Hillary ngủ gật khi Obama diễn thuyết
Ngoại trưởng Mỹ Hillary ngủ gật vì Obama diễn thuyết quá chán?
Ngoại trưởng Mỹ đang bị cộng đồng mạng phương Tây “soi mói” vì bà có dấu hiệu ngủ gật khi Tổng thống Barack Obama phát biểu tại Myanmar hôm 19/11.
Trong video đang lan truyền nhanh trên mạng, bà Hillary ngồi lắng nghe Tổng thống phát biểu nhưng đầu liên tục gật gù, nhiều lúc mắt nhắm lim dim vào cuối buổi diễn thuyết.
Ngoại trưởng Hillary nổi tiếng là một trong những Ngoại trưởng Mỹ phải di chuyển nhiều nhất hành tinh từ xưa tới nay. Cộng với áp lực công việc lớn, việc thay đổi múi giờ liên tục ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của bà.
Theo 24h
Rạn nứt mới trong Cộng đồng tình báo Mỹ
CIA khẳng định ngay từ đầu họ đã đánh giá vụ tấn công Lãnh sự quán Mỹ ở Libya là hành động khủng bố nhưng nội dung này lại không được đề cập trong bài phát biểu của Đại sứ Mỹ tại LHQ Susan Rice. Ai là người đã lược bỏ chính là vấn đề gây mâu thuẫn trong cộng đồng tình báo Mỹ.
Ông chằng bà chuộc
Video đang HOT
Thông tin mà hãng CBS News có được cho thấy, Văn phòng Giám đốc tình báo quốc gia Mỹ (DNI) chính là cơ quan lược bỏ những từ ngữ đề cập tới "al Qaeda" và "chủ nghĩa khủng bố" trong bài phát biểu công khai của bà Susan Rice, Đại sứ nước này tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) về vụ tấn công vào Lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi, Libya với sự chấp thuận của Cục tình báo trung ương (CIA) cũng như Cục điều tra liên bang (FBI). Nhà Trắng hay Bộ ngoại giao Mỹ không thực hiện thay đổi đó.
Giải thích về việc này, một nguồi tin tình báo cho phóng viên Margaret Brennan của CBS News biết, việc công khai quy cho al Qaeda có liên quan đến vụ tấn công là quá "mong manh" vì người cung cấp thông tin tình báo chưa đủ độ tin cậy. Thế nhưng, khi điều trần trước Quốc hội, Giám đốc CIA David Petraeus lại nói rằng ông đồng ý cho công bố thông tin có nội dung đề cập tới al Qaeda trong bản nháp ban đầu bài phát biểu của bà Rice, tài liệu này cũng được chuyển đến một số nghị sỹ nhất định.
Cựu Giám đốc CIA David Petraeus chấp thuận cho công bố thông tin có nội dung đề cập tới al Qaeda trong bài phát biểu của bà Rice
"Ngay từ đầu, cộng đồng tình báo đã nhận định những gì xảy ra ở Benghazi là hành động tấn công khủng bố", Shawn Turner, người phát ngôn của DNI nói với CBS News. Thông tin này được chia sẻ nội bộ với những người được tiếp cận tài liệu mật, mà bà Rice với tư cách là thành viên nội các của chính quyền Tổng thống Obama cũng sẽ được biết.
Ai lược bỏ bài phát biểu của bà Rice?
Hiện nước Mỹ đang ráo riết tranh luận xem ai là người đã điều chỉnh những thay đổi này trong bài phát biểu của bà Rice trên truyền hình hôm 16/9, 5 ngày sau vụ đột kích Benghazi khiến Đại sứ Mỹ tại Libya Chris Stevens và 3 công dân khác thiệt mạng.
Một nguồn tin tình báo cho biết, những nội dung trong bài phát biểu của bà Rice được chuyển từ CIA lên DNI. Tại đây, cơ quan này biên tập lại và sau đó gửi cho FBI hiệu đính tiếp theo "quy trình chuẩn".
Đại sứ Susan Rice dường như bị mắc kẹt bởi mâu thuẫn trong cộng đồng tình báo Mỹ
Giám đốc DNI là James Clapper, một chức danh do Tổng thống Obama bổ nhiệm. Theo thông lệ, ông là người cuối cùng soát lại những ý chính của bài phát biểu trước khi đưa cho Đại sứ Rice và các thành viên Ủy ban tình báo Hạ viện ngày 14/9.
