Hiệu trưởng bị tố bán gạo của học sinh bán trú
Công an đang điều tra, làm rõ vụ Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS xã Ba Xa, H.Ba Tơ, Quảng Ngãi (gọi tắt là Trường bán trú Ba Xa) bị tố cáo đã tự ý bán gạo của học sinh (HS) và không công khai minh bạch các khoản thu chi.
Năm học 2022 – 2023, Trường bán trú Ba Xa có 191 HS học bán trú, trong đó có gần 120 em ở lại trường. Đây là các HS có nhà ở xa trường và gia đình thuộc diện khó khăn. Mỗi năm, các em được nhà nước cấp 15 kg gạo/tháng và 500.000 đồng/tháng.
Theo nguồn tin tố cáo gửi đến PV Thanh Niên, trong năm học 2019 – 2020 và nhiều năm trước đó, số gạo được cấp cho các HS Trường bán trú Ba Xa ăn còn dư rất nhiều. Đặc biệt năm học 2019 – 2020, do dịch Covid-19 bùng phát nên có rất ít HS đến trường. Theo tố cáo, ông Nguyễn Duy Bắc (45 tuổi), Hiệu trưởng Trường bán trú Ba Xa, đã đem bán số gạo dư này cho đơn vị cung cấp thực phẩm của nhà trường. Đồng thời, ông Bắc còn đứng ra xin phụ huynh HS từ 200.000 – 500.000 đồng/trường hợp từ nguồn tiền nhà nước hỗ trợ cho các em, với lý do để xã hội hóa sửa chữa, xây dựng cơ sở vật chất khu bán trú của trường. Tuy nhiên, các khoản thu chi này không được công khai, minh bạch.
Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Ba Xa. Ảnh HẢI PHONG
Ngày 21.9, PV Thanh Niên đã đến Trường bán trú Ba Xa để xác minh thông tin tố cáo. Tại đây, ông Bắc cho biết mỗi tháng HS được cấp miễn phí 15 kg gạo/em. Theo đó, các HS ở lại trường hằng tuần được nhà trường nấu ăn, còn các HS không ở lại sẽ được cấp gạo đem về nhà. Do trong quá trình học tập, có một số HS nghỉ học và một số em ăn ít nên gạo được cấp dư ra rất nhiều.
Còn về việc “xin khéo” tiền hỗ trợ của HS, ông Bắc thừa nhận là có nhưng chỉ từ 150.000 – 200.000 đồng/trường hợp, chứ không lên đến 500.000 đồng/trường hợp như bị tố cáo. Ông Bắc cho rằng xin số tiền này để sửa chữa, tôn tạo lại khu bán trú của trường cho sạch sẽ, khang trang hơn.
Khi PV đặt vấn đề vì sao tiền bán gạo và tiền “xin khéo” chế độ của HS không được công khai trước Hội đồng giáo viên nhà trường, thì ông Bắc thừa nhận việc này ông chỉ nói cho giáo viên nhà trường biết trong thời gian giải lao, cũng như không có chứng từ mua bán.
Tại buổi làm việc, chúng tôi xin được tiếp cận biên bản cuộc họp với phụ huynh, số lượng HS được hưởng gạo, tiền của nhà nước hỗ trợ và giấy tờ liên quan đến việc mua bán gạo của trường, thế nhưng ông Bắc không nhớ số lượng HS qua các năm học và viện lý do Cơ quan CSĐT Công an H.Ba Tơ đã thu giữ hết tài liệu liên quan đến sự việc để phục vụ công tác xác minh, điều tra nên ở trường không có các tài liệu này.
Ông Phạm Văn Tín, Phó chủ tịch UBND xã Ba Xa, cho biết trước khi bán gạo dư, ông Bắc có gọi điện báo cho lãnh đạo địa phương biết là bán để lấy tiền lo cho các em HS ăn, uống. Còn bán số lượng bao nhiêu và số tiền như thế nào thì UBND xã Ba Xa không nắm và cũng không biết đã chi tiêu số tiền này như thế nào.
Ông Phạm Xuân Vinh, Chủ tịch UBND H.Ba Tơ, cho biết lãnh đạo huyện đã nắm bắt thông tin về vụ việc này, tuy nhiên vụ việc đúng sai thế nào thì hiện nay Công an H.Ba Tơ đang điều tra, làm rõ.
Thương chị em nữ sinh học giỏi, bố tai nạn nằm liệt, mẹ bỏ đi biệt tích
Sau ngày bố bị tai nạn nằm liệt, mẹ cũng bỏ đi biệt tích. Dù vậy, chị em Hương kiên cường vượt qua nghịch cảnh để học thật giỏi nhưng giờ đây không biết xoay xở ra sao để có tiền tiếp tục đi học.
