Hiệu quả quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm tại y tế cơ sở
Kinh nghiệm từ các nước trên thế giới và thực tế tại các địa phương cho thấy việc quản lý, điều trị cho người mắc các bệnh không lây nhiễm (BKLN) tại y tế tuyến cơ sở là hết sức quan trọng.
Thời gian gần đây người dân trên địa bàn xã Kim Chính, huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình đều định kỳ hằng tháng đến Trạm y tế xã kiểm tra và lấy thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp về điều trị ngoại trú.
Việc quản lý bệnh không lây nhiễm tại y tế cơ sở đã tạo nhiều thuận lợi cho bệnh nhân.
Chia sẻ với phóng viên, nhiều bệnh nhân cho biết, nếu như trước đây khi TYT xã chưa triển khai việc khám và cấp thuốc định kỳ, mỗi tháng họ phải di chuyển xa để lên bệnh viện tỉnh khám và lấy thuốc. Mỗi lần như vậy thường mất cả buổi và đi lại rất tốn kém, vì thế, việc lấy thuốc không được đều đặn.
Tuy nhiên, kể từ khi TYT xã thực hiện việc khám, cấp thuốc điều trị tăng huyết áp, người dân thấy rất thuận lợi cho người bệnh. Theo đó, khi mệt mỏi, người dân có thể ra ngay TYT thăm khám. Theo lời bác Nguyễn Thị Hà, xã Kim Chính, điều mà bác hài lòng nhất khi đến TYT là dù sớm, hay khuya, chị luôn nhận được sự chăm sóc tận tình, vui vẻ của cán bộ y tế.
Nhờ được khám, cấp thuốc định kỳ đều đặn, sức khỏe của bác Hà giờ đã khá hơn rất nhiều, có điều kiện để chăm lo cho gia đình. Trạm trưởng TYT xã Kim Chính, bác sỹ Bùi Ngọc Ngọc Lan cho biết, hiện Trạm đang quản lý cho 144 bệnh nhân bị tăng huyết áp trên địa bàn.
Video đang HOT
Còn tại Trạm Y tế xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh, bác sỹ Hoàng Trọng Hiếu, Trạm trưởng Trạm Y tế cho biết, hiện TYT xã đang quản lý gần 400 người bệnh mắc các BKLN, chủ yếu là tăng huyết áp, đái tháo đường…
“Riêng bệnh tăng huyết áp, trạm quản lý và cấp thuốc cho gần 300 người bệnh. Việc triển khai quản lý các BKLN tại TYT, không chỉ giúp cho người bệnh giảm chi phí trong quá trình điều trị mà còn góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, uy tín và niềm tin của người dân trên địa bàn đối với TYT xã”, bác sỹ Hiếu thông tin.
D.Ngân
Theo baohaiquan
Bộ trưởng Y tế cảnh báo Việt Nam đối mặt với mô hình bệnh tật kép
Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Việt Nam phải đối mặt với mô hình bệnh tật kép bệnh lây nhiễm và bệnh không lây nhiễm.
Trong đó bệnh không lây nhiễm chiếm khoảng 70% gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam và là nguyên nhân gâu ra 77% tổng số tử vong toàn quốc. Đây là một thách thức lớn cho ngành y tế Việt Nam.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim cho biết như trên tại Chương trình Sinh hoạt y khoa Pháp-Việt lần thứ 23 diễn ra ngày 15/6 tại Hà Nội, do Bộ Y tế phối hợp với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức.
Năm 2019 là năm thứ 23 của Chương trình sinh hoạt Y khoa Pháp-Việt với chủ đề "Tối ưu hóa quản lý bệnh tăng huyết áp và tiểu đường: Vai trò thiết yếu của sự kết hợp giữa điều trị và giáo dục".