Tuy nhiên, Brennan nói rằng nguồn tin của bà không khẳng định ai trong DNI đề xuất những sửa đổi cuối cùng được tất cả các cơ quan tình báo chấp thuận.
Một quyết định gây mâu thuẫn
Mâu thuẫn đảng phái trở nên phức tạp khi phe Cộng hòa cáo buộc bà Rice đã đánh lạc hướng công chúng với phát biểu cho đây là vụ tấn công "tự phát" của những phần tử cực đoan. Một số thậm chí còn cho rằng bà Rice lợi dụng thuật ngữ đó vì những động cơ chính trị.
Một nguồn tin là quan chức cấp cao Mỹ hiểu biết về quá trình soạn thảo nộ dung bài phát biểu nói với CBS News: "tranh cãi trong việc lựa chọn câu từ chính là điều bất ngờ".
"Đa phần mọi người hiểu rằng khi nói "các phần tử cực đoan" liên quan đến một vụ tấn công trực tiếp vào trụ sở ngoại giao cũng không khác so với ý cho đó là sự dính líu của khủng bố. Bởi vì có rất nhiều yếu tố liên quan đến vụ tấn công nên thuật ngữ "phần tử cực đoan" bao trùm được tất cả các thành phần can dự".
Nữ phát ngôn viên của Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mike Rogers ngày 20/11 nói rằng lời giải thích của DNI khác so với những gì mà Ủy ban này được báo cáo trong các cuộc họp kín tuần trước.
Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mike Rogers muốn làm rõ mọi chuyện
"Thông báo được phát ngôn viên DNI đưa ra tối thứ Hai đề cập đến những thay đổi trong nội dung bài phát biểu là một giải thích mới, khác xa so với thông tin được cung cấp trong phiên điều trần tại Ủy ban tuần trước", Susan Phalen, người phát ngôn của Ủy ban tình báo Hạ viện nói trên CBS News.
"Chủ tịch Rogers muốn được trao đổi với Giám đốc Clapper về lời giải thích này càng sớm càng tốt để tìm hiểu xem DNI đã đi đến kết luận này như thế nào và tại sao các lãnh đạo của cộng đồng tình báo Mỹ tham gia điều trần cuối tuần trước không biết ai đã thay đổi những nội dung phát biểu của bà Rice".
Vài tuần sau vụ tấn công Benghazi, John Miller, phóng viên kỳ cựu của CBS News và bản thân ông cũng từng là Phó Trưởng phòng phân tích thuộc DNI giải thích trên "CBS This Morning" lý do tại sao các quan chức tình báo Mỹ lại khó khăn trong việc xác định và quy kết rõ ràng những nghi phạm trong vụ tấn công đó.
"Chúng ta muốn có một sơ đồ rõ ràng", Miller nói. "Chúng ta muốn nhìn thấy một bức tranh có tổ chức: al Qaeda ra lệnh, Ansar al Sharia thi hành và yểm trợ. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ giữa những nhóm này và các thành viên lại có những ranh giới rất mong manh". Những phần tử Ansar al Sharia ẩn náu ở các nơi như Benghazi nhưng cũng xuất hiện ở Yemen, Tunisia và ở tất cả các quốc gia này, họ không phải là al Qaeda nhưng họ học được kỹ năng từ al Qaeda và họ là những người đang bị ảnh hưởng bởi các phần tử cực đoan trước đây thuộc Qaeda".
Miller nhấn mạnh: "Sự thực nằm ở chỗ bức tranh không rõ ràng, tuy chúng ta có thể ghép các mảnh lại với nhau nhưng lại không thỏa mãn những người muốn quy vụ tấn công cho al Qaeda".
Theo 24h
Hoa hậu Nga: "Nước tôi đang bị xé nát" Natalia Pereverzeva, thí sinh đại diện cho nước Nga tham dự cuộc thi "Hoa hậu Trái Đất 2012" đã gây ấn tượng mạnh mẽ với những phát biểu tranh cãi. Trả lời câu hỏi: "Điều gì khiến bạn tự hào về đất nước mình và bạn có thể làm gì để phát huy niềm tự hào đó?", người đẹp Natalia Pereverzeva, 24 tuổi,...