Hình ảnh đầu tiên về hệ thống phòng không ‘lai’ vũ khí Mỹ và Liên Xô
Bộ Chỉ huy Không quân miền Đông Ukraine ngày 27/5 đã công bố những bức ảnh đầu tiên về hệ thống phòng không “ FrankenSAM” – một hệ thống kết hợp giữa vũ khí của Liên Xô và Mỹ.
Hệ thống phòng thủ FrankenSAM được Ukraine thử nghiệm. Ảnh: Facebook Bộ Chỉ huy Không quân miền Đông Ukraine
Theo tờ Business Insider, hệ thống phòng không kết hợp này trước đó đã được công bố vào tháng 10/2023, nhưng đây là lần đầu tiên Ukraine chính thức tiết lộ những hình ảnh của hệ thống.
Được biết Ukraine và Mỹ đang thực hiện các dự án “FrankenSAM” để tận dụng kho vũ khí cũ của Kiev. Hệ thống FrankenSAM kết hợp các bệ phóng của Liên Xô với tên lửa của Mỹ.
Theo những hình ảnh đăng tải trên trang Facebook chính thức của Bộ Chỉ huy Không quân miền Đông Ukraine, hệ thống phòng thủ có bệ phóng Buk-M1 tự hành. Phần linh kiện phía trên thì vẫn đang được che chắn.
Các hãng tin quốc phòng Ukraine xác nhận hệ thống FrankenSAM được trang bị tên lửa RIM-7 của Mỹ. Trong khi đó, bệ phóng Buk được cho là duy trì hình dạng bên ngoài, với bệ phóng ban đầu và vòm radar còn nguyên vẹn.
Kèm theo hai bức ảnh mà Bộ Chỉ huy Không quân miền Đông đăng tải, một sĩ quan tham gia vận hành hệ thống tiết lộ FrankenSAM đã hạ gục một máy bay không người lái Lancet và một máy bay không người lái Orlan-10. Dự kiến hệ thống phòng thủ này có thể được triển khai để tiêu diệt các mục tiêu nhỏ hơn.
Video đang HOT
Trong nhiều tháng qua, Ukraine đã hợp tác với các kỹ sư Mỹ thử nghiệm việc sử dụng hệ thống Buk có từ thời Liên Xô để phóng tên lửa RIM-7 Sea Sparrow cũ do Washington cung cấp trong bối cảnh Kiev khó có thể mua được đạn dược cho các bệ phóng Buk vì Nga sản xuất chúng.
Chính với lý do trên, FrankenSAM – một hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không kết hợp đã ra đời.
Bên cạnh FrankenSAM, báo New York Times trước đó cũng đưa tin Ukraine và Mỹ đang cố gắng kết hợp tên lửa không đối không AIM-9M Sidewinder với hệ thống radar của Liên Xô và tên lửa Patriot với hệ thống radar do Ukraine sản xuất.
Đây là những sự kết hợp mang tính thử nghiệm của các hệ thống được xây dựng riêng biệt giữa các bên đối lập trong Chiến tranh Lạnh song mang lại hiệu quả. FrankenSAM được báo cáo là đã tiêu diệt mục tiêu đầu tiên vào tháng 1, khi Ukraine cho biết hệ thống đã phá huỷ một máy bay không người lái Shahed ở khoảng cách 8,8 km.
Theo Không quân Ukraine, tên lửa RIM-7, được phát triển vào những năm 1960, có tầm bắn ngắn hơn các loại đạn truyền thống do Liên Xô sản xuất mà Buk được thiết kế để bắn.
Tầm bắn của RIM-7 là khoảng 20 km ở khoảng cách bằng phẳng và khoảng 15 km khi ở trên cao, trong khi 9M38 của Liên Xô có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách lên tới gần 30 km.
Những bức ảnh chính thức của FrankenSAM được đăng tải khoảng ba tuần sau khi lực lượng Nga tuyên bố đã phá hủy một chiếc Buk M-1 của Ukraine bằng máy bay không người lái ở Kharkov. Một đoạn video được công bố trực tuyến cho thấy hệ thống Buk được trang bị tên lửa đã được điều chỉnh.
Bức tranh trái ngược của các nước châu Âu sau 20 năm gia nhập EU
20 năm gia nhập EU của 10 nước châu Âu cho thấy những bức tranh trái ngược. Quá trình hội nhập này khiến dân số của các nước vùng Baltic suy giảm mạnh.
Tòa nhà Ủy ban châu Âu (EC) tại Brussels, Bỉ ngày 15/11/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Theo truyền thông Latvia, trong quý đầu tiên của năm 2024, số người chết ở Latvia cao gấp đôi số người sinh ra. Số lượng các cuộc kết hôn giảm 28,9%. Những con số này không có gì đáng ngạc nhiên khi xét tới những vấn đề kinh tế của Latvia: Số lượng việc làm đang giảm, giá thực phẩm, nhà ở và dịch vụ đang leo thang. Vsevolod Shimov, cố vấn của Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu vùng Baltic của Nga, đã phân tích tình hình các nước Baltic liên quan đến vấn đề này sau 20 năm gia nhập EU.
