Hình ảnh ấn tượng của Hỏa tinh được chụp trong 15 năm
Những hình ảnh chụp bởi Vệ tinh Trinh sát Sao Hỏa (Mars Reconnaissance Orbiter – MRO) đã được NASA công bố nhân kỷ niệm 15 năm nó được phóng vào vũ trụ.
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã công bố những hình ảnh ấn tượng chụp bởi MRO để kỷ niệm 15 năm ngày con tàu bắt đầu sứ mệnh. Đây là hình ảnh năm 2014 chụp một vết lõm đường kính 30 m, được tạo ra bởi một thiên thạch lao vào Hỏa tinh. Bầu khí quyển mỏng trên Hỏa tinh không đốt cháy thiên thạch như Trái Đất. Màu sắc trong ảnh đã được xử lý để làm nổi bật vết lõm.
Theo CNET, MRO trang bị 3 camera gồm ống kính màu với hiệu ứng mắt cá, máy ảnh đen trắng chụp bề mặt và cảm biến HiRise chụp ảnh màu với độ phân giải cao phục vụ nghiên cứu khoa học. Đây là ảnh chụp một cơn lốc cát trên Hỏa tinh bởi camera HiRise. Dựa trên độ dài bóng của cơn lốc trên mặt đất, các nhà khoa học ước tính chiều cao của nó là hơn 800 m, tương đương tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa tại Dubai.
Hiện tượng lở tuyết được chụp bởi camera HiRise. Những lớp băng trên Hỏa tinh khi bốc hơi sẽ khiến vách đá cao 500 m ở cực bắc vỡ vụn, làm lộ ra nhiều lớp băng và bụi tồn đọng từ các giai đoạn hình thành khác nhau.
Video đang HOT
Hình ảnh năm 2009 chụp một cồn cát trên Hỏa tinh. Màu của ảnh đã được xử lý để làm nổi bật các tiết như đỉnh cồn cát và gợn sóng tạo ra bởi gió thổi.
Ảnh chụp một miệng hố bí ẩn trên sườn núi lửa Pavonis Mons. Lý do xuất hiện vòng tròn xung quanh miệng hố vẫn chưa được giải đáp. Một số suy đoán cho rằng đây là miệng của một hang ngầm sâu chưa được khám phá.
Một miệng hố với phần đáy trông như đá, được MRO chụp năm 2015. Màu sắc bức ảnh cũng được xử lý làm nổi bật miệng hố.
Hình ảnh miệng hố được MRO chụp năm 2007. Nhìn trong ảnh rất nhỏ nhưng theo ước tính của NASA, kích thước hố này rộng gần bằng một sân bóng đá. “Những miệng hố, hang có thể được nghiên cứu bởi các con tàu, robot và thậm chí là nhà thám hiểm”, NASA cho biết.
Miệng hố trông giống như hạt đậu được MRO chụp ở phía nam núi lửa Arsia Mons. Các miệng hố sẽ được NASA phân tích để tìm ra nguồn gốc của chúng.
Một miệng hố trông như vực thẳm được MRO chụp năm 2010. Đội ngũ xử lý camera HiRise đã tăng độ sáng bức ảnh để xem bên trong miệng hố đen kia là gì. Ảnh bên phải là miệng hố khi được tăng độ sáng ảnh.
Những hố hình thành dọc theo sườn núi lửa Elysium Mons sau các vụ động đất trên Hỏa tinh. NASA cho biết đây là manh mối quan trọng giúp họ nghiên cứu về nguồn gốc một số thung lũng.
Hình ảnh chụp cùng vị trí nhưng tại các thời điểm khác nhau. Một số người cho rằng những vệt đen tạo ra bởi nước muối cô đặc. Tuy nhiên, NASA cho biết chúng thực chất là cát xung quanh trượt xuống mà thôi.
'Bom hẹn giờ' khu vực Bắc cực
Lớp băng vĩnh cửu tan chảy chính là 'quả bom hẹn giờ', đe dọa sức khỏe mọi người và làm ô nhiễm môi trường tự nhiên.
Băng vĩnh cửu tan chảy, giải phóng các loại mầm bệnh vào khí quyển.
21.000 tấn dầu động cơ rò rỉ từ bình chứa ở Nhà máy Điện Norilsk (Nga) là sự kiện gây ô nhiễm môi trường lớn nhất trong khu vực Bắc cực. Công ty Norilsk Nikiel, chủ sở hữu bình chứa nói trên, nói rằng bình rò rỉ là do hậu quả của nóng lên toàn cầu.
Nhiệt độ ngày càng cao trên thế giới, trong đó có vùng Bắc cực, dẫn đến việc lớp băng vĩnh cửu tan chảy và nền móng các công trình xây dựng ở đó lún xuống. Các báo cáo cho thấy, giữa năm 2010 và 2017, lực nâng của lớp băng vĩnh cửu giảm khoảng 20%. Đây là một trong những hậu quả của tan chảy băng vĩnh cửu.
Lớp băng vĩnh cửu chính là lớp đất bị đóng băng, xuất hiện chủ yếu ở cực Bắc. Khoảng 1/4 diện tích ở khu vực này bị băng bao phủ trong hàng nghìn năm. Lớp băng vĩnh cửu có độ sâu từ một vài đến vài trăm mét.
Ước tính, trong lớp băng vĩnh cửu có khoảng 1,7 tỷ tấn carbon ở dạng vật chất hữu cơ bị đóng băng, bao gồm xác động vật và cây cối mục nát. Hàm lượng carbon (chủ yếu ở dạng methane và carbon dioxide) chứa trong lớp băng vĩnh cửu lớn hơn khoảng 2 lần so với trong khí quyển.
Khi lớp băng vĩnh cửu bị tan chảy, vật chất tích tụ trong đó bị nóng lên và phân hủy, giải phóng ra carbon dưới dạng các khí nóng. Điều này làm gia tăng nhiệt độ toàn cầu và do đó dẫn tới tan chảy thêm lớp băng vĩnh cửu.
Theo báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), nếu như hiện tượng nóng lên toàn cầu tiếp tục diễn biến theo nhịp độ như hiện nay, thì đến năm 2100, một phần lớn thể tích băng vĩnh cửu có thể bị tan chảy.
Hơn nữa, lớp băng vĩnh cửu tan chảy cũng là nguy cơ giải phóng các vi khuẩn, virus gây bệnh đang bị "cầm tù" trong băng. Trong quá khứ cũng đã xảy ra những trường hợp như vậy. Vào năm 2016, một bé trai ở Syberia bị chết do nhiễm vi khuẩn than có nguồn gốc từ xác chết tuần lộc. Điều đáng chú ý là những con tuần lộc này đã bị chết từ 70 năm trước và xác của chúng bị băng vĩnh cửu bao phủ.
Các nhà khoa học cảnh báo, trong lớp băng vĩnh cửu còn có thể có các mầm bệnh khác, Vào năm 2014, các nhà khoa học đã hồi sinh virus Pithovirus sibericum (không độc hại) trong lớp băng 30.000 năm tuổi ở Syberia. Trong tương lai, có thể xảy ra những sự kiện tương tự như vậy.
Sự thật về 'miếng pizza khổng lồ' sao Mộc Bức ảnh về sao Mộc hiếm hoi do Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA mới đây công bố cho thấy bề mặt giống hệt miếng pizza khi có cơn bão lớn. Miếng pizza khổng lồ trên sao Mộc thực chất là hình ảnh những cơn lốc xoáy dữ dội trên hành tinh này Nhờ kính viễn vọng không gian James Webb,...
Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

