Hình ảnh đại bản doanh Samsung tại Hàn Quốc
Trụ sở chính của Samsung tại Hàn Quốc được thành lập từ năm 1969, có diện tích rộng tới 1.720.000 mét vuông, được ví như một thành phố thu nhỏ với khoảng 40.000 nhân viên và nhiều tòa nhà cao tầng khác nhau.
Samsung được nhiều người biết đến như là một trong những hãng điện tử hàng đầu thế giới, là thương hiệu TV số một toàn cầu hay nhà sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới. Còn ở quê hương của mình, tập đoàn này là một biểu tượng trong thời kỳ kinh tế phát triển cực thịnh của Hàn Quốc sau nội chiến, gắn liền với câu chuyện “kỳ tích sông Hàn”. Nếu đến thăm đất nước Kim Chi, cái tên Samsung hiện diện ở rất nhiều sản phẩm khác nhau, từ bánh, kẹo, mỹ phẩm cho tới đặc sản quý hiếm như sâm, linh chi hay thậm chí cả ôtô, chứ không chỉ ở các sản phẩm điện tử thông thường như điện thoại, TV…
Điều này có thể lý giải khi nhìn vào quá khứ, Samsung khởi đầu chỉ là một công ty thương mại được Lee Byung-chull, cha của Lee Kun-hee, Chủ tịch đương nhiệm của tập đoàn, thành lập vào năm 1938, với mặt hàng kinh doanh ban đầu là cá khô và thực phẩm. Những năm sau đó, Samsung thành công khi mở rộng sang lĩnh vực bán lẻ, bảo hiểm, chứng khoán và dệt may. Tới tận cuối những năm 1960, hãng mới gia nhập ngành sản xuất điện tử, tới cuối thập niên 70 của thế kỷ trước, hãng lấn sang ngành công nghiệp đóng tàu.
Và chỉ tới đầu những năm 1990, sau khi nhà sáng lập Lee Byung-chull qua đời và Samsung được giao lại về tay người con thứ Lee Kun-hee, thương hiệu của Hàn Quốc mới mở rộng ra thị trường quốc tế, đẩy mạnh lĩnh vực sản xuất hàng điện tử và linh kiện bán dẫn trở thành nguồn thu chính của hãng.
Là một trong những tập đoàn kinh doanh đa ngành và thuộc hàng khổng lồ của Hàn Quốc, Samsung sở hữu một đại bản doanh hoành tráng được ví như một thành phố thu nhỏ.
Trụ sở chính của tập đoàn Samsung tại Hàn Quốc nằm trong khu tổ hợp thành phố kỹ thuật số (Digital City), ở thành phố Busan, cách 45 km về phía Nam thủ đô Seoul. Ảnh: Wiki.
Được xây dựng từ năm 1969, Samsung Digital City được ví là một thành phố thu nhỏ với nhiều tòa nhà khác nhau, bao gồm một trung tâm nghiên cứu 25 tầng là nơi các kỹ sư của Samsung phát triển các sản phẩm điện tử mới như điện thoại di động, máy tính bảng hay TV nổi tiếng thời gian qua.
Video đang HOT
Toàn bộ đại bản doanh của Samsung có diện tích rộng tới 1.720.000 mét vuông, trong đó có 1.350.000 mét vuông là văn phòng, nơi làm việc của khoảng 40.000 nhân viên.
Một hành lang trong tòa nhà làm việc cho thấy thiết kế đơn giản, rộng và thoáng đãng. Trên tường là dòng chữ về giá trị của công ty, giúp cho khách thăm quan hay nhân viên thấu hiểu Samsung.
Khu nghỉ dành cho những vị khách tới thăm quan trụ sở…
… với máy pha cà phê tự động, laptop kết nối mạng và có thể nhìn ra toàn cảnh khu tổ hợp Digital City.
Bảo tàng lịch sử của tập đoàn Samsung được đặt ngay trong đại bản doanh Digital City…
… đây là nơi cho thấy quá trình phát triển, lớn mạnh của Samsung trong gần 80 năm qua, từ thời kỳ khởi đầu với việc kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, bảo hiểm, cho tới quá trình chuyển giao giữa hai thế hệ Lee Byung-chull và Lee Kun-hee… và trở thành thương hiệu quốc tế hàng đầu về lĩnh vực điện tử. Ở chính giữa là sa bàn mô phỏng lại Digital City trong những năm đầu thành lập 1970.
TV, một trong những sản phẩm chủ đạo đưa tên tuổi của Samsung nổi tiếng ra thị trường quốc tế đầu những năm 1990, được Samsung ưu ái đặt dọc hành lang trong khu trưng bày lịch sử của mình.
Hàng chục nguyên mẫu TV cổ của Samsung, gắn với từng thời kỳ lịch sử riêng được trưng bày, tất cả đều hoạt động được. Tháng 6/1976, Samsung là hãng chế tạo và sản xuất TV màu đầu tiên ở Hàn Quốc.
Theo VNE
Mỗi giây Samsung bán được 3 chiếc TV
Chủ tịch BK Yoon của Tập đoàn Samsung tự hào tuyên bố vào tháng 2 vừa qua: "Mỗi giây trôi qua, Samsung bán được 3 chiếc TV trên toàn thế giới".
