Hiệu quả từ chương trình ‘Mỗi xã một sản phẩm’ ở Bến Tre
Mang lại lợi ích cho cộng đồng, góp phần thay đổi tư duy về kinh tế nông thôn… là hiệu quả rõ nhất của chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” tại tỉnh Bến Tre chỉ sau 3 năm triển khai.
Chương trình OCOP đã thúc đẩy phát triển hàng nông sản của Bến Tre. Ảnh: Báo Đồng Khởi
Trong thời gian qua, tỉnh Bến Tre đã tập trung thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Trọng tâm của chương trình là phát triển sản xuất và thương mại hóa sản phẩm, tạo động lực trong xây dựng nông thôn mới. Kết quả là từ năm 2018 đến nay, tỉnh có 89 sản phẩm đăng ký sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý.
Lợi ích cộng đồng
Theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre Huỳnh Quang Đức, trong thực hiện chương trình OCOP thì sản phẩm OCOP cần bảo đảm các tiêu chí chung của hàng hóa như: Truy xuất nguồn gốc, bao bì, mẫu mã và tính cạnh tranh. Ngoài ra, sản phẩm OCOP còn có đặc điểm như sử dụng nguồn nguyên liệu, lực lượng lao động tại địa phương nhằm mang lại lợi ích cộng đồng.
Video đang HOT
Thời gian qua, OCOP đã tạo động lực mới trong phát triển sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là hàng nông sản của Bến Tre. Thông qua chương trình, những hộ sản xuất nhỏ, tổ hợp tác, HTX không chỉ có điều kiện tiếp cận thị trường, đưa sản phẩm đến người tiêu dùng, tạo giá trị tăng thêm mà còn hướng đến việc tạo ra các sản phẩm mới. OCOP còn góp phần thu hút, phát triển du lịch, qua đó nâng cao thu nhập và giá trị địa phương một cách thiết thực, hiệu quả, ông Huỳnh Quang Đức cho biết.
Sau 3 năm triển khai (2018-2020), chương trình OCOP đã giúp những sản phẩm khu vực nông thôn có bước chuyển về chất và lượng, tạo lực đẩy mới cho kinh tế nông thôn.
Trước đó vào tháng 6/2019, tỉnh đã đăng cai tổ chức Hội chợ Nông nghiệp và Sản phẩm OCOP khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Hội chợ thu hút sự tham gia của 25 tỉnh, thành phố trong khu vực cùng các tỉnh miền Đông Nam Bộ, miền Trung, miền Bắc tham gia, với 355 gian hàng, trên 500 mặt hàng của 1.500 chủng loại. Lượng khách tham quan, mua sắm đạt 55.000 lượt; doanh thu của Hội chợ đạt trên 15 tỷ đồng.
Các hoạt động tại hội chợ đã góp phần tăng cường, mở rộng giao lưu kinh tế giữa các địa phương trong tỉnh với các tỉnh bạn; đẩy mạnh kết nối cung – cầu hàng hóa giữa các nhà sản xuất và các đầu mối tiêu thụ; mở ra nhiều cơ hội tiếp cận công nghệ mới, thị trường mới để doanh nghiệp tỉnh ngày càng có điều kiện phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn.
Thay đổi tư duy kinh tế nông thôn
Chị Trần Thị Xuân, Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Mỏ Cày, huyện Mỏ Cày Nam, người có sản phẩm được địa phương chọn là sản phẩm OCOP chia sẻ: “OCOP là chương trình đi vào chiều sâu. Dù là cá thể hay cơ sở sản xuất đều cần có quy chế, điều lệ giống như hợp tác để phát triển sản phẩm đạt chuẩn. Vì vậy, ngành chức năng cần hỗ trợ về kết nối cung – cầu, thiết kế, cải tiến mẫu mã sản phẩm, tư vấn, hỗ trợ xây dựng, quảng bá và bảo vệ thương hiệu”.
Còn Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Huỳnh Quang Đức, tỉnh rất quan tâm việc nâng cấp, phát triển sản phẩm OCOP với nhiều giải pháp. Trong đó, hỗ trợ các chủ thể có tiềm năng hình thành những sản phẩm hoàn chỉnh, nâng cấp những sản phẩm đã đạt được trong thời gian qua từ cấp sao thấp lên cấp sao cao, cấp quốc gia.
Đồng thời, tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về sản phẩm OCOP. Tập trung huấn luyện, đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ cho các doanh nghiệp, các tổ hợp tác, HTX, sản xuất nông hộ biết để tạo ra những sản phẩm OCOP. Hướng dẫn cách tiếp cận thị trường thông qua kênh tổ chức giới thiệu sản phẩm tại các chuỗi sự kiện, kênh thương mại điện tử… Tạo điều kiện cho các chủ thể sản xuất tham gia chương trình OCOP tại các hội chợ trong và ngoài nước để tìm kiếm thị trường tiêu thụ.
