghiền, mỗi lần hít vào là một lần đấu tranh.
Có 70 bệnh nhân Covid-19 tại các bệnh viện ở Sydney, trong đó 20 người đang được điều trị trong phòng chăm sóc tích cực. Họ ở nhiều độ tuổi khác nhau, có cả người trung niên và thiếu niên.
Lãnh đạo y tế bang New South Wales, nơi có thành phố Sydney, cho biết điều đó chứng tỏ người trẻ tuổi không miễn dịch với Covid-19. “Tôi nghĩ bài học quan trọng ở đây là Covid-19 có thể tác động đến tất cả nhóm tuổi”, bà cho hay.
Bệnh nhân Covid-19 được điều trị trong phòng chăm sóc tích cực ở Sydney, Australia. Video: ABC .
Hai nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân Covid-19 trong phòng chăm sóc tích cực.
Đợt bùng phát mới nhất cũng đã gây ra hai ca tử vong, gồm cụ ông ngoài 70 tuổi và cụ bà hơn 90 tuổi. Họ là những ca tử vong đầu tiên do Covid-19 tại New South Wales kể từ tháng 12 năm ngoái.
Nhân viên y tế lập kế hoạch điều trị cho bệnh nhân Covid-19 trong phòng chăm sóc tích cực.
Michael Bonning, Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Australia (AMA) tại New South Wales, cho biết Covid-19 không chỉ là căn bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến người già.
“Mọi người nên suy nghĩ về bản thân và cộng đồng. Ngay cả những người trẻ khỏe mạnh cuối cùng cũng phải nhập viện trong những trường hợp này”, Bonning nói. “Tất cả chỉ là trò chơi con số, càng nhiều ca nhiễm thì càng có khả năng nhiều người phải nhập viện”.
Lối vào bệnh viện St Vincent, nơi đang điều trị cho các bệnh nhân Covid-19.
Tuy nhiên, cũng có những dấu hiệu cho thấy Sydney có thể lật ngược tình thế. Ca nhiễm mới hai ngày qua đã có dấu hiệu giảm nhẹ. Dữ liệu đi lại ở các vùng ngoại ô phía tây nam cho thấy người dân chủ yếu ở nhà.
Tây Ban Nha siết chặt quy định đeo khẩu trang
Tây Ban Nha ngày 30/3 đã quyết định siết chặt quy định đeo khẩu trang, theo đó, người dân bắt buộc phải đeo khẩu trang khi đi ra ngoài và ở tất cả các địa điểm công cộng.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Burgos, Tây Ban Nha, ngày 21/10/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Quy định mới có hiệu lực từ ngày 31/3 sau khi được đăng tải trên báo chính thức của chính phủ. Trường hợp ngoại lệ sẽ tiếp tục được áp dụng đối với những người có vấn đề về sức khỏe như bệnh về đường hô hấp hay những người tập thể dục ngoài trời.
Phát biểu với báo giới, người phát ngôn Chính phủ Tây Ban Nha Maria Jesus Montero nêu rõ: "Quan trọng là người dân phải biết rằng chưa đến lúc nới lỏng, và chúng ta không được mất cảnh giác".
Tây Ban Nha đã quy định người dân bắt buộc phải đeo khẩu trang từ tháng 5/2020, nhưng chỉ áp dụng ở những nơi không thể duy trì giãn cách ít nhất 2 mét.
Tây Ban Nha nằm trong số những quốc gia chịu tác động mạnh của dịch bệnh, với gần 3,3 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có trên 75.000 ca tử vong. Chính phủ Tây Ban Nha cam kết đến cuối mùa Hè này tiêm chủng cho 70% dân số. Đến nay, khoảng 2,6 triệu người trong tổng số 47 dân ở nước này đã được tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19, chủ yếu là người cao tuổi và nhân viên trong các viện dưỡng lão vốn nằm trong nhóm được ưu tiên được tiêm chủng.
Cùng ngày, Thủ tướng Ireland Micheal Martin cho biết tháng 4 tới nước này sẽ bắt đầu dỡ bỏ lệnh phong tỏa áp dụng từ tháng 12/2020, tuy nhiên nhiều biện pháp hạn chế sẽ vẫn có hiệu lực cho đến tháng 5.
Theo đó, bắt đầu từ ngày 12/4, người dân Ireland sẽ được phép tự do đi lại trên toàn quốc; tối đa 2 hộ gia đình được phép gặp gỡ ngoài trời; một số công trình xây dựng bị tạm đình chỉ trước đây sẽ được nối lại thi công. Các trường học sẽ mở cửa hoàn toàn vào ngày 12/4, mặc dù tháng 3 này học sinh đã bắt đầu đi học trở lại theo giai đoạn. Vào cuối tháng 4, một số hoạt động thể thao sẽ được phép nối lại trong khi các điểm du lịch ngoài trời sẽ mở cửa trở lại.
Sau đó, Chính phủ Ireland sẽ xem xét việc mở cửa theo giai đoạn vào tháng 5 đối với các cửa hàng bán đồ không thiết yếu, dịch vụ cá nhân như làm tóc...., cũng như bảo tàng, thư viện và phòng trưng bày.
Theo số liệu thống kê chính thức của Ireland, quốc gia 5 triệu dân này đến nay đã ghi nhận 4.681 ca tử vong do COVID-19. Nước này mặc dù đã ứng phó khá tốt trong 2 làn sóng dịch trước, song chịu tác động mạnh trong làn sóng dịch thứ 3 với số ca tử vong từ đầu năm 2021 đến nay chiếm hơn một nửa tổng số ca tử vong kể từ khi dịch bắt đầu bùng phát.
Khẩu trang có khả năng diệt nCoV Khẩu trang Wakamono của Việt Nam bốn lớp bảo vệ, góp phần diệt 99% một số virus, trong đó có nCoV, theo kết quả trong phòng kiểm nghiệm Đức, Mỹ, Ấn Độ. Ông Lại Nam Hải - Chủ tịch hội đồng quản trị, người phát minh khẩu trang Wakamono cho biết, với cấu tạo bên ngoài không khác các loại khẩu trang y...