Đây là con số ấn tượng thể hiện thành công của thương hiệu TV bán chạy hàng đầu thế giới suốt 6 năm qua (theo DisplaySearch). Trong buổi họp báo của Samsung tại Monte Carlo - Pháp, Chủ tịch BK Yoon cho biết Samsung đạt doanh số 182 tỷ USD riêng trong ngành hàng TV đồng thời dẫn đầu thị phần các thiết bị giải trí phòng khách trong năm 2012. Nhiều nguyên nhân để lý giải cho thành công của "đế chế" Samsung, trong đó phải kể đến yếu tố đổi mới và sáng tạo không ngừng.
TV LED F5000 & F4000 - bước đột phá mới của Samsung dành cho phân khúc phổ thông.
Trong đó, chiếc TV Bordeaux năm 2006 đã đánh dấu kỷ nguyên TV siêu mỏng cùng chuẩn HD 1080p cao nhất lúc bấy giờ. Ba năm sau, một lần nữa Samsung ghi dấu ấn bằng việc giới thiệu thế hệ TV LED đầu tiên. Mới đây, Samsung vừa tạo nên bước đột phá mới cho thị trường TV với các mẫu OLED TV và UHD TV với độ phân giải 4K gấp 4 lần chuẩn Full HD hiện nay cùng thiết kế Timeless Gallery ấn tượng. Tại CES 2013, ông BK Yoon, chủ tịch tập đoàn Samsung từng phát biểu: "Mục tiêu của chúng tôi là giúp mọi người khám phá ra thế giới của những tiềm năng và hiện thực hóa chúng. Không chỉ mang lại điều mà khách hàng mong đợi, đó còn là hiện thực hóa cả những điều người dùng chưa bao giờ nghĩ là có thể".
Tính năng Clean View giúp lọc nhiễu hình ảnh tạo nên chất lượng hình ảnh vượt trội cho TV LED F4000 và F5000.
Tuy vậy, Samsung chưa bao giờ quá say sưa với các dòng TV cao cấp mà "bỏ rơi" phân khúc phổ thông rộng lớn. Đây mới chính là điểm mấu chốt tạo nên thành công vững bền cho thương hiệu này suốt nhiều năm qua. Điển hình nhất là sự thành công của dòng Samsung EH Series năm 2012. Với giá thành hấp dẫn, thiết kế mỏng cùng chất lượng hình ảnh tốt, dòng EH Series đã tạo cơ hội cho người tiêu dùng phổ thông thỏa mãn giấc mơ LED.
Samsung vừa tiếp tục tung ra thị trường hai dòng TV LED phổ thông mới là F4000 và F5000 với nhiều cải tiến nhưng giá thành vẫn giữ ở mức rất hấp dẫn. Tuy là dòng phổ thông nhưng cả F4000 và F5000 đều sở hữu độ phân giải đạt chuẩn Full HD và được hỗ trợ lọc nhiễu bằng tính năng Clean View. Điều này giúp việc xem truyền hình trên TV LED F4000 và F5000 sắc nét và sống động hơn, bởi Clean View là công nghệ lọc nhiễu độc quyền mới của Samsung giúp tối ưu hóa hình ảnh đầu vào bất kể nguồn tín hiệu nào như analog, digital hay tác động từ môi trường xung quanh. Bước cải tiến mới về chất lượng hình ảnh trên đã tạo ưu thế riêng cho F4000 và F5000 trong phân khúc phổ thông, trở thành sản phẩm "đáng mua nhất" theo đánh giá từ các chuyên gia công nghệ.
Thiết kế của dòng TV LED mới chỉ mỏng còn 49,4mm.
Một ưu điểm khác là Samsung TV LED F4000 và F5000 có thiết kế mỏng hơn phân nửa (độ dày chỉ với 49,4mm). Sự đa dạng về kích cỡ (bao gồm F4000 32 inch, F5000 32 inch, 40 inch và 46 inch) giúp người dùng dễ dàng chọn được chiếc TV phù hợp cho không gian gia đình. Tính năng ConnectShare Movie (chia sẻ nội dung qua thiết bị điện tử có hỗ trợ đầu cắm USB) cùng chế độ xem thể thao sống động Sports Mode cũng được xem là lợi thế riêng của dòng TV LED phổ thông này. Giờ đây, các tín đồ phim ảnh, âm nhạc và thể thao đều dễ dàng thỏa mãn sở thích bằng những chế độ được thiết kế riêng trên TV.
Với nhiều ưu điểm cùng mức giá phù hợp (từ 7,99 triệu đồng), TV LED Samsung F4000 và F5000 được nhiều người yêu thích.
Theo VNE
Microsoft chơi trội với chiếc "TV khổng lồ" 120 inch Tuy Microsoft không phải là một hãng sản xuất TV, nhưng điều đó không có nghĩa là người khổng lồ phần mềm không thể sở hữu chiếc TV hiện đại nhất thế giới. Đây là thiết bị Microsoft đặt tại Trung tâm Tầm nhìn Tương lai của hãng ở Seattle nhằm trình chiếu những mô phỏng về ngôi nhà của tương lai. Với...