“Hiện nay, các nghiên cứu khoa học về OCOP Bến Tre đã được tỉnh đặt hàng và thực hiện. Mục đích nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất, tạo ra sản phẩm OCOP bền vững, ngày càng đi vào thực chất”, ông Huỳnh Quang Đức nhấn mạnh.
Nhìn lại 3 năm thực hiện chương trình OCOP (2018-2020), tỉnh Bến Tre cho rằng khi thực hiện chương trình, các địa phương cần tập trung vào thế mạnh bản địa, hướng đến toàn cầu, người dân tự tin sáng tạo để có một sản phẩm OCOP thành công, có nghĩa là sản phẩm đó phải được làm mới, luôn tốt hơn, vươn xa hơn theo thời gian.
Như vậy, OCOP không chỉ góp phần giảm nghèo, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân mà còn là hành trình thay đổi tư duy về kinh tế nông thôn.
Quân khu 1 làm tốt công tác dân vận vùng sâu, biên giới
ến nay, Quân khu 1 đã thành lập 76 đội công tác chuyên ngành, 113 đội công tác liên ngành với hơn ba nghìn đội viên tham gia công tác dân vận giúp đồng bào vùng sâu, vùng xa, biên giới thuộc 319 xã, phường.
Các đội công tác đã tiến hành tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết, pháp luật, pháp lệnh cho gần ba triệu lượt người dân. ồng thời, Quân khu chỉ đạo, tổ chức 87 đại đội với hơn 5.100 lượt cán bộ, chiến sĩ thực hiện huấn luyện dã ngoại kết hợp làm công tác dân vận, tham gia "xóa đói, giảm nghèo" tại 92 cơ sở địa phương; tuyên truyền chống truyền đạo trái pháp luật 17 đợt tại 38 thôn, bản thuộc 27 xã; tổ chức 25 buổi gặp mặt biểu dương 1.750 lượt tín đồ tôn giáo, già làng, trưởng bản tiêu biểu trên địa bàn.
Cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 3 (Quân khu 1) giúp nhân dân xã Lâm Sơn (huyện Chi Lăng, Lạng Sơn) làm đường bê-tông liên thôn. Ảnh: TRẦN HỮU HUY
Thực hiện chủ trương công tác dân vận bám sát cơ sở, đến nay, các đơn vị lực lượng vũ trang quân khu đã phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng hơn 680 cơ sở chính trị (trong đó 304 cơ sở vùng dân tộc, 167 cơ sở vùng tôn giáo, 62 cơ sở vùng giáp biên, 148 cơ sở có vụ việc phức tạp); phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương củng cố 87 tổ chức đảng, 850 tổ chức chính trị, xã hội, 23 đầu mối dân quân...
* Những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cả về chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị nhằm từng bước chuẩn hóa, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Các cấp ủy, các địa phương chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong diện quy hoạch, cán bộ nữ, cán bộ trẻ; khắc phục tình trạng bố trí cán bộ cục bộ, khép kín trong từng địa phương, đơn vị; tạo điều kiện để cán bộ được rèn luyện, thử thách qua thực tiễn, bảo đảm trưởng thành cả về trình độ, năng lực công tác, tích lũy được nhiều kinh nghiệm và phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, sâu sát cơ quan, đơn vị, địa phương...
Quy trình công tác cán bộ ngày càng chặt chẽ, đồng bộ, công khai, minh bạch, khoa học và dân chủ hơn. Công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại được xem xét, quyết định một cách dân chủ, trên cơ sở phát huy đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn của từng thành viên, nhất là của người đứng đầu; các khâu, các bước trong quy trình công tác cán bộ thực hiện bảo đảm quy định. Cán bộ được bổ nhiệm đều xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị, từ đó, chất lượng cán bộ chung trong toàn tỉnh được nâng lên. Công tác đào tạo, bồi dưỡng và cập nhật kiến thức mới cho cán bộ các cấp được tỉnh quan tâm, theo hướng gắn với chức danh quy hoạch và sử dụng cán bộ. Chủ trương luân chuyển kết hợp với bố trí một số chức danh lãnh đạo không là người địa phương đạt được kết quả bước đầu, hiện đã bố trí sáu huyện, thị xã, thành phố có bí thư không phải là người địa phương. Tỉnh cũng tiến hành mở rộng thực hiện thí điểm bố trí bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND cấp xã, hiện đã có 52 trong tổng số 235 xã thực hiện.
Hướng dẫn mới về chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội năm 2021 Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành công văn về thực hiện chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội năm 2021. Người dân huyện Quảng Ninh, Quảng Bình, nuôi ong lấy mật thoát nghèo (Ảnh minh họa). Theo đó, cơ quan này đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương thực hiện một số...