Kết quả khác nhau của quá trình hội nhập châu Âu
Tháng 5 năm nay đánh dấu 20 năm kể từ sự mở rộng lớn nhất của EU sang phía Đông. Năm 2004, EU đã chính thức kết nạp thêm 10 thành viên mới là CH Síp, CH Séc, Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Malta, Ba Lan, Slovakia, Slovenia. Trong số 10 quốc gia này, những nước vùng Baltic đã trở thành thành viên EU với sự hưng phấn và kỳ vọng lạc quan của đông đảo người dân. Hai thập kỷ sau, rõ ràng là thực tế khác xa với những hy vọng "màu hồng" đó.
Có lẽ sự hội nhập châu Âu thành công nhất là với Slovenia và CH Séc. Hai quốc gia nhỏ nhưng công nghiệp hóa này, với nền kinh tế có lịch sử gắn bó chặt chẽ với Áo và Đức, đã trải qua một giai đoạn chuyển tiếp khá suôn sẻ sau sự sụp đổ của Liên Xô. Họ hội nhập nhanh vào nền kinh tế châu Âu nhưng vẫn duy trì được thế mạnh riêng.
Ba Lan cũng hội nhập tốt so với bối cảnh chung dựa vào nguồn lao động dồi dào và giá nhân công rẻ theo tiêu chuẩn EU. Do đó, nước này thu hút được một số lượng lớn các cơ sở sản xuất ở châu Âu. Ba Lan đã trở thành một xưởng lắp ráp của EU. Một điều rõ ràng là "phép màu Ba Lan" là nhờ những khoản trợ cấp hào phóng của EU.
Dân số vùng Baltic giảm mạnh
Trong bối cảnh đó, thành quả của các quốc gia vùng Baltic có vẻ không mấy ấn tượng. Tuy nhiên, chính quyền ở các nước này đang tự tin đưa ra một bức tranh tốt về mọi việc.
Vấn đề trong quá trình hội nhập châu Âu đối với các nước vùng Baltic là họ có sự chuẩn bị hạn chế hơn nhiều cho quá trình này so với các nước khác. Trong lịch sử, các quốc gia vùng Baltic ít kết nối với châu Âu hơn Ba Lan. Toàn bộ cơ sở hạ tầng của các quốc gia này được xây dựng từ thời Đế chế Nga và Liên Xô, tập trung chủ yếu vào kết nối với phương Đông.
Trong khi đó, họ không có một ngành công nghiệp cạnh tranh phát triển nào có thể được các nhà đầu tư châu Âu quan tâm, như ở CH Séc hay Slovenia, và cũng không có một lượng lớn lao động giá rẻ có thể được sử dụng cho một cuộc công nghiệp hóa mới, như ở Ba Lan. Đồng thời, các nước vùng Baltic đã ngưng sản xuất và hạn chế hợp tác trong khuôn khổ Liên Xô cũ, từ những năm 1990, vì cho rằng điều này kéo họ trở lại "quá khứ thời Xô Viết".
Suy giảm kinh tế mạnh đã dẫn đến tình trạng di cư lao động, tình trạng này càng gia tăng sau khi gia nhập EU. Kết quả là, năm 1991, dân số Litva là 3,7 triệu người, năm 2004 (năm gia nhập EU) - 3,4 triệu, thì đến năm 2023 chỉ còn 2,8 triệu (giảm 25%). Cùng giai đoạn, Latvia là 2,7 - 2,3 và 1,8 triệu (giảm 33%); Estonia: 1,7 - 1,37 và 1,36 triệu (giảm 20%).
Ở Estonia và Latvia, nơi có đông đảo người Nga thiểu số sinh sống, tỷ lệ này giảm nhanh hơn đáng kể. Nhưng cả chính quyền ở các nước Baltic và nhiều nhà quan sát bên ngoài đều không coi những gì đang xảy ra là một thảm họa. Hơn nữa, có những người ủng hộ "mô hình Baltic" này.
Điều đó là do quy mô và dân số nhỏ hóa ra lại là một lợi thế cho các nước vùng Baltic. Sau khi loại bỏ ngành công nghiệp của Liên Xô và dân số "dư thừa", các nước vùng Baltic được tiếp cận với các khoản trợ cấp của EU và nguồn vốn tương đối nhỏ đó cũng đủ để duy trì vẻ ngoài của một "trật tự châu Âu" ở vùng Baltic.
Đánh giá về sự gia tăng mạnh chi tiêu quốc phòng ở châu Âu Chi tiêu quốc phòng đã tăng mạnh ở châu Âu sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra. Các nước châu Âu đã tăng cường mua sắm vũ khí, trang thiết bị quân sự kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra. Ảnh: AFP/TTXVN Theo số liệu mới nhất do Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố,...