Hiếu Hiền: Thường nhìn thấy người mẹ đã mất
Nam diễn viên không có lợi thế về ngoại hình này đã trải lòng về cuộc sống, công việc và về mẹ -người đã nuôi nấng, dạy dỗ biến giấc mơ của anh thành hiện thực.
- Được biết, Hiếu Hiền vừa nhận lời tham gia vai trùm xã hội đen trong phim “Lửa Phật” của đạo diễn Dustin Nguyễn, vai Bình Vù trong “Bay vào cõi mộng”. Dường như tên Hiếu Hiền không thể thiếu trong những bộ phim được đầu tư lớn. Có phải vì anh là hương vị hài cần có để thỏa mãn khẩu vị của khán giả điện ảnh hiện nay?
- Vai diễn của tôi trong “Lửa Phật” là vai diễn nghiêm túc, hài không nhiều. Khán giả có thể cười một chút vì nhân vật của tôi trái ngược hoàn toàn với suy nghĩ chung. Còn vai Bình Vù trong phim “Bay vào cõi mộng”, khán giả sẽ thấy một Hiếu Hiền đam mê tốc độ nhưng tôi chỉ “quậy” ở một vài phân đoạn. Trước đây, khi chưa tham gia nghệ thuật, tôi thích chạy những loại xe tốc độ cao. Tôi nghĩ chắc hẳn khán giả sẽ thích thú khi thấy tôi chạy một loại xe vượt quá tầm vóc của mình.
Hiếu Hiền “đắt sô” đóng phim, làm MC
- Không chỉ đóng phim, Hiếu Hiền còn bén duyên với nghề MC khi liên tục dẫn nhiều chương trình: Taxi may mắn, Cùng vượt lên chính mình… Nhiều người nói Hiếu Hiền không cao nhưng khiến người khác phải ngước nhìn…
- Trước đây, trong thời gian làm phim Ngôi nhà hạnh phúc của Vũ Ngọc Đãng, tôi bị căng thẳng rất nhiều khi tham gia 5 phim một lúc. Thứ nhất do vị nể, thứ hai do tôi sống rất tình cảm, một hai lời mời chân tình là nhận lời ngay. Đôi khi tôi đi quay phim đến 3 giờ sáng mới về, chợp mắt chưa đầy 1 tiếng là 4-5 giờ sáng lại phải đi.
Tôi làm việc với guồng quay thời gian như vậy quen rồi và cũng thấy mình đủ sức khỏe để đảm trách nên có việc gì làm được cứ làm. May mắn là công việc nào tôi cũng hoàn thành. Khi lên phim trường gặp gỡ đùa giỡn với bạn bè đồng nghiệp, tôi lại quên hết những mệt mỏi.
- Khán giả bây giờ tỏ ra ngày càng chán phim Việt, anh có thấy điều đó?
- Theo tôi, khán giả trong nước mở rộng vòng tay hơn đối với phim nội. Hầu như phim Việt Nam nào ra rạp hay lên sóng truyền hình đều được khán giả đón xem. Một điều đáng mừng nữa là phim Việt đang được bà con kiều bào rất yêu thích.
Điều đáng buồn hiện nay là có những bộ phim làm rất cẩu thả, từ hình ảnh đến phục trang và cả những chi tiết nhỏ nhặt khác. Một số phim thiếu mạch lạc, gây khó khăn trong cảm nhận cho người xem. Nhiều nhà sản xuất dựa vào cớ phim truyền hình nhiều tập, nhiều chi tiết nên không thể sàng lọc hết “sạn”, theo tôi, đó là ngụy biện. Một điểm chưa được là diễn viên trẻ quá nhiều nhưng bên cạnh những người tâm quyết muốn trau dồi nghề nghiệp vẫn còn một bộ phận “chỉ làm cho có”.
Anh tâm sự rằng mình làm việc bằng tình không phải bằng tiền
- Người ta nói Hiếu Hiền làm diễn viên rất giỏi nhưng làm đạo diễn thì rất dở, bằng chứng là khi tham gia làm video ca nhạc (MV) “Gangnam Style” phiên bản Việt của Lương Gia Huy anh lại bị khán giả chỉ trích kịch liệt. Anh thấy có đúng vậy không?
