Hiệu quả bất ngờ khi dùng đèn compact trồng thanh long
Tiết kiệm tới hơn 60% tiêu thụ điện năng, tương đương khoảng gần 30 triệu đồng/ha, bóng đèn compact chuyên dụng và quy trình lắp đặt, sử dụng điều khiển ra hoa cho cây thanh long đã được Bộ NN&PTNT công nhận là tiến bộ kỹ thuật, triển khai áp dụng rộng rãi trên toàn quốc.
Tiết kiệm gần 30 triệu đồng/ha
Đang vào đúng thời điểm ngày ngắn, đêm dài, muốn hỗ trợ cho thanh long ra hoa cần phải chong đèn làm tăng thêm vụ cho loài cây đặc biệt này. Nếu ai đến “thủ phủ” của thanh long Việt Nam là Bình Thuận thời điểm này sẽ thấy các cánh đồng thanh long sáng rực cả đêm.
Hàng trăm nông dân ở Bình Thuận đã chuyển sang sử dụng bóng đèn compact tiết kiệm điện của Rạng Đông. Ảnh: P.V
“Từ khi kết thúc đề tài 06 của Bộ KHCN đến nay và được chứng nhận tiến bộ KHKT, Bộ NNPTNT đã công bố rộng rãi, khuyến cáo nông dân nên sử dụng và đã có hàng triệu hộ nông dân biết đến sản phẩm này của Rạng Đông. Chỉ 3 tháng gần đây, thống kê của chúng tôi cho thấy, nông dân chong đèn thanh long đã tiêu thụ gần 1 triệu bóng đèn compact 20W của Rạng Đông”. Kỹ sư Nguyễn Văn Trinh
(TT Nghiên cứu R&D
Rạng Đông)
Chia sẻ với chúng tôi, ông Bùi Ngọc Lê – chủ cơ sở thanh long Lê Huân ở huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) cho biết, gia đình ông canh tác 7ha thanh long nên thời điểm này phải chong đèn liên tục.
Video đang HOT
“Trước đây, gia đình tôi thường sử dụng bóng đèn sợi đốt khoảng 60 – 70 W nên chi phí cho tiền điện sản xuất thanh long đã chiếm một khoản đầu tư rất lớn. Tuy nhiên, từ hơn 1 năm nay, tôi đã đổi sang bóng đèn của Rạng Đông 20W, chi phí đã giảm được gần 30 triệu đồng/ha, trong khi hiệu quả ra hoa và đậu quả vẫn rất cao. Đặc biệt, bóng đèn của Rạng Đông rất bền, ít cháy bóng” – ông Lê cho biết.
Theo ông Lê, hiện gia đình ông đã sử dụng gần 10.000 bóng đèn mới thay thế loại bóng 20W của Rạng Đông, nếu đủ tiền thay thế hết cả 7ha thì vụ sản xuất thanh long này có thể tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng tiền điện.
Nhờ giảm chi phí trong sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và tăng thu nhập cho vụ thanh long trái vụ của ông Lê, hầu hết các hộ trồng thanh long ở Bình Thuận khác cũng đã học theo.
“Gia đình tôi chưa đủ tiền thay thế toàn bộ bóng đèn của Rạng Đông nhưng hiện tại cũng đã thay được 50% đèn compact, chỉ còn lại 50% đèn sợi đốt, dự kiến sẽ thay thế nốt vào năm 2018″ – bà Nguyễn Thị Minh ở huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) cho biết.
Theo ông Phan Tấn Khế – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận, cây thanh long đang phát triển mạnh với diện tích khoảng 30.000ha trên toàn tỉnh, sản lượng khoảng 500.000 tấn/năm. Trong đó có khoảng 70% diện tích thanh long được người dân chong đèn để ra hoa trái vụ.
“Với việc đèn compact của Rạng Đông đã được Bộ NNPTNT công nhận là tiến bộ kỹ thuật, hiện Hội Nông dân cũng bắt đầu vận động các hộ trồng thanh long chuyển dần sang chong đèn compact để tiết kiệm điện, giảm chi phí sản xuất” – ông Khế nói.
Hỗ trợ sản xuất mặt hàng chủ lực xuất khẩu
Trao đổi với NTNN, kỹ sư Nguyễn Văn Trinh (Trung tâm Nghiên cứu R&D Rạng Đông) cho biết: Rạng Đông được Bộ NNPTNT công nhận 3 tiến bộ kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp gồm: Đèn chuyên dụng chiếu sáng cho thanh long; nhân giống nuôi cấy mô và cho hoa cúc.
