Hiệu trưởng tiểu học thi tốt nghiệp phổ thông 2021 do lịch sử để lại
Bà Oanh phải có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông mới đủ điều kiện để bổ nhiệm lại làm Hiệu trưởng nhiệm kỳ mới theo quy định.
Đi dạy 24 năm mới thi tốt nghiệp cấp ba
Đó là trường hợp hy hữu của bà Dương Thị Oanh – Hiệu trưởng Trường tiểu học Hoàng Hoa Thám (phường Phù Đổng, thành phố Pleiku, Gia Lai).
Trên Website của nhà trường, bà Oanh được giới thiệu có trình độ Đại học. Ảnh: MT
Theo phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Pleiku, bà Oanh sinh năm 1977 tại thị trấn Hồ Xá (huyện Vĩnh Lĩnh, Quảng Trị). Từ năm 1993-1997, bà theo học lớp Trung học Sư phạm (hay còn gọi là hệ 9 3) của Khoa giáo dục Tiểu học (Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai).
Năm 1997, sau khi ra trường, bà Oanh về công tác giảng dạy tại Trường tiểu học Lê Văn Tám (huyện Ia Grai), một khu vực biên giới còn nhiều khó khăn của tỉnh Gia Lai.
Sau đó, bà được chuyển công tác về Trường tiểu học Võ Thị Sáu (phường Hội Thương, thành phố Pleiku). Tại đây, bà Oanh được kết nạp vào Đảng và học lớp Đại học từ xa (ngành sư phạm Tiểu học).
Đến năm 2009, bà được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học Hoàng Hoa Thám. Từ năm 2013 đến 2016, bà chuyển đến làm Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Trãi (phường Ia Kring, thành phố Pleiku). Từ năm 2016 đến nay, bà làm Hiệu trưởng Trường tiểu học Hoàng Hoa Thám.
Tuy nhiên, nhiều người bất ngờ khi trong khi kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2021 vừa qua tại Gia Lai có tên bà Dương Thị Oanh (số báo danh 38007492) tham dự.
Theo đó, bà Oanh đã tham gia kì thi tại điểm thí số 20 thuộc Trường trung học phổ thông Lê Qúy Đôn (huyện Chư Prông, Gia Lai). Kết quả thi của bà Oanh đạt tổng cộng 28,55 điểm (đỗ tốt nghiệp).
Đại diện phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Pleiku xác nhận việc bà Oanh tham dự kì thi và có số điểm thi như trên.
“Bà Oanh tham gia học tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Chư Prông. Qúa trình đi học đều nằm ngoài giờ hành chính nên cũng không ảnh hưởng nhiều đến công tác điều hành, quản lý trường học”, vị này cho biết thêm.
Không có gian lận bằng cấp
Câu chuyện một giáo viên đi dạy hơn 24 năm, trong đó có nhiều năm làm công tác quản lý trường học trên các cương vị Hiệu phó, Hiệu trưởng nhưng chưa có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông khiến nhiều người đặt câu hỏi nghi vấn về quy trình bổ nhiệm cán bộ.
Trao đổi với Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 17/8, ông Nguyễn Đình Thức – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Pleiku (Gia Lai) cho biết, trước đây, do quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo là việc học lên từ bằng trung cấp (học 9 3), sau này đủ điều kiện để học Đại học mà không cần phải có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
Video đang HOT
“Cách đây 2-3 năm thì Ủy ban nhân dân tỉnh có quy định đối với những trường hợp không có bằng cấp ba đến thời điểm bổ nhiệm, bổ nhiệm lại thì không xem xét. Nhưng thời điểm đó thì cô Oanh đã được bổ nhiệm rồi.
Vừa rồi, đối với ngành giáo dục, trường hợp này ban đầu khá nhiều. Nhưng do quy định thời điểm đó chỉ quy định là bằng chuyên môn cao nhất, chứ không phải bằng cấp ba.
Trước đây, có người chỉ có bằng lớp 9 nhưng đã học lên cử nhân, Thạc sĩ…”. Theo ông Thức thì vấn đề này cũng do quá khứ để lại khi thời điểm đó, nhiều trường học ở Tây Nguyên thiếu giáo viên trầm trọng.
Do đó, những người tốt nghiệp lớp 9, sau một thời gian được học bổ túc các chuyên ngành về sư phạm thì được phân công về đứng lớp”, ông Thức nói.
Cũng theo Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Pleiku thì việc học cấp ba của bà Oanh là học ngoài giờ và ngành cũng tạo điều kiện, chứ không cấm đoán.