Bố nằm liệt, mẹ bỏ đi biệt tích
11 năm qua, với đứa bé 7 tuổi thì hình ảnh người mẹ đã nhạt nhòa trong ký ức, tấm ảnh của mẹ, Hương cất sâu vào đáy chiếc hộp mà không một lần dám lấy ra nhìn lại. Còn với Oai, em trai của Hương khi ấy mới 3 tuổi thì chưa thể nhớ khuôn mặt mẹ ra sao.
Trong một ngày rét buốt, tôi đến thăm căn nhà nhỏ của hai chị em nữ sinh Nguyễn Thị Hồng Hương (xã Thăng Bình, huyện Nông Cống, Thanh Hóa) - học sinh lớp 12, Trường THPT Nông Cống 3.
Sau khi bị tai nạn, bố của Hương nằm liệt, không còn nhận biết được gì.
Tôi cứ ấn tượng mãi về em, một cô gái với dáng người nhỏ nhắn, khuôn mặt trở nên nhợt nhạt vì những cơn gió lạnh thế nhưng lại có thể kiên cường và nghị lực đến thế. 7 tuổi, cô bé đối mặt với nỗi đau bố bị tai nạn dập não, sau đó không còn nhận biết được gì. Chưa dừng lại ở đó, sau ngày tai họa ập xuống gia đình, mẹ cũng bỏ đi biệt tích. Dưới Hương là cậu em khi ấy mới tròn 3 tuổi.
11 năm qua, Hương thay mẹ chăm sóc bố và em.
Hương kể, ngày mẹ mới bỏ đi, hai chị em tối nào cũng ôm nhau khóc, bố thì nằm một chỗ không biết gì nhưng tay chân đập loạn xạ, gào thét khiến hai chị em rất sợ hãi. Hương dẫn em đi khắp làng trên xóm dưới đến bật cả máu chân tìm mẹ nhưng chẳng thấy mẹ đâu, tối đến lại lủi thủi dắt em về.
Có những lúc hai chị em không dám bước chân vào nhà, cứ nắm chặt tay nhau mà nép ngoài cánh cửa vì sợ bố. Nỗi ám ảnh đó cho đến giờ vẫn đi vào trong giấc mơ của cô bé mỗi đêm. Em bảo đó là vết thương không bao giờ lành được.
Thời gian trôi đi, chị em Hương quen dần với cảnh không còn mẹ ở bên và hình ảnh người cha nằm một chỗ với gương mặt khi thì vô thức khi thì giận dữ đến đáng sợ.
Thời gian trôi đi, chị em Hương quen dần với cảnh không còn mẹ bên cạnh và hình ảnh người cha nằm một chỗ với gương mặt khi thì vô thức khi thì giận dữ đến đáng sợ.
Càng lớn, cô bé càng ý thức được nỗi đau khi bố không thể nhận ra hai chị em, nỗi đau thiếu vắng bàn tay chăm sóc của mẹ. Hương chưa bao giờ dám khóc, mọi nỗi tủi thân em dấu kín trong lòng. Trái tim non nớt nhưng đầy tổn thương kia chỉ muốn em trai nhìn thấy chị kiên cường mà cố gắng.
Video đang HOT
11 năm trôi qua, chị em Hương được ông bà nội cưu mang, bữa đói, bữa no dìu dắt nhau qua những ngày khốn khó.
Kiên cường vượt nghịch cảnh
Thời gian trôi đi, ngày biến cố xảy ra với gia đình, Hương mới chỉ học lớp 1, vậy mà giờ đây Hương đã là nữ sinh lớp 12 còn em trai đang học lớp 7.
Không có bố mẹ chỉ dạy, thế nhưng năm nào chị em Hương cũng là học sinh giỏi toàn diện. Không những vậy, cả hai chị em nhiều năm liền đạt các giải học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp huyện, là cán bộ lớp năng nổ và tiêu biểu của trường. Năm học này, Hương vào đội tuyển thi học sinh giỏi Văn, còn cậu em trai là thành viên của đội tuyển thi học sinh giỏi môn Vật Lý.
Cùng bảo ban nhau học tập, năm nào hai chị em Hương cũng là học sinh giỏi toàn diện của trường.
Sẽ phải xoay xở ra sao để có thể tiếp tục được đi học là lo lắng của Hương khi mà ông bà ngày càng già yếu, bố nằm một chỗ như thế này.