“Cả 3 tiến bộ kỹ thuật này đều là công trình nghiên cứu khoa học được hỗ trợ của Bộ KHCN và đã có thời gian dài triển khai nghiên cứu thử nghiệm trên đồng ruộng, đạt kết quả rất tốt nên khi trình lên Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ của Bộ NNPTNT đã được đánh giá rất cao. Sau khi được Bộ NNPTNT công nhận, các tiến bộ kỹ thuật này đã được ngành nông nghiệp giới thiệu với các địa phương, đặc biệt là đèn chuyên dụng chiếu sáng cho thanh long được người dân sử dụng rộng rãi” – ông Trinh cho biết.
Nói về các tiến bộ kỹ thuật này, ông Nguyễn Như Cường – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho rằng, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để giảm giá đầu vào, giảm lượng phân bón, thuốc BVTV, làm gia tăng giá trị sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tạo sức cạnh tranh cho nông sản không chỉ ở thị trường trong nước mà còn góp phần tạo sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
“Với một số cây trồng có đặc thù như cây thanh long, việc sử dụng chiếu sáng làm tăng số vụ thanh long nên được áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, từ trước tới nay, việc sử dụng chiếu sáng thường sử dụng bóng đèn tròn sợi tóc làm tiêu tốn điện và tăng chi phí. Tiến bộ kỹ thuật của Rạng Đông đèn compact 20W hiệu quả tương đương bóng 60W. Việc sử dụng bóng đèn compact 20W của Rạng Đông không chỉ giúp cho người trồng thanh long tiết kiệm được chi phí sản xuất mà còn góp phần sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả”- ông Nguyễn Như Cường cho biết.
Theo Danviet
Trồng thử nghiệm thanh long ở xứ Nghệ, thu 200 triệu đồng/ha/năm
Vài năm trở lại đây, nhiều nông dân tại Nghệ An đã mạnh dạn vào Bình Thuận học hỏi kỹ thuật trồng thanh long, mua giống về trồng thử nghiệm cho kết quả khả quan, thu lãi trên 200 triệu đồng/ha/năm.
Cây thanh long thích ứng rộng, có thể phát triển tốt trên vùng đất cao cưỡng, đất cằn cỗi, trồng trong vườn nên nông dân Nghệ An đón nhận loại cây trồng này rất hồ hởi. Từ thực tế trên, diện tích thanh long không ngừng mở rộng.
Hưởng ứng chủ trương cải tạo vườn tạp trồng cây ăn quả, đầu năm 2007, bà Phạm Thị Sinh ở thôn 1 xã Hoa Sơn (Anh Sơn) vào Bình Thuận mua giống thanh long về trồng trên 4 sào đất vườn (2.000m2). Sau 2 năm trồng và chăm sóc, cây thanh long bắt đầu cho quả bói. Đến nay, 170 trụ thanh long của bà mỗi năm thu hoạch hơn 3 tấn, với giá bán tại vườn 20.000 - 25.000 đồng/kg, mỗi năm bà thu lãi trên 70 triệu đồng.
Cây thanh long thích ứng rộng, phát triển tốt tại Nghệ An
Hiện toàn xã Hoa Sơn có 15 hộ tham gia trồng thanh long với diện tích 3ha. Theo nhận xét của bà Sinh, cây thanh long thích ứng rộng, từ đất khô cằn đến đất cát, có thể trồng trong vườn, ngoài đất ruộng. Đây là loại cây chịu hạn tốt, lại ít sâu bệnh, không mất nhiều công chăm sóc chỉ cần bón gốc cây bằng phân chuồng, bổ sung thêm NPK và đảm bảo đủ ánh sáng.
Cũng vào năm 2007, ông Hồ Phi Toàn ở xóm 14, xã Quỳnh Lộc, huyện Quỳnh Lưu (nay là thuộc thị xã Hoàng Mai) được Trạm Khuyến nông huyện, xã chọn làm điểm thực hiện mô hình trồng thanh long. Sau khi vào Bình Thuận tham quan học tập, ông mua giống về trồng 300 gốc trên diện tích hơn 2.000m2. Năm 2009 vườn thanh long bắt đầu cho thu hoạch. Đến nay, ông Toàn thu lãi ròng trên 70 triệu đồng mỗi năm.
Theo ông Toàn, thanh long là cây chịu hạn nhưng thiếu nước sẽ giảm năng suất, nên khi trồng thanh long cần tưới nước thường xuyên, cần tủ gốc bằng rơm rạ để giữ độ ẩm cho đất. Mật độ trồng 3 x 3m. Khoảng 1.200 trụ/ha. Cọc trụ làm bằng xi măng cốt thép khi chôn xong cao từ 1,6 - 1,7m sau. Bón lót 5 - 10kg phân chuồng, 0,8kg NPK trên gốc, bón thúc 250gr NPK.
