Hiệu trưởng Đại học Mỹ thuật Lê Văn Sửu bị cách chức sau loạt sai phạm
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa cho thôi chức Hiệu trưởng Đại học Mỹ thuật Việt Nam đối với ông Lê Văn Sửu, 60 tuổi.
Theo quyết định số 2277/QĐ-BVHTTDL, từ ngày 20/8/2021, ông Lê Văn Sửu sẽ thôi giữ chức Hiệu trưởng ĐH Mỹ thuật Việt Nam để làm công tác chuyên môn.
Ông Lê Văn Sửu có trách nhiệm bàn giao các công việc, hồ sơ, tài liệu theo chức trách nhiệm được giao trước ngày 20/8/2021. Đồng thời, trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam có trách nhiệm phân công nhiệm vụ đối với ông Lê Văn Sửu đảm bảo phù hợp với chức danh nghề nghiệp và yêu cầu vị trí việc làm.
Trước đó vào năm 2020, ông Lê Văn Sửu bị tố cáo về việc không tổ chức Hội nghị Công chức, viên chức các năm 2014, 2015 và 2016 và được Thanh tra Bộ VHTT&DL xác minh là tố cáo đúng.
Việc không tổ chức Hội nghị Công chức, viên chức đã vi phạm quy định của Nghị định 04/2015/NĐ-CP. Trách nhiệm trước hết thuộc về cá nhân ông Lê Văn Sửu với tư cách là người đứng đầu đơn vị (được bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng phụ trách từ tháng 12/2012, Hiệu trưởng từ tháng 4/2013).
Video đang HOT
Ông Lê Văn Sửu bị cách chức.
Bên cạnh đó, ông Lê Văn Sửu còn bị tố cáo về việc thường xuyên đi công tác, đi họp nhưng vẫn trục lợi thanh toán tiền vượt giờ đến hàng trăm tiết. Cụ thể, năm học 2016-2017, số tiết vượt giờ thực tế của ông Lê Văn Sửu là 67,5 tiết. Phòng Đào tạo, Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế đã tính số giờ giảng dạy và thanh toán tiền vượt giờ 175,5 tiết, vượt so với thực tế 108 tiết. Ông Lê Văn Sửu đã nhận số tiền vượt giờ. Thanh tra Bộ VHTT&DL đã xác minh là tố cáo đúng.
Để xảy ra các sai phạm trong công tác chỉ đạo điều hành và nhận tiền thanh toán vượt giờ quy định, ông Lê Văn Sửu đã bị kỷ luật với hình thức khiển trách. Thời gian thi hành kỷ luật là 12 tháng.
Ngoài ra, ông Lê Văn Sửu còn bị tố cáo với các nội dung như khoa Đồ họa làm mất điểm môn Marketing khiến sinh viên không thể tốt nghiệp hay trong quá trình làm Viện trưởng Viện Mỹ thuật, ông Lê Văn Sửu làm thất thoát nhiều tài liệu quý, đặc biệt là những tài liệu viết tay… Tuy nhiên, những nội dung này đã được Thanh tra Bộ VHTT&DL kết luận nội dung tố cáo chưa đủ cơ sở.
Ông Lê Văn Sửu sinh năm 1961 tại Hà Nội, đảm nhiệm chức Hiệu trưởng Đại học Mỹ thuật Việt Nam từ năm 2013. Ông tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam, sau đó làm giảng viên chuyên ngành Kỹ thuật Lụa.
Đại học Mỹ thuật Việt Nam, tiền thân là Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, ra đời năm 1924 do họa sĩ người Pháp Victor Tardieu sáng lập. Trường là cái nôi sản sinh nhiều họa sĩ nổi tiếng của Việt Nam như: Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Phan Chánh, Lê Phổ… Trường có hai chương trình đào tạo là đại học và sau đại học với các chuyên ngành: hội họa, điêu khắc, đồ họa, sư phạm, lý luận.
Giáo viên chưa đáp ứng trình độ chuẩn được bảo đảm chế độ, chính sách hiện hưởng
Cử tri tỉnh Lào Cai đề nghị:
Ảnh minh họa/INT
Bộ GD&ĐT xem xét công nhận trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với giáo viên cấp tiểu học và THCS đã tốt nghiệp đại học quản lý giáo dục trước 3/11/2015 (thời điểm Thông tư số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, Thông tư số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ GD&ĐT có hiệu lực thi hành).
Sau thời điểm năm 2015, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng thực hiện theo đúng Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT; Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường tiểu học công lập; THCS công lập.
Trước đây do chưa có quy định cụ thể nên nhiều giáo viên đã theo học đại học quản lý giáo dục. Thực tế nhiều trường hợp được xếp vào chức danh nghề nghiệp hạng II, nay áp dụng theo Thông tư mới (từ ngày 20/3/2021), các thầy cô này sẽ không đủ điều kiện tiêu chuẩn để xếp vào hạng III theo quy định mới, có thể phải điều chỉnh lương từ hệ số 4,0 (hạng II mới) xuống 2,10 (do hạng III mới chưa đạt chuẩn về đào tạo) sẽ thiệt thòi cho giáo viên.
Về nội dung này, Bộ GD&ĐT cho biết: Bằng cử nhân chuyên ngành Quản lý giáo dục không phải là bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên và không phải là bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trong trường tiểu học, trường THCS. Do đó, bằng cử nhân chuyên ngành Quản lý giáo dục không thể thay thế cho các bằng cấp đã quy định tại Luật Giáo dục 2019.
Đối với trường hợp giáo viên đã có bằng trung cấp/cao đẳng sư phạm và tốt nghiệp đại học chuyên ngành Quản lý giáo dục, đề nghị cử tri kiến nghị Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai chỉ đạo các cơ sở giáo dục bố trí giáo viên tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn theo lộ trình quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP. Trường hợp không thuộc đối tượng của Nghị định 71/2020/NĐ-CP thì thực hiện theo quy định tại Thông tư số 24/2020/TT-BGDĐT ngày 25/8/2020 của Bộ GD&ĐT quy định việc sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, THCS chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo.
Bên cạnh đó, những giáo viên tiểu học, THCS chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo vẫn được giữ nguyên mã số, hệ số lương hiện hưởng cho đến khi đạt trình độ chuẩn được đào tạo thì được bổ nhiệm hạng chức danh nghề nghiệp tương ứng theo quy định mới hoặc cho đến khi nghỉ hưu (nếu không thuộc đối tượng của Nghị định 71/2020/NĐ-CP). Như vậy, giáo viên chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo vẫn được bảo đảm các chế độ, chính sách hiện hưởng.
Không công nhận Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP HCM Bộ GD-ĐT ngày 6-7 đã có công văn gửi Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP HCM về việc công nhận hiệu trưởng theo đề nghị của Hội đồng trường. Trong công văn số 2787 do Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn ký ngày 6-7 gửi Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM có thông báo lý do không công nhận...