- Tôi có tham gia video ca nhạc của Lương Gia Huy nhưng thực chất không phải đạo diễn. Tôi vận dụng kinh nghiệm bản thân hướng dẫn một số góc máy quay những cảnh hài hước cho lạ thôi. Tôi nghĩ MV không đến nỗi “thảm họa” mà có lẽ do một số khán giả không ủng hộ Gia Huy nên mới chỉ trích như thế.
Khi đó, một số người còn cho rằng “Hiếu Hiền làm vì tham tiền”, tôi không đính chính và nghĩ mình làm tròn vai trò của mình thôi. Nếu khán giả mong MV của Lương Gia Huy được hoàn hảo như Psy là rất khó vì ở Việt Nam để làm được một MV như thế tốn ít nhất 300 triệu đồng. Chúng tôi chỉ làm “cây nhà lá vườn” từ một số tiền rất hạn chế của Lương Gia Huy.
Video đang HOT
Khi làm việc với Lý Hải, Hoàng Châu và một số nghệ sĩ khác, tôi đều vì tình bạn bè cả. Tôi làm việc bằng tình chứ không phải bằng tiền. Nếu tham tiền, có lẽ, tôi rất giàu rồi.
- Nhiều người nói rằng anh thành công được như hôm nay là nhờ có mẹ- cố nghệ sĩ Kim Ngọc và anh thừa hưởng được nhiều thứ tốt đẹp ở bà?
- Hầu như đến 99,99% trong nét diễn của tôi là ảnh hưởng của mẹ, còn lại là cái hay của các cô chú thành danh trước đây và cả những người diễn hay nhưng không thành danh, tôi biến thành của riêng mình để vào vai hoàn hảo hơn.
Hiếu Hiền trong phim “ Hotboy nổi loạn…”. Ảnh: Đoàn phim cung cấp
Tôi không được học qua trường lớp nên cách diễn học hoàn toàn từ mẹ. Phim đầu tiên tôi thật sự có đất diễn là Tuyết nhiệt đới của Vũ Ngọc Đãng. Khi đọc kịch bản và chuẩn bị bước vào môi trường mới này, mẹ tôi chỉ nói một câu: “Con diễn trên phim khác với sân khấu. Phim không cần diễn, chỉ cần sống thật với nhân vật là đủ, và nhớ rằng phim là đời thường, con càng thật bao nhiêu khán giả càng thích bấy nhiêu”. Những gì mẹ dạy thật sự rất quý giá tôi vẫn ghi lòng tạc dạ, mang theo suốt cuộc đời.
- Anh yêu nghề diễn từ mẹ?
- Tôi còn nhớ lúc mình còn nhỏ, chưa vào nghề diễn, chỉ đi theo xem mẹ diễn. Hôm đó, trong trích đoạn Phạm Công – Cúc Hoa, mẹ tôi đóng vai Tào Thị đánh đập 2 đứa con nhỏ của Phạm Công- Cúc Hoa.
Sau khi mẹ tôi diễn xong, có những khán giả lớn tuổi chạy vào hậu trường mắng mẹ tôi xối xả: “Con quỷ cái, mày ác lắm, ở đây không có ai ác như mày đâu!”. Có lẽ, họ thấy mẹ tôi đóng đạt, tình cảm họ dành cho các nhân vật chính đậm đà quá nên họ giận luôn diễn viên. Chính điều này làm mẹ tôi thấy vui. Đó là một trong những bài học diễn xuất đầu tiên tôi thấm thía nhất từ mẹ. Và cũng từ đó tôi thấy yêu nghề diễn.
Hiếu Hiền và con trai Hiếu Nhân
- Anh từng kể với mọi người rằng mình hay nhìn thấy mẹ…?