Ngồi bên hai đứa cháu nội tội nghiệp, bà Nguyễn Thị Thúy thở dài chua xót. Bà bảo, từng ấy thời gian, con dâu chưa một lần trở về nhìn mặt các con, cũng không gửi tiền bạc về nuôi các cháu nên bây giờ, chúng cũng không còn nhớ mặt mẹ nữa.
Cả nhà chỉ trông chờ vào 6 sào ruộng cấy và gần 1 triệu tiền trợ cấp cho bố Hương và bà là người chăm nuôi. Mấy năm nay, ông bà sức khỏe yếu, không biết rồi đây sẽ tiếp tục cưu mang các cháu ra sao.
Bà Thúy tự hào lật giở từng tấm giấy khen của các cháu
"Chúng tôi cũng gần đất xa trời rồi, sống nay chết mai không biết các cháu sẽ nương tựa vào ai, cũng không còn sức mà nuôi các cháu học hành nên người", nói rồi bà Thúy đưa ánh mắt nhìn về người con trai đang quơ tay tự đập vào đầu mình mà ứa nước mắt.
Cô giáo Lương Thị Phượng, giáo viên chủ nhiệm của Hương chia sẻ: "Hương là học sinh có hoàn cảnh rất đặc biệt, nhưng rất nỗ lực và kiên cường. Năm nào em cũng là học sinh giỏi toàn diện, tham gia các kỳ thi học sinh giỏi và đạt giải cao. Biết hoàn cảnh của em nên nhà trường năm nào cũng miễn giảm nhiều khoản đóng góp cho em cũng như ưu ái dành các suất học bổng".
Bà Thúy kể sự việc đau lòng con trai tai nạn, con dâu bỏ đi biệt tích mà không khỏi xót xa.
Ông Hà Vĩnh Thanh, Bí thư Đảng ủy xã Thăng Bình cho biết: "Hai em Hương và Oai là học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong xã. Bố tai nạn nằm liệt, mẹ thì bỏ đi nhưng các cháu rất ngoan và học giỏi. Hai chị em luôn là tấm gương sáng về thành tích học tập để các cháu học sinh trong xã noi theo.
Địa phương cũng luôn quan tâm dành những phần quà động viên ngày lễ Tết. Điều mà chúng tôi trăn trở là ông bà già yếu, Hương chuẩn bị thi đại học còn em trai đang học cấp 2. Những học sinh với lực học tốt như vậy nếu vì hoàn cảnh mà dở dang việc học thì thật sự rất đáng thương".
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 4328:
Em Nguyễn Thị Hồng Hương, thôn Lý Đông, xã Thăng Bình, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa
2. Quỹ Khuyến học Việt Nam
Phòng 401, 402, tòa nhà 25, phố Tạ Quang Bửu, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tel: 0243 9448503
Tài khoản tại Ngân hàng Vietcombank
Số TK: 1020856912
Tại: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành
3. Báo điện tử Dân trí
Số 2, Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490
Email: nhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 1017378606
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Dien tu Dan tri
Account Number: 1017780241
Swift Code: BFTV VNVX 045
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản EUR tại Vietcombank:
Account Name: Bao Dien tu Dan tri
Account Number: 1022601465
Swift Code: BFTV VNVX 045
Bank Name: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (Vietcombank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 126000081304
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
Tên Tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
Số Tài khoản: 26110002631994
Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tràng An
Địa chỉ: Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
ĐT: 0436869656.
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 0231195149383
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:
- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
- Số tài khoản VND: 1400206035022
- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ.
* Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)
- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
- Số tải khoản VND: 1017589681
- Chi nhánh Hà Nội.
* Tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
- Tên tài khoản: Báo điện tử Dân trí
- Số tài khoản VND: 333556688888
- Chi nhánh Đông Đô - Phòng GD Thanh Xuân
3. Văn phòng đại diện của báo:
- VP Đà Nẵng: Số 1 Lê Duẩn, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.
Tel: 0236. 3653 725
- VP TPHCM: Số 51 - 53, Võ Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM.
Tel: 028. 3517 6331 (trong giờ hành chính) hoặc số hotline 0974567567
- VP Cần Thơ: Số 2, Đại lộ Hòa Bình, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Tel: 0292.3.733.269
Quảng Nam: Chấn chỉnh việc tiêm vắc xin Covid-19 sau vụ nam sinh lớp 11 tiêm liên tiếp 2 mũi Sau vụ nam sinh lớp 11 được tiêm 2 mũi vắc xin phòng Covid-19 chỉ cách nhau 10 phút, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam yêu cầu các địa phương cần chấn chỉnh lại công tác tiêm vắc xin. Chiều 17.12, 1 lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết đã yêu cầu Trung tâm y tế TP.Tam Kỳ báo cáo...