30 bức ảnh đường phố tuyệt đẹp khiến bạn thấy cuộc sống này thật phi thường

'Rồng biển' khổng lồ lộ diện từ lòng suối ở Mississippi

Nhặt được cá thể cu li cực kỳ quý hiếm ở ven đường

Những kế hoạch khó tin, đáng sợ của các tỷ phú công nghệ

Học sinh hoảng loạn khi thấy rắn hổ mang chúa bò trên sân trường

Ếch phi tiêu độc Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon

Khám phá vẻ đẹp và sinh cảnh của các loài sếu trên thế giới

Những âm thanh lạ được phát hiện từ xác tàu Titanic dưới độ sâu 3.810 m có nguồn gốc từ đâu?

San phẳng hơn 1000 ngọn núi để xây dựng kỳ quan chỉ bằng dụng cụ thô sơ

Khai thác đá trên núi, công nhân nổ mìn trúng "hang động" lạ: Kho báu 2,25 triệu vật thể "xâu thành chuỗi" màu xanh lục được đào lên

Nhờ bạn trông hộ cửa hàng xổ số, ông chủ "tái mặt" khi trở về

Hình ảnh cá voi sát thủ trắng ở biển Nhật Bản gây nhiều tranh cãi
Có thể bạn quan tâm

Thí sinh 'Tân binh toàn năng' bị Kay Trần, Tóc Tiên chấn chỉnh thái độ
Tv show
12:59:11 28/04/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 31: Mẹ lần đầu gọi điện cho Việt sau 20 năm
Phim việt
12:48:04 28/04/2025
Liên bang Nga bác bỏ đề xuất Mỹ kiểm soát Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia
Thế giới
12:15:12 28/04/2025
Công an Vĩnh Long làm rõ thủ phạm vụ nổ súng bắn người rồi tự sát
Pháp luật
12:11:41 28/04/2025
Tử vi vui 12 cung hoàng đạo tuần 28/4 4/5: Ma Kết sung túc, Xử Nữ gánh nhiều việc, Cự Giải ảnh hưởng cảm xúc
Trắc nghiệm
12:09:59 28/04/2025
Vụ cháy nhà ở Hoàng Mai làm 3 người chết: Chủ tịch TP. Hà Nội chỉ đạo khẩn
Tin nổi bật
12:06:35 28/04/2025
Vì sao xe ô tô động cơ lai hybrid làm khách hàng Việt quan tâm
Ôtô
11:58:24 28/04/2025
Vụ bê bối lạm dụng gây chấn động: Ông trùm showbiz bị 90 phụ nữ vạch trần hành vi bệnh hoạn biến khách sạn thành "sân chơi tình dục"
Sao âu mỹ
11:53:56 28/04/2025
Yamaha TMAX560 2025 trình làng, thiết kế siêu 'ngầu' tích hợp loạt công nghệ hiện đại
Xe máy
11:51:41 28/04/2025
Chàng trai Gen Z và hành trình phục dựng gần 7.000 di ảnh liệt sĩ: Vì mỗi bức ảnh là một linh hồn, một cuộc đời, một phần máu thịt của Tổ quốc
Netizen
11:30:07 28/04/2025