- Mấy lần ở nhà, khi đóng cửa đi ra đằng sau nhà, tôi thoáng thấy dáng mẹ đang ngồi ở bàn. Đôi khi, tôi lại nhìn thấy mẹ đang ngồi ở phòng khách nhưng chỉ thấy đó rồi lại biến mất. Mẹ về trong giấc mơ của tôi nhiều lắm. Có lẽ, khi còn sống mẹ và tôi thân thiết, đi diễn chung nhiều nên những ký ức đó đọng mãi trong tâm tưởng tôi. Trong cơn mơ, tôi vẫn muốn tranh thủ để được ôm hôn mẹ.
- Sau này, anh có định hướng cho con nối nghiệp gia đình?
- Không phải chỉ riêng nghệ sĩ mà hầu như ai cũng mong con theo nghề của mình trừ những người làm những công việc không đúng với pháp luật. Riêng bản thân tôi, tôi rất mong con trai sẽ theo con đường của mình. Nếu cháu yêu nghệ thuật, tôi sẽ cảm thấy rất hạnh phúc nhưng tất nhiên cháu được tự do chọn lựa. Hiện tại, mỗi khi nghe nhạc cháu thích lắm nên tôi nghĩ có lẽ trong huyết quản cháu đã có máu nghệ thuật rồi.
Thằng Cười thành minh tinh màn bạc
Diễn viên Hiếu Hiền tên thật là Phạm Hiếu Hiền. Anh sinh năm 1977 và là con trai út của cố nghệ sĩ Kim Ngọc và nghệ sĩ Đức Lang. Anh đã từng nhiều năm đi diễn tấu hài cùng mẹ và nhóm hài Kim Ngọc – Hiếu Hiền đã chinh phục được tình cảm của đông đảo khán giả.
Hiếu Hiền bén duyên với nghiệp đóng phim qua bộ phim Tuyết nhiệt đới của đạo diễn Vũ Ngọc Đãng. Tuy không có lợi thế về ngoại hình nhưng với nét diễn hài hước, vui nhộn, Hiếu Hiền chinh phục tình cảm của khán giả.
Sau đó, vai “chàng Hiều” trong bộ phim Bỗng dưng muốn khóc trở thành bước ngoặt, “ghi tên” Hiếu Hiền vào danh sách diễn viên ăn khách của phim Việt.
Từ đó, Hiếu Hiền liên tục xuất hiện trong nhiều bộ phim điện ảnh và truyền hình như Ngôi nhà hạnh phúc, Hot boy nổi loạn,…. Đặc biệt, vai thằng Cười trong phim Hot boy nổi loạn,… của Hiếu Hiền được người trong giới và công chúng đánh giá cao.
Cuối năm 2010, Hiếu Hiền chính thức lập gia đình và đầu năm 2012, anh đã được lên chức bố với niềm vui chào đón thành viên mới là bé Hiếu Nhân – kết quả của mối tình đẹp Hiếu Hiền – Thùy Liên.
Theo Kim Khánh (Người lao động)
Phê bình phim ru ngủ trên cái 'tôi' khoe chữ
Đạo diễn Lan Phương cho rằng người viết phê bình phim không thể ru ngủ trên cái "tôi" khoe khoang chữ nghĩa, dẫn đến cách nhìn lệch lạc đối với điện ảnh.
Với người trong nghề, công việc phê bình phim có lẽ là câu chuyện dễ đưa người ta về thế... phòng ngự bởi sự tế nhị và tính gây tranh cãi của nó. Sau vài đề nghị phỏng vấn mà không nhận được sự hợp tác từ một số đạo diễn, VietNamNet nhận được sự đồng ý của đạo diễn Lan Phương, một tên tuổi nổi bật của dòng phim tài liệu độc lập VN ở nước ngoài.
Đạo diễn Lan Phương, tác giả của nhiều phim tài liệu độc lập gây tiếng vang như "Khóc mướn", "Make-up cho người chết"...
Rất bận rộn vì đang trong thời điểm một mình gồng gánh nhiều dự án phim tài liệu cá nhân lẫn hợp tác với đồng nghiệp Pháp, chị cho biết vẫn cố gắng mỗi ngày ít nhất một lần lướt báo và để mắt tới trang điểm phim của nhật báo. Bởi báo chí với