Hiệu quả từ sự đổi mới
Với sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng của các cơ quan của Quốc hội, đợt 1 kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XIV diễn ra từ ngày 20 đến 28-5-2020 đã thành công, hiệu quả.
Việc áp dụng hình thức họp trực tuyến đã thể hiện sự linh hoạt, tận dụng tối đa lợi thế công nghệ hiện đại và là thời cơ để đổi mới phương thức hoạt động của Quốc hội trong tương lai gần.
Hội trường phiên khai mạc.
Nghị sự những nội dung quan trọng
Ngay sau phiên khai mạc ngày 20-5, kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XIV đã đi ngay vào chương trình nghị sự với nội dung về việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA); phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa một bên là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và một bên là Liên minh châu Âu và các nước thành viên Liên minh châu Âu (EVIPA); phê chuẩn gia nhập Công ước số 105 của Tổ chức Lao động quốc tế về xóa bỏ lao động cưỡng bức. Đây đều là những hiệp định, công ước quan trọng, xuất phát từ chính lợi ích phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và cam kết mở rộng hợp tác quốc tế của Đảng, Nhà nước ta.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 được kiểm soát, việc bắt tay ngay vào phục hồi, phát triển kinh tế là một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay. Cử tri Bùi Văn Hùng (phường Mậu Lương, quận Hà Đông) đánh giá, nhiều nội dung luật, nghị quyết về thúc đẩy phát triển kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho người dân, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước như dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Nghị quyết về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp; dự án Luật Đầu tư (sửa đổi); dự án Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi); dự án Luật Thỏa thuận quốc tế… được Quốc hội xem xét, thảo luận ngay từ đầu kỳ họp đã thể hiện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân.
Đại biểu sử dụng hệ thống công nghệ thông tin tại kỳ họp.
Đặc biệt, tại kỳ họp này, Quốc hội đã dành sự quan tâm thỏa đáng đến quyền, lợi ích của thế hệ tương lai đất nước với nội dung giám sát tối cao về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em; thảo luận về dự án Luật Thanh niên (sửa đổi). Quốc hội cũng thảo luận về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 và dự án Luật Biên phòng Việt Nam.
Video đang HOT
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, hầu hết các phiên thảo luận của Quốc hội tại đợt 1, kỳ họp thứ chín đã diễn ra sôi nổi, có chất lượng cao. Mặc dù là kỳ họp trực tuyến nhưng các đại biểu đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, trí tuệ, đồng thời phát huy tinh thần đoàn kết, dân chủ, tích cực thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến, góp phần vào thành công kỳ họp, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cử tri và nhân dân cả nước.
Kỳ họp của sự đổi mới
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Quốc hội tổ chức họp trực tuyến. Do đó, công tác kỹ thuật đã được chuẩn bị hết sức khẩn trương, bảo đảm hạ tầng công nghệ, kết nối thông suốt. Ngoài ra, công tác bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng cũng được các đại biểu đánh giá tốt.
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Đoàn Hà Nội).
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Đoàn Hà Nội) đánh giá, đợt họp trực tuyến vừa qua cho thấy, các đại biểu ở các điểm cầu tham gia thảo luận, tranh luận không kém gì họp trực tiếp ở hội trường Quốc hội. Điều này cho thấy việc họp trực tuyến đã mang lại hiệu quả cao, góp phần giảm chi phí kỳ họp và bảo đảm khoảng cách an toàn trong bối cảnh cả nước đang tập trung ngăn chặn dịch Covid-19.
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) cho rằng, đây là cơ hội để đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Quốc hội và việc họp trực tuyến nên tiếp tục được duy trì. “Quốc hội một năm không nhất thiết chỉ họp 2 kỳ, mà có thể chia thành 3-4 kỳ. Và mỗi kỳ họp tập trung nên ngắn, chỉ cần 7-10 ngày đối với những vấn đề cần thiết thảo luận tập trung, còn lại có thể lựa chọn vấn đề để tổ chức họp trực tuyến”, đại biểu Hoàng Văn Cường nêu ý kiến.
Theo dõi toàn bộ các phiên họp được truyền hình, phát thanh trực tiếp, cử tri Bùi Khánh Toàn (phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình) cho biết, dù các đại biểu phát biểu ở điểm cầu tại Nhà Quốc hội hay 63 tỉnh, thành phố thì người dân đều nghe rõ, nhìn rõ, bảo đảm thông tin thông suốt.
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cũng cho biết, có đến 73% đại biểu đề nghị duy trì cách thức tổ chức một kỳ họp chia thành hai đợt. Đồng thời, hơn 94% các đại biểu đánh giá tốt công tác tổ chức; cách thức đăng ký phát biểu; hệ thống đường truyền âm thanh, tín hiệu; công tác hỗ trợ cho đại biểu trong tham gia họp trực tuyến…
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, mặc dù là lần đầu tiên Quốc hội tổ chức họp trực tuyến nhưng công việc diễn ra suôn sẻ. Đây là nét đổi mới, thể hiện sự linh hoạt trong hoạt động của Quốc hội, song vẫn bảo đảm duy trì không khí dân chủ, công khai của kỳ họp theo đúng quy định của pháp luật và cũng là tiền đề để Quốc hội có thể cải tiến phương thức hoạt động, tiến tới rút ngắn thời gian nghị sự trong những kỳ họp sau.