“Hồi đó, khi bổ nhiệm cô Oanh thì các ngành chức năng cũng đã biết rõ là cô này chỉ có bằng trung học sư phạm. Mà khi đã có bằng thì có thể học lên Cao đẳng, Đại học… Bộ không cấm nên không có chuyên gian lận hay gian dối về bằng cấp.
Thực tế, có rất nhiều trường hợp như vậy đối với giáo viên các tỉnh Tây Nguyên, khi chúng ta tiến hành phổ cập, đưa giáo viên về vùng sâu, vùng xa”.
Ông Thức cũng nhận xét, những năm qua, cô Oanh đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao phó, cũng được nhận nhiều bằng khen, giấy khen của ngành.
“Cái này mình tôn trọng lịch sử, khi thời điểm bổ nhiệm đó là đúng, không có cơ quan nào cấm. Còn vấn đề của mình là rà soát hồ sơ cán bộ theo quy định số 825 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai mới phát hiện ra là cô Oanh không có bằng cấp ba.
Việc rà soát này chỉ xảy ra với cán bộ quản lý, còn với giáo viên thì nhiều rồi. Mà mình cũng không có quy định nào để giảm biên chế đối với giáo viên hệ 9 3 cả.
Trong số cán bộ quản lý, ai trong độ tuổi thì phải đi học (cấp ba), còn đến thời điểm bổ nhiệm lại mà không có bằng tốt nghiệp thì không bổ nhiệm nữa”, ông Thức nói.
Được biết, bà Oanh còn vài tháng nữa sẽ được bổ nhiệm lại nhiệm kỳ mới.
Thí sinh là F0 ở TP.HCM: 'Em đã đỗ đại học'
Ngọc Huyền cho biết sự lạc quan, niềm tin vào y, bác sĩ và lời động viên của mọi người đã giúp em vượt qua thời kỳ khó khăn nhất trong những ngày điều trị Covid-19.
Ngày 7/7, Hà Thị Ngọc Huyền (18 tuổi, ngụ tại TP Thủ Đức), cựu học sinh trường THPT Long Trường, đang làm bài thi tốt nghiệp thì thấy mình có triệu chứng sốt, đau họng, khó thở nhẹ.
Em nhanh chóng xin phép hội đồng thi được làm bài môn Ngữ văn và Toán tại phòng riêng để đảm bảo an toàn cho mọi người.
Đến sáng hôm sau, dù khá mệt Huyền vẫn cố gắng hoàn thành bài thi tổ hợp Khoa học xã hội. Sau đó, em được xét nghiệm nhanh và nhận kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.
Khi nghe thông báo, nữ sinh khá hoảng loạn và bật khóc ngay tại điểm thi vì không biết nguồn lây từ đâu, sợ ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Huyền cho biết từ lúc dịch bùng phát trở lại, em luôn chú tâm vào việc ôn tập và hầu như không ra ngoài trừ hôm 3/7 đi lấy mẫu do nhà trường quy định.
Khoảng 45 phút sau, Huyền được xe cấp cứu đưa đến Bệnh viện dã chiến số 3 (TP Thủ Đức) và phải bỏ dở môn tiếng Anh vào buổi chiều.
23 ngày chiến đấu với Covid-19
Vì quy chế thi cấm mang thiết bị điện tử nên lúc đó Huyền phải mượn điện thoại để gọi về cho người thân. Khi được đưa đến nơi điều trị, cô gái chỉ cầm theo giấy báo dự thi, bút viết, Atlat địa lý và đề môn Giáo dục Công dân.
Khu nhà bị phong toả, gia đình nữ sinh nằm trong diện F1 nên đành phải nhờ bạn bè mang hành lý đến cho Huyền.
"Ngày đầu tiên đến đây, em rất buồn và thất vọng, chỉ biết lật Atlat xem rồi lại khóc. Hơn hết, em lo mình không được tốt nghiệp vì thiếu điểm một môn. Nhờ chủ động thi phòng riêng từ đầu và thu hẹp diện tích tiếp xúc nên bạn bè, thầy cô và người thân đều không bị nhiễm. Đó là niềm an ủi lớn nhất đối với em", cô gái 18 chia sẻ với Zing.
Ngọc Huyền điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 3.
Huyền được sắp xếp ở tầng 12, khu dành cho những bệnh nhân có tiên lượng nhẹ, trẻ tuổi và có sức đề kháng tốt.
3 ngày sau khi trở thành F0, các triệu chứng của Huyền chuyển nặng, ho nhiều hơn và mất khứu giác hoàn toàn.
Ngày thứ 8, em được test PCR và tiếp tục nhận kết quả dương tính.
Lần đầu tiên sống xa gia đình một thời gian dài, Huyền phải học cách tự chăm sóc bản thân từ chuyện ăn uống, dọn dẹp đến giặt giũ quần áo.