Năm thứ 2 và các năm tiếp theo bón 15kg phân chuồng hoai, 4,5kg NPK chia làm 8 lần trong năm/gốc. Khi cành dài 30 - 40cm, uốn cành nằm xuống đỉnh trụ. Thanh long thường cho quả 2 đợt chính trong năm, nếu chăm sóc tốt có thể cho 3 đợt.
Từ mô hình này, bà con ở Hoàng Mai đang phát triển loại cây trồng này trong vườn nhà mình. Đã có hàng trăm hộ dân ở các xã Quỳnh Thanh, Quỳnh Thắng, Quỳnh Lộc... chọn cây thanh long để trồng.
Ông Nguyễn Văn Dũng ở xóm 9, xã Nghi Phương (Nghi Lộc) cho biết, cuối năm 2013, ông cải tạo 3ha đất lò gạch thủ công cũ. Do phải san lấp các hố sâu bằng nhiều loại đất cằn cỗi nên ông không biết phải trồng cây gì, nuôi con gì cho hiệu quả. Bao đêm nằm gác tay qua trán và tìm hiểu trên mạng Internet, ông quyết định vào Bình Thuận học hỏi kỹ thuật trồng thanh long.
Đến tháng 2.2014, ông quyết định trồng thử trên diện tích 1ha. Tận dụng số gạch còn rơi vãi sót lại của lò gạch thủ công, ông xây các trụ thanh long với kích thước 0,4x0,4x2,3m, chôn trụ sâu 0,5m. Sau khi xới đất, bón phân quanh mỗi trụ, ông trồng 4 hom. Cây thanh long phát triển nhanh đến ngỡ ngàng, chỉ chưa đầy 1 năm sau là cho quả bói. Năm 2015, niên vụ thu hoạch đầu tiên, ông bán được 3 tấn quả, thu về trên 70 triệu đồng. Hiện nay, với diện tích gần 3ha, ông trồng 1.200 gốc, hàng cách hàng, cây cách cây từ 2,5 - 3m.
Gần 1.200 gốc thanh long, mỗi năm cho thu hoạch hơn 10 tấn, với giá bán tại ruộng 25.000 đồng/kg. Mỗi năm sau khi trừ chi phí ông thu về được hơn 200 triệu đồng.
"Lúc đầu, tôi định đổ trụ bê tông như các trang trại ở Bình Thuận nhưng thấy số gạch rơi vãi cũng phí nên tận dụng. Nhưng quá trình trồng thanh long tôi thấy, xây trụ bằng gạch loại B, C (gạch chất lượng kém - PV), sau đó, ở giữa có khoảng trống đổ đất vào thì cây thanh long phát triển nhanh hơn, khả năng chống hạn tốt hơn, hoa nhiều, quả to. Lý do là cây thanh long bám trên trụ xây bằng gạch này mát hơn bám trên trụ bê tông, cột đất ở giữa sẽ giúp đất giữ ẩm tốt hơn...
Vì thế, đến nay hàng nghìn cột trụ thanh long tôi đều xây bằng gạch chất lượng kém, hiệu quả thì thấy rõ. Năm nay, dù thời tiết rất khắc nghiệt nhưng thanh long ra hoa, kết trái sớm hơn 1 vụ. Đợt hái đầu tiên tôi đã thu về 1,3 tấn, sẽ còn 6 đợt hái quả nữa, dự tính sẽ đút túi trên 200 triệu đồng...", ông Dũng phấn khởi.
Không chỉ ở Hoàng Mai, Anh Sơn, mô hình trồng cây thanh long nhanh chóng lan ra nhiều huyện khác tại Nghệ An. Nhiều loại đất kho cằn, cao cưỡng đã được đưa vào trồng cây thanh long và cho hiệu quả kinh tế cao.
Theo Văn Dũng (Nông Nghiệp Việt Nam)
Trồng thanh long trên đất nhiễm phèn thu nhập gấp 7 lần trồng lúa Chọn thanh long làm cây trồng giúp khắc phục tình trạng hạn, mặn tại huyện Gò Công (Tiền Giang), nhiều hộ dân đang thu được hiệu quả kinh tế bước đầu tương đối lạc quan. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với hạn, mặn, gần đây nông dân vùng ngọt hóa huyện Gò Công tỉnh Tiền Giang đã nhân...