Nóng: Lần đầu tiên Bộ NN&PTNT cho nhập khẩu lợn sống
Bộ NN&PTNT vừa có công văn trả lời Cục Thú y về việc nhập khẩu lợn sống từ các nước vào Việt Nam.
Theo đó, Bộ NN&PTNT đã đồng ý phương án Cục Thú y phân tích rủi ro nhập khẩu lợn sống dựa trên hồ sơ do các nước xuất khẩu cung cấp.
Được biết, đây là lần đầu tiên cơ quan chức năng Việt Nam đồng ý cho phép nhập khẩu lợn sống chính ngạch trong bối cảnh dịch Covid-19.
Hiện nay giá lợn hơi đang ở mức cao, kích thích người chăn nuôi tái đàn, tăng đàn nên nhu cầu lợn giống tăng rất cao. Trong ảnh: Một chủ trang trại vừa nhập đàn lợn hậu bị với giá 12 triệu đồng/con Ảnh: Đ.T
Công văn số 3529/BNN-VP ngày 27/5/2020, do Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến kí cho biết, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên thế giới; thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc ổn định giá thịt lợn tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá quý I/2020; xét công văn số 807 của Cục Thú y về việc nhập khẩu lợn sống từ các nước vào Việt Nam, Bộ NN&PTNT đồng ý phương án của Cục Thú y phân tích rủi ro về việc nhập khẩu lợn sống dựa trên hồ sơ do các nước xuất khẩu cung cấp.
Sau khi hoàn thành bước đánh giá hồ sơ, Cục Thú y phối hợp với các doanh nghiệp nhập khẩu liên hệ và tổ chức họp trực tuyến với cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu. Qua đó trao đổi về những vướng mắc, thu thập các thông tin còn thiếu nhằm hoàn thiện quá trình phân tích rủi ro nhập khẩu, thỏa thuận điều kiện vệ sinh thú y và mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu.
Các doanh nghiệp nhập khẩu lợn sống phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về kiểm dịch nhập khẩu, đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc trong nước. Thực hiện quy định cách ly kiểm dịch lợn sống nhập khẩu 30 ngày.
Cũng theo công văn này, sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, việc kiểm dịch nhập khẩu lợn sống từ các nước vào Việt Nam sẽ được thực hiện theo đúng quy định và trình tự hiện hành.
Trao đổi với PV Dân Việt chiều 28/5, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến xác nhận: Đây là lần đầu tiên nước ta cho phép nhập khẩu chính ngạch lợn sống.
Sở dĩ việc cho phép nhập khẩu cả lợn sống là do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, giá lợn hơi và giá thịt lợn trong nước liên tục tăng ở mức cao, khiến chỉ số giá tiêu dùng tăng cao.
"Việc nhập khẩu lợn sống sẽ được kiểm soát chặt chẽ, tránh hiện tượng nhập ồ ạt, gây ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường trong nước. Sắp tới, Bộ NN&PTNT sẽ tổ chức lễ hội thịt gà, lễ hội cá tra nhằm khuyến khích người tiêu dùng tăng cường sử dụng các thực phẩm khác ngoài thịt lợn", Thứ trưởng Tiến nói.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tìm các giải pháp bình ổn giá thịt lợn, Bộ NN&PTNT đã nghiên cứu và tìm hiểu một số thị trường. Dựa trên nhiều buổi làm việc với cơ quan liên quan, tới đây Bộ sẽ cho phép một số DN thực hiện nhập khẩu chính ngạch lợn giống từ nước ngoài.
"Trước mắt có thể sẽ nhập lợn từ Thái Lan", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến thông tin.
Giá heo hơi hôm nay 28/5 đang có dấu hiệu hạ nhiệt, song vẫn ở mức cao, phổ biến từ 95.000 - 98.000 đồng/kg. Cá biệt có một số nơi xuất hiện giá lợn hơi100.000 đồng/kg. Ảnh: Nha Mẫn
Thứ trưởng Tiến khẳng định: Việc nhập khẩu lợn sống không có gì đáng lo ngại. Thái Lan là nước có nền chăn nuôi tiên tiến, tất cả quy trình nhập khẩu đều được kiểm soát chặt chẽ từ phía nước bạn. Khi lợn về tới cửa khẩu của Việt Nam sẽ được cách li, lấy mẫu kiểm dịch.
Ngoài việc nhập khẩu thịt lợn, từ đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp cũng đã tăng cường nhập khẩu heo giống cấp bố mẹ, cụ kị, ông bà để bổ sung nguồn cung trong nước. Các lô heo này sẽ được cách ly theo quy định.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cũng cho biết, các doanh nghiệp đã đăng ký nhập khẩu lợn giống với trên 110.000 con. Riêng đàn giống thế hệ ông bà, cụ kỵ đã nhập khẩu về nước là 5.016 con, dự kiến nhập thêm 10.000 con nữa.
Việc nhập khẩu đàn giống lợn trong năm 2020, cộng với đàn giống trong nước sẽ đảm bảo đủ lợn giống cho chăn nuôi giai đoạn 2020 - 2024.
Bộ NNPTNT cho biết sẽ tạo điều kiện thuận lợi tối đa để tăng cường nhập khẩu heo giống nhằm phục vụ tăng đàn và tái đàn. Việc nhập khẩu heo nái hậu bị nói chung và heo giống là không hạn chế, không hạn ngạch.
Phát huy thế mạnh "đất trăm nghề" Sáng 25/5, đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy, đã đi thăm, kiểm tra công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thường Tín; công tác phòng, chống dịch Covid-19 và kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo,...