Hình ảnh dân dã của lãnh đạo Trung Quốc trên đất Mỹ
Mũ cao bồi hay áo bóng rổ là những vật dụng đời thường góp phần giúp các lãnh đạo Trung Quốc để lại ấn tượng khi tới thăm Mỹ.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang có chuyến thăm Mỹ kéo dài 4 ngày. Bên cạnh việc bàn luận những vấn đề quan trọng, ông Tập được dự đoán sẽ tham gia nhiều hoạt động nhằm thể hiện một phong thái làm việc nghiêm túc nhưng cũng rất gần gũi và thoải mái, từ đó chiếm thiện cảm của dân chúng Mỹ, như cách mà những người đi trước ông từng làm. Trong mỗi lần viếng thăm Mỹ, các lãnh đạo Trung Quốc đa phần đều để lại dấu ấn mạnh mẽ nhờ những vật dụng vô cùng đời thường, theo Wall Street Journal.
Mũ cao bồi
Ông Đặng Tiểu Bình đội mũ cao bồi, biểu tượng của nước Mỹ, khi tới xem một buổi biểu diễn ở thành phố Simonton, bang Texas, năm 1979. Ảnh: AP
Cuối tháng 1/1979, gần một tháng sau khi Bắc Kinh và Washington chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, ông Đặng Tiểu Bình, khi đó còn là phó chủ tịch Trung Quốc, thực hiện chuyến công du đầu tiên tới Mỹ.
Ông gặp gỡ Tổng thống Mỹ Jimmy Carter ở Washington sau đó tới thăm thành phố Seattle và Houston. Nhưng kỷ niệm đáng nhớ nhất, ghi dấu ấn của ông trên đất Mỹ, dường như lại nằm ở thành phố Simonton, bang Texas.
Tại đây, ông tham dự một buổi biểu diễn của các cao bồi Mỹ. Giữa lúc cao trào, một nữ diễn viên cưỡi ngựa phi nước đại đến bên và tặng ông một chiếc mũ cao bồi. Giây phút ông đội chiếc mũ biểu tượng của người Mỹ lên đầu tới nay vẫn thường xuyên được nhắc đến như hình ảnh tượng trưng cho việc hai quốc gia đã khép lại quá khứ và đang tái khởi động quá trình xây dựng niềm tin.
Mũ ba góc
Video đang HOT
Ông Giang Trạch Dân năm 1997 đội chiếc mũ ba góc đặc trưng của người Mỹ ở thế kỷ 18 khi tới thăm Williamsburg, bang Virginia. Ảnh: AP
Nếu mũ cao bồi là phụ kiện thời trang gây ấn tượng của ông Đặng Tiểu Bình thì đối với cựu chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân, đồ vật giúp người dân Mỹ nhớ tới ông nhiều hơn cả lại là một chiếc mũ ba góc.
Trong chuyến thăm Mỹ vào năm 1997, khi tới tham quan một địa điểm ở thành phố Williamsburg, bang Virginia, ông được Chủ tịch Quỹ Colonial Williamsburg trao tặng chiếc mũ là biểu tượng của nước Mỹ thế kỷ 18. Không chần chừ, ông lập tức đội nó lên đầu, nở nụ cười tươi, vẫy tay với đám đông đang chào đón mình.
Giới phân tích khi đó nhận định hành động này của ông như một cách để lấy lòng công chúng Mỹ, đồng thời tạo ra một không khí hòa nhã, vui tươi trước khi bước vào các cuộc thảo luận căng thẳng xung quanh những vấn đề đang cản trở sự phát triển của mối quan hệ hai nước.
Mũ bóng chày
Cựu chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào năm 2006 ôm một nhân viên tại nhà máy của Boeing sau khi người này tặng ông chiếc mũ bóng chày. Ảnh: Seattle Times
Ngược lại với ông Giang, cựu chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào được biết đến là người ít khi có những hành động bất ngờ, không chuẩn bị trước. Vì thế, cử chỉ của ông lúc tới thăm nhà máy của Tập đoàn Boeing nhân chuyến công du Mỹ vào năm 2006 thực sự gây bất ngờ. Ông không ngần ngại đội lên đầu chiếc mũ bóng chày có in logo của Boeing và dang tay ôm lấy người tặng mình món quà lưu niệm.
Đây là khoảnh khắc gây ấn tượng mạnh, cho thấy một nét tính cách khác, rất nồng ấm, của một lãnh đạo Trung Quốc.
