Hiểu rõ khả năng chống nước và kháng nước để không sợ điện thoại của bạn bị hư
Đến thời điểm hiện tại, khả năng kháng nước trên điện thoại, smartphone đã trở nên phổ biến. Thế nhưng, hầu hết người dùng lại không hiểu rõ về khả năng này của điện thoại dẫn đến những sai lầm không đáng có.
Ngay bây giờ, mình sẽ làm rõ về khả năng kháng nước trên điện thoại để người dùng không làm hỏng thiết bị di động của mình.
Cách phân biệt rõ kháng nước và chống nước trên điện thoại
Để đo độ kháng nước của những chiếc điện thoại, chúng ta sẽ dùng chuẩn IP. Đây là một chuẩn được Ủy Ban Kỹ Thuật Điện Quốc Tế – IEC đưa ra nhằm đánh giá xem thiết bị điện trụ được bao lâu trong điều kiện nước và bụi bẩn. Ví dụ: IP67, IP68,…
Cụm IP dùng để chỉ thị mức chống lọt bụi, cát của thiết bị. Nếu là chuẩn IP6 thì thiết bị đó sẽ có khả năng chống lọt bụi, cát trong 8 giờ liên tục. Ký tự thứ 4 để chỉ mức độ chống lọt nước vào thiết bị. Các smartphone đạt tiêu chuẩn IP67 hoặc IP68 thì mới có khả năng chống nước. Nghĩa là trong điều kiện tiêu chuẩn, smartphone đạt IP68 có thể chống nước ở độ sâu tối đa 1,5 m với thời gian 30 phút.
Nhìn chung thì chỉ số IP càng cao thì khả năng chống nước và bụi càng tốt. Nhưng bạn nên biết rằng nhà sản xuất trang bị tính năng này trên điện thoại là để phòng trường hợp bất đắc dĩ. Apple công bố rằng khả năng kháng nước, tia nước, kháng bụi không tồn tại vĩnh viễn và sức đề kháng có thể giảm do hao mòn thông thường. Vì thế, bạn không nên quá ỷ lại vào những chỉ số này.
2. Vài mẹo hữu ích khi điện thoại bị dính nước
Như mình đã nói ở trên, dù điện thoại có trang bị khả năng chống nước cao nhất thì vẫn có nguy cơ hỏng. Vì thế, đều phải xử lý làm khô thiết bị như nhau.
Tháo SIM, tắt nguồn ngay lập tức: Ngay khi vớt điện thoại lên khỏi chỗ nước, phải tắt nguồn điện thoại để giảm thiểu nguy cơ chập mạch, IC… Tiếp theo nên tháo khay sim ra vì cái khe nhỏ bé này có thể là nơi đầu tiên mà nước lọt vào.
Video đang HOT
Làm khô điện thoai càng nhanh càng tốt: Dùng khăn mềm lau toàn bộ xung quanh thiết bị để làm khô. Tuyệt đối không sử dụng máy sấy tóc để làm khô điện thoại. Máy sấy có thể khiến cho nước lọt vào sâu trong điện thoại hơn và nhiệt lượng quá lớn sẽ gây hỏng hóc linh kiện. Sau đó, bỏ điện thoại vào hộp chứa đầy vật liệu hút nước tốt như gạo rồi chờ đợi trong ít nhất 8 tiếng.
Có hạt chống ẩm thì càng tốt: Thí nghiệm của Gazelle – công ty chuyên thu mua điện thoại hỏng về sửa rồi đem bán đã chứng minh điều đó. Trong thí nghiệm của mình, Gazelle đã cho 9 chiếc điện thoại ngâm trong nước khoảng 10 giây rồi đặt chúng vào những bát chứa các vật liệu hút ẩm dễ kiếm như gạo, ngũ cốc… Kết quả là có 3 chiếc điện thoại xấu số không thể bật lên. Thí nghiệm cũng chỉ ra rằng các máy Samsung thoát nước dễ hơn iPhone.
Chúng ta chưa đủ trình để làm các thiết bị điện tử miễn nhiễm với nước hoàn toàn. Vì thế, cố gắng giữ điện thoại thật khô ráo bạn nhé
Theo Thế Giới Di Động
4G không vào được hoặc quá chậm? Thử ngay 10 cách sau đây là ngon lành trở lại
Bạn đang rất khó chịu, bực bội vì không thể hiểu nổi tại sao smartphone của bạn không dùng được 4G thì đây là bài viết mà bạn cần đọc. Bài viết sẽ chỉ ra 10 việc bạn cần làm khi 4G không hoạt động trên smartphone của bạn.