Bộ trưởng Tiến cảnh báo mô hình bệnh tật ở Việt Nam cũng đang có sự thay đổi. Việt Nam phải đối mặt với mô hình bệnh tật kép: Bệnh lây nhiễm và bệnh không lây nhiễm, trong đó bệnh không lây nhiễm chiếm khoảng 70% gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, chiếm tới 77% tổng số tử vong toàn quốc. Đây là một thách thức lớn cho ngành y tế Việt Nam.
Trong đó, Bộ trưởng nhấn mạnh đến việc quản lý tăng huyết áp và tiểu đường là những nguyên nhân hàng đầu của tử vong, tàn tật và gánh nặng y tế.
Theo kết quả nghiên cứu quốc gia của Bộ Y Tế, tại Việt Nam tỷ lệ tăng huyết áp chưa được chẩn đoán là 56,9%, tỷ lệ này ở đái tháo đường lên đến lên đến 69,9%; về quản lý bệnh, tỷ lệ tăng huyết áp chưa được quản lý là 86,4%, tỷ lệ này ở đái tháo đường là 71,1%.
Nguyên nhân chính là do nhận thức của người dân về bệnh còn hạn chế; người bệnh chưa tuân thủ điều trị; nhận thức và năng lực của cơ sở y tế chưa thực hiện tốt hoạt động khám, phát hiện sớm bệnh, điều trị tập trung chính vào cung cấp thuốc, chưa thực hiện các tư vấn, can thiệp về các yếu tố nguy cơ gây bệnh, tư vấn về tuân thủ điều trị...Đây là thách thức lớn trong việc đạt được mục tiêu kiểm soát tăng huyết áp và đái tháo đường ở Việt Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, để phòng chống và hạn chế các bệnh không lây nhiễm nói chung và các bệnh tim mạch và tiểu đường nói riêng, Chính phủ Việt Nam đã ban hành "Chương trình Sức khỏe Việt Nam" với 11 giải pháp, trong đó có 4 giải pháp đang được triển khai tích cực, bao gồm: Dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động thể lực, phòng chống tác hại thuốc lá và phòng chống tác hại rượu bia.
Ngoài ra, Bộ Y tế Việt Nam cũng đang triển khai thí điểm chương trình phát hiện sớm các bệnh như tiểu đường, tim mạch, ung thư.
"Bên cạnh đó, ngành y tế Việt Nam cũng chú trọng tới các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu, tăng cường sức khỏe, gắn với y tế cơ sở ở xã, phường, quận, huyện; đổi mới cơ chế tài chính, tiến tới bao phủ sức khỏe toàn dân"- Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh ý nghĩa các hoạt động hợp tác giữa Việt Nam và Cộng hòa Pháp trong lĩnh vực y tế ngày càng được tăng cường và mở rộng.
Chương trình Sinh hoạt Y khoa Pháp - Việt năm 2019 sẽ bàn thảo về một mô hình quản lý bệnh không lây nhiễm có tính khả thi và hiệu quả cao có tên là "NGÀY ĐẦU TIÊN" được thực hiện tại Việt Nam từ năm 2016.
Mô hình này gồm tổ hợp các hoạt động khép kín theo vòng đời nhằm chăm sóc sức khỏe cho người dân gồm: tầm soát phát hiện bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường sớm, đào tạo phương pháp tư vấn mới cho y bác sĩ, đào tạo trực tuyến cho đội ngũ điều dưỡng, giáo dục bệnh nhân qua website. Đây là dự án phi lợi nhuận được sự bảo trợ của cộng đồng Pháp ngữ, Hội Tim mạch và Đái tháo đường quốc gia.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Người Việt lười vận động và những mối nguy sức khoẻ nhìn thấy trước mắt Việt Nam là một trong 10 nước có tỷ lệ người dân lười vận động nhất thế giới. Thiếu vận động thể lực là một trong những yếu tố nguy cơ gây các bệnh không lây nhiễm như tăng huyết áp, tiểu đường, ung thư... Tăng cường vận động thể lực sẽ làm thay đổi cuộc sống của bạn. Gần 30% dân số...