Áo bóng rổ
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình năm 2012 tới xem một trận đấu bóng rổ ở Los Angeles và được tặng chiếc áo đấu có ghi tên ông. Ảnh: Xinhua
Năm 2012, ông Tập Cận Bình, lúc này còn là phó chủ tịch Trung Quốc, có chuyến công tác 5 ngày đến Mỹ. Trong ngày cuối cùng kết thúc lịch trình làm việc của mình, ông tới xem một trận đấu bóng rổ của đội Los Angeles Lakers tại Trung tâm Staples, khu phức hợp thể thao khổng lồ ở Los Angeles. Ông Tập là lãnh đạo Trung Quốc đầu tiên ngồi trên hàng ghế khán giả để chứng kiến một cuộc đối đầu trong khuôn khổ giải bóng rổ nhà nghề Mỹ.
Thị trưởng thành phố Los Angeles Antonio Villaraigosa khi đó tặng ông Tập một chiếc áo thi đấu của đội Lakers mang số một và có in tên lãnh đạo Trung Quốc ở phía sau. Ông Tập tỏ ra rất vui mừng khi nhận được món quà đặc biệt.
Chuyên gia cho rằng sự xuất hiện của ông tại trận bóng là một phần của nỗ lực nhằm tạo dựng hình ảnh tự tin và thân thiện hơn trong mắt cả người dân Mỹ và Trung Quốc.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Lãnh đạo Trung Quốc công bố triết lý lãnh đạo "4 toàn diện"
Truyền thông Nhà nước Trung Quốc ngày 25/2 đã đồng loạt đăng tải khẩu hiệu "4 toàn diện" vừa được Chủ tịch nước này, ông Tập Cận Bình đề ra với trọng tâm cải cách, củng cố pháp quyền và tăng cường giám sát trong đảng Cộng sản Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: EPA)
Theo tờ Tạp chí phố Wall, trước ông Tập, các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường có hai xu hướng đưa ra những lý thuyết về phát triển của mình, đó là dạng liệt kê hoặc đưa ra những tuyên bố thông thường.
Cố thủ tướng Chu Ân Lai và cựu chủ tịch Giang Trạch Dân là những người thuộc nhóm đầu tiên, khi lần lượt đưa ra các khẩu hiệu "4 hiện đại hóa" và "3 đại diện". Trong khi đó các ông Đặng Tiểu Bình với khẩu hiệu "Cải cách và mở cửa" và Hồ Cẩm Đào với "Quan niệm phát triển khoa học" thuộc nhóm thứ hai.
Kể từ khi lên nắm quyền Tổng bí thư tháng 11/2012, dư luận vẫn chờ xem ông Tập Cận Bình sẽ lựa chọn khẩu hiệu thuộc nhóm nào trong hai nhóm trên.
Và câu trả lời đã có trong ngày 25/2, khi truyền thông Nhà trước Trung Quốc đồng loạt đăng tải cái ông Tập gọi là "4 toàn diện", với một loạt nguyên tắc nhấn mạnh sự cần thiết phải "xây dựng một cách toàn diện một xã hội tương đối thịnh vượng, cải cách sâu sắc toàn diện, quản lý toàn diện đất nước theo pháp luật và lãnh đạo Đảng nghiêm khắc toàn diện".
Ngoại trừ ý tưởng về một xã hội tương đối thịnh vượng - một tư tưởng của Khổng Tử được hồi sinh và phổ biến dưới thời ông Hồ Cẩm Đào - các cụm từ khác đều gắn chặt với ông Tập, người đã trấn áp mạnh mẽ nạn tham nhũng trong hàng ngũ quan chức Đảng Cộng Sản Trung Quốc, đồng thời thúc đẩy cải cách luật pháp và cảnh báo về sự cấp thiết của việc phải cải cách triệt để nói chung.
Đây không phải lần đầu tiên "4 toàn diện" được báo giới Trung Quốc đề cập. Theo Nhân dân nhật báo, ông Tập từng đưa ra ý tưởng này trong một chuyến công tác tại tỉnh Giang Tô hồi giữa tháng 12 vừa qua, và cụm từ này xuất hiện rải rác trên một số trang tin tiếng Trung hồi đầu tháng. Dù vậy đến nay lý thuyết này mới được tuyên truyền rộng rãi, cho thấy có vẻ nó đã được chấp nhận rộng rãi trong giới lãnh đạo Trung Quốc.
Thanh Tùng
Theo Dantri
Quách Bá Hùng lấy lòng Giang Trạch Dân như thế nào? Cựu Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc Quách Bá Hùng leo lên đỉnh cao quyền lực bằng cách khôn khéo lấy lòng Chủ tịch Giang Trạch Dân. Cựu Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc Quách Bá Hùng leo lên đỉnh cao quyền lực bằng cách khôn khéo lấy lòng Chủ tịch Giang Trạch Dân. South China Morning...