Cuộc sống ở bệnh viện dã chiến hơi buồn tẻ vì các lịch trình trong ngày gần như lặp lại.
Vì vậy, em cố gắng tập thể dục, hoạt động liên tục, phần nào giúp bản thân lạc quan hơn, giữ vững tinh thần.
Ngoài ra, em cũng thường xuyên gọi điện cho người nhà, thầy cô và bạn bè để mọi người yên tâm.
Ở nơi điều trị, Huyền làm quen được nhiều bạn mới. Mỗi người khi đến đây đều có một hoàn cảnh riêng nên dễ cảm thông, thấu hiểu lẫn nhau. Những lần tâm sự của cả phòng thường xoay quanh về gia đình, công việc và mong muốn cá nhân.
"Em hay kể về ước mơ trở thành luật sư và được các chị tư vấn nhiều về kinh nghiệm thời sinh viên. Dần dần mọi người thân nhau lắm, san sẻ niềm vui, nỗi buồn, còn hẹn nhau hết dịch đi ăn đồ nướng".
Hàng ngày, các bệnh nhân được bác sĩ phát thuốc và thăm khám thường xuyên. Bên cạnh đó, mỗi phòng sẽ bầu một đại diện để báo cáo tình hình sức khỏe của các thành viên.
Cô gái sinh năm 2003 cho biết em may mắn vì gặp được nhiều người tốt ngay từ những ngày đầu tiên. Chứng kiến sự kiên cường, tận tâm vì bệnh nhân của các y, bác sĩ, tình nguyện viên, Huyền cảm thấy ấm lòng, vững tin hơn trong hành trình điều trị Covid-19.
Giữ sự lạc quan
Ngày 1/8, sau khi xét nghiệm âm tính với virus, Huyền được bác sĩ cho xuất viện, tự cách ly thêm tại nhà 14 ngày.
Nghe tin em hồi phục, mẹ Huyền nấu một bữa ăn thịnh soạn để mừng con gái trở về. Hiện nữ sinh vẫn phải giữ khoảng cách và tránh tiếp xúc với gia đình để đảm bảo an toàn.
23 ngày ở Bệnh viện dã chiến số 3, kỷ niệm mà Huyền nhớ nhất là tối 26/7, cả tòa nhà được tham dự buổi biểu diễn saxophone đặc biệt của nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn. Vì ở tầng 12 nên cô nàng chỉ có thể cùng mọi người bật đèn LED để hòa theo giai điệu.
Dù bị mất khứu giác, nữ sinh vẫn ăn uống điều độ, nghe theo lời dặn của bác sĩ để mau khỏi bệnh.
Dù bị mất khứu giác, nữ sinh vẫn ăn uống điều độ, nghe theo lời dặn của bác sĩ để mau khỏi bệnh.
Về kỳ thi THPT quốc gia, Huyền được đặc cách tốt nghiệp và dùng kết quả học bạ để xét tuyển vào ngành Luật kinh tế của ĐH Công nghiệp TP.HCM.
"Hơi buồn một chút vì em ôn luyện rất nhiều nhưng cuối cùng lại vụt mất cơ hội thi vào ngôi trường mơ ước. Tuy nhiên, trong cái rủi có cái may, em sẽ tiếp tục nỗ lực cho chặng đường sắp tới. Mong muốn của em là trở thành một luật sư giỏi", nữ sinh bày tỏ.
Cô gái 18 tuổi cho hay nếu được trở lại ngày nhận thông báo dương tính với SARS-CoV-2, em sẽ cố gắng xử lý tình huống tốt hơn, bình tĩnh và giữ tinh thần lạc quan.
"Đi điều trị trong hoàn cảnh éo le, nhưng qua đó em cũng học được nhiều điều cho bản thân và có những kỷ niệm khó quên. Dù đã hồi phục, em vẫn duy trì kế hoạch sinh hoạt, ăn ngủ nghỉ khoa học, tập thể dục điều độ để tăng sức đề kháng".
Ảnh: NVCC
Có vi phạm, lãnh đạo cấp 2 Nhơn Phúc chỉ rút kinh nghiệm, giáo viên bức xúc Kết luận của cơ quan chức năng chỉ ra sai phạm của Hiệu trưởng, Hiệu phó nhưng hình thức kỷ luật chỉ là kiểm điểm rút kinh nghiệm khiến giáo viên bức xúc. Giáo viên tố cáo sai phạm Theo ông H.K.D. - giáo viên Trường trung học cơ sở Nhơn Phúc (thị xã An Nhơn, Bình Định) , từ tháng 8/2020 đến...