1. Khởi động lại smartphone
Như đa số những lỗi khác trên smartphone, việc đơn giản và thiết yếu nhất là bạn cần khởi động lại máy. Với việc thay đổi cài đặt trên máy thì việc khởi động lại là rất cần thiết để giúp máy cập nhật lại những thay đổi mới cũng như tự tối ưu hệ thống sao cho phù hợp để sử dụng. Vì vậy, với việc bật 4G nhưng không vào mạng được thì việc đầu tiên bạn cần làm là khởi động lại máy.
2. Xem lại cài đặt dữ liệu di động
Không giống như WiFi, 4G cần có một vài bước cài đặt trên hệ thống để giúp tối ưu lưu lượng và một số tùy chọn khác. Vì vậy, nếu không thể dùng được 4G bạn cần xem lại cái mục cài đặt dữ liệu di động và cài đặt lại cho phù hợp
3. Tháo SIM ra và lắp lại
Dữ liệu di động không hoạt động được có thể do lỗi thẻ SIM của bạn do bạn vừa thay đổi cài đặt về mạng di động như đổi gói cước mà hệ thống chưa kịp cập nhật. Thì bạn cần tắt máy, tháo SIM ra và lắp.
4. Chuyển sang chế độ máy bay
Trong trường hợp máy bạn có 2 SIM và có nhiều sóng khác như Bluetooth, WiFi,... Những loại sóng này có thể sẽ xung đột với nhau gây ra một số lỗi hệ thống như không dùng được 4G. Vì vậy, trong trường hợp này bạn nên bật chế độ máy bay sau đó tắt đi và bật lại 4G để sử dụng.
5. Kiểm tra gói cước đang sử dụng
Mỗi nhà mạng đều có các gói cước 4G khác nhau, trong đó có các gói cước sau khi đã dùng hết lưu lượng tốc độ cao thì không được truy cập internet nữa mốt số gói khác vẫn cho phép truy cập với tốc độ thấp. Vì vậy, bạn nên kiểm tra lại gói cước đang sử dụng để việc sử dụng 4G được tốt hơn.
6. Vị trí của bạn
Ngoài những lỗi trên hệ thống thì có một yếu tố cũng rất quan trọng đó là vị trí bạn dùng 4G. Vị trí địa lý ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm khi truy cập internet. Vì vậy, bạn nên tìm nơi có sóng ổn định, tránh những nơi nhiều cây cối, vùng sâu vùng xa,...
7. Đổi sim 3G lên 4G
Hiện tại, 4G đã được các nhà mạng phổ biến đến với người dùng. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều thuê bao vẫn chưa đổi SIM 3G cũ thành SIM 4G để có thể sử dụng được các dịch vụ liên quan đến 4G. Do đó, bạn nên kiểm tra lại và đổi lên SIM 4G.
8. Kiểm tra lưu lượng trong tài khoản
Một lý do nghe rất buồn cười tuy nhiên lại có rất nhiều người dùng không để ý. Đó là hết lưu lượng truy cập internet, bạn nên kiểm tra lại lưu lượng trước khi muốn sử dụng 4G.
9. Liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ
Trong quá trình phát sóng 4G các nhà mạng cũng thường gặp phải các trường hợp lỗi hệ thống, cá mập cắn cáp,... Vì vậy, để đảm bảo bạn nên liên hệ với nhà mạng đang dùng và hỏi về tình trạng sóng 4G.
10. Đưa đến trung tâm bảo hành
Nếu đã thực hiện toàn bộ những cách trên nhưng bạn vẫn không dùng được 4G thì chỉ còn cách cuối cùng là đưa smartphone của bạn đến trung tâm bảo hành. Vì có thể trong quá trình sử dụng smartphone của bạn đã bị hỏng ở đâu đó.
Theo Thế Giới Di Động
Tin tặc Trung Quốc đột nhập công ty viễn thông để theo dõi điện thoại quan chức Nhóm tin tặc APT41 có liên quan tới chính phủ Trung Quốc đã đột nhập vào công ty viễn thông rồi theo dõi tin nhắn và dữ liệu điện thoại của quan chức chính phủ, báo cáo của công ty bảo mật Mỹ FireEye cho biết. Theo đó, mục tiêu thường là tướng lĩnh quân đội, tình báo hoặc quan chức cấp cao...