Hiệu ứng tâm lý gió Nam: Sử dụng sự ấm áp để giữ chặt người yêu
Hãy vận dụng “ hiệu ứng gió Nam” trong mối quan hệ tình yêu, dùng phương thức tác động gián tiếp để đối phương chủ động thay đổi.
Hiệu ứng gió Nam ( South Wind Law) xuất phát từ câu chuyện ngụ ngôn của nhà văn Pháp La Fontaine kể về sức mạnh của gió Bắc và gió Nam, xem ai có thể cởi áo khoác của người đi đường.
Gió Bắc mang theo hơi lạnh thấu xương nên người đi đường phải quấn chặt áo khoác để chống lại cơn rét buốt. Gió Nam từ từ thổi qua, mang theo nắng và gió hòa hợp, người đi đường cảm thấy ấm áp, nhiệt độ trong người tăng lên, liền cởi cúc áo, sau đó cởi áo ngoài. Thế là gió Nam đã thắng.
Sở dĩ gió Nam chiến thắng là vì nó phù hợp với nhu cầu bên trong của con người và khiến hành vi của con người trở nên có ý thức. Câu chuyện ngụ ngôn sâu sắc của La Fontaine sau này trở thành một khái niệm trong tâm lý xã hội, được gọi là “Hiệu ứng gió Nam” hay “Quy luật gió Nam”.
Theo “Hiệu ứng gió Nam”, khi xử lý các mối quan hệ giữa con người với nhau phải đặc biệt chú ý đến cách thức ứng xử và vận dụng ngôn từ. Cùng một mục tiêu nhưng nếu vận dụng cách thức khác nhau thì kết quả sẽ khác nhau.
“Hiệu ứng gió Nam” được ứng dụng rộng rãi vào mọi mặt của cuộc sống, tiêu biểu nhất là giải quyết các mối quan hệ trong tình cảm yêu đương.
Khi đang say đắm trong men tình, mỗi người đều hy vọng nửa kia không thể tách rời khỏi bản thân và thuộc về mình mãi mãi. Lúc này nếu bạn chỉ dựa vào ưu thế vẻ ngoài thì mối quan hệ đôi bên sẽ không được bền lâu, điều bạn cần là nắm bắt được sự thay đổi tâm lý của đối phương và phát huy tối đa “hiệu ứng gió Nam” trong cuộc sống hàng ngày.
Một chàng trai đã chia sẻ câu chuyện về trải nghiệm tình yêu của mình trên Zhihu (nền tảng hỏi đáp và tâm sự) như sau:
Video đang HOT
“Tôi và bạn gái quen nhau nhờ một lần giao dịch làm ăn. Cô ấy rất xinh đẹp, độc lập kinh tế và có cá tính mạnh mẽ. Nhưng thời gian tốt đẹp không kéo dài lâu, cả hai chia tay không lâu sau khi chính thức quen nhau.
Tôi là người chủ động đề nghị chia tay vì không chịu được sự “đàn áp” của cô ấy. Cô ấy luôn nói với giọng ra lệnh, không bao giờ nhượng bộ, như thể đó là điều tôi nên làm; trực tiếp chỉ ra cách làm việc sai của tôi mà không hề giữ lại cho người yêu một chút hình tượng nào trong mắt đối tác và đồng nghiệp; mỗi khi tôi gặp áp lực trong công việc, mặc dù muốn động viên tôi nhưng cô ấy lại dùng những lời lẽ tồi tệ nhất… Tất cả những điều này khiến tôi không thể chịu đựng được nữa”.
Mặc dù cô người yêu làm những điều đó đều vì muốn tốt cho anh, nhưng cách thức và lời nói lại gây tổn thương to lớn. Theo quan điểm của cô, cách sử dụng từ ngữ và thể hiện cảm xúc của “gió Bắc”, chính là dùng lời lẽ trực diện và vô tình nhất để ép một người thay đổi theo ý mình, khiến người yêu trưởng thành nhanh hơn, nhưng cô cũng không ngờ chính điều này đã làm tình cảm đôi bên sứt mẻ.
Do vậy, hãy vận dụng “hiệu ứng gió Nam” trong mối quan hệ này, dùng phương thức tác động gián tiếp để đối phương chủ động thay đổi.
Khi nhờ đối phương giúp đỡ, hãy học cách nhẹ nhàng và mềm mỏng. Điều này đương nhiên nên áp dụng cho tất cả mối quan hệ vì người cần giúp đỡ đang ở thế bị động, do đó không thể buộc người khác phải giúp mình như lẽ hiển nhiên. Cách này cũng có thể khiến đối phương cảm thấy hạnh phúc vì trong tình yêu, có lẽ ai cũng muốn đối phương vui vẻ và được bao bọc.
Khi nhận xét về nửa kia, hãy học cách sử dụng ngôn từ tế nhị, vừa đạt được mục đích vừa giữ được thể diện của đối phương, để họ tiếp nhận ý kiến và sửa chữa, quan trọng hơn là đối phương cũng sẽ cảm thấy rằng bạn đang thực sự nghĩ cho họ.
Khi nửa kia đang bị cảm xúc tiêu cực, hãy học cách động viên và hướng dẫn họ nghĩ theo hướng tích cực hơn.
Trong mối quan hệ tình yêu, khi đứng trước nhiều thứ, bạn có hai lựa chọn, hoặc chọn “gió Bắc” hoặc “gió Nam”. Dù cả hai phương án đều có thể đạt được điều mình mong muốn, nhưng rõ ràng “gió Bắc” khiến mối quan hệ không bền lâu và không hài hòa. Cách đối xử “ức chế và gượng ép” theo kiểu gió Bắc thường sẽ khiến đối phương xa lánh và chán bạn, trong khi cách đối xử “ấm áp” kiểu gió Nam sẽ khiến họ luôn muốn ở bên và không bao giờ rời xa bạn.
Bỏ ngay 10 sai lầm để trở thành người có EQ cao, biết cách giao tiếp thông minh
Người có năng lực biết cách giữ bình tĩnh mọi lúc mọi nơi, người không có năng lực và EQ thấp thường dễ mất kiểm soát cảm xúc.
Trình độ EQ của một người rất quan trọng. Trong quá trình giao tiếp với nhau trong cuộc sống hàng ngày, người có EQ cao thường khiến mọi người thoải mái và dễ dàng hòa hợp hơn. Trong tình yêu cũng vậy.
Quả thật không ngoa khi nói hạnh phúc của một người thường liên quan đến việc EQ cao hay thấp. Nhưng không phải ai cũng biết cách ứng xử sao cho thật khéo léo và thông minh. Có một sự thật rằng biết bao mối quan hệ tan vỡ chỉ vì vấn đề EQ.
Trải nghiệm và kết giao càng nhiều, bạn sẽ nhận ra người có EQ thấp thường mắc phải những sai lầm dưới đây:
1. Thường cảm thấy mình bị hiểu lầm
Nếu trí tuệ cảm xúc không đủ, bạn sẽ khó hiểu tại sao người khác lại bất đồng quan điểm với mình, khó hòa hợp trong các chủ đề nói chuyện. Bạn bị hiểu lầm vì cách bạn thể hiện bản thân thật khó hiểu.
2. Không bao giờ tức giận
Những người có EQ cao biết cách sử dụng năng lượng tích cực và năng lượng tiêu cực, giải phóng những cảm xúc phù hợp vào đúng thời điểm. Mặt khác, những người có EQ thấp thường mù quáng kìm nén bản thân và giả vờ lý trí, nhưng cuối cùng họ thường khiến người xung quanh phải có cách nhìn khác khi sức chịu đựng vượt quá giới hạn.
3. Đổ lỗi cho người khác làm ảnh hưởng đến cảm xúc của mình
Tâm trạng là do mình tự tạo ra. Đổ lỗi cho người khác về những cảm xúc tiêu cực của mình là điều dại dột nhất trên đời này. Thật ra, bạn phải chịu trách nhiệm về những cảm xúc của chính mình. Chỉ cần bạn không muốn bị người khác "dắt mũi' thì không ai có thể ép buộc bạn.
4. Không thể tiếp thu những lời phê bình
Người có EQ thấp không thể lắng nghe lời nhận xét về mình. Chỉ cần có lời phê bình về bản thân, họ sẽ nảy sinh sự bất mãn. Thế nhưng họ lại rất sẵn lòng nghe lời khen ngợi. Chỉ có thể tiếp nhận lời khen mà không biết cách tiếp thu lời nhận xét chính là biểu hiện rõ ràng nhất của người không có chí cầu tiến và bảo thủ.
5. Tự cho mình là trung tâm
Suy nghĩ hạn hẹp, tự xem mình lúc nào cũng đúng và luôn cần đến sự chú ý, đây cũng là biểu hiện của người có EQ cực kỳ thấp.
6. Không thể phân biệt đúng sai
Không thể biết người khác đang đùa hay nghiêm túc, vận dụng thái độ phù hợp vào những cuộc nói chuyện. Không phải tự nhiên mà người sở hữu EQ cao thường được khen là "bậc thầy giao tiếp và thấu hiểu lòng người".
7. Quá mức ỷ lại vào người khác
Người có trí tuệ cảm xúc thấp thiếu tính tự chủ, thiếu sự độc lập, luôn thích dựa dẫm và chạy theo người khác, thậm chí trở thành cái bóng phía sau và đánh mất bản thân lúc nào không hay.
8. Rất nóng tính
Người có năng lực biết cách giữ bình tĩnh mọi lúc mọi nơi, người không có năng lực và EQ thấp thường dễ mất kiểm soát cảm xúc. Ai cũng biết "giữ cái đầu lạnh" mới là người sống có trí tuệ, nhưng không phải người nào cũng làm được. Thật vậy! Bình tĩnh luôn là điều cần thiết, vì chỉ khi đó, bạn mới giải quyết vấn đề một cách tỉnh táo nhất. Khi nóng giận, chúng ta thường nói ra những điều không nên nói, làm những việc sai lầm, để rồi sau khi mọi chuyện qua đi lại hối hận không thôi. Đây chính là người có EQ thấp điển hình.
9. Đổ lỗi và phàn nàn không dứt
Nếu một người luôn thích phàn nàn, luôn cảm thấy cả thế giới có lỗi với mình, thì EQ của người này rất đáng lo ngại. Người thông minh luôn biết rằng than thân trách phận là điều vô ích, vì vậy thay vì phàn nàn, họ dành thời gian để thay đổi và để mọi thứ phát triển theo hướng mà họ mong muốn.
10. Thích chen ngang lời người khác
Có một số người khi tham gia vào cuộc nói chuyện nào đó, luôn cảm thấy người khác nói không đúng, sau đó liên tục ngắt lời người khác để thể hiện quan điểm của mình. Kiểu người này thường cho rằng mình biết nhiều, nhưng thực ra, đâu là biểu hiện của sự bất lịch sự, không hiểu phép tức trong cách ứng xử, chưa biết lắng nghe, không biết tôn trọng người khác.
Anh trai tái hôn, thấy mặt bạn trai tôi trong đám cưới, hôn lễ của anh náo loạn cả lên Ngày anh cưới, tôi đưa người yêu về nhà tiện thể ra mắt luôn, vì hai đứa yêu nhau gần 4 năm và tôi cũng đến tuổi lấy chồng rồi. Nào mà ngờ, việc này lại khiến đám cưới của anh trai náo loạn. Tôi gặp Khánh trong rạp chiếu phim, khi ấy tôi đi xem phim một mình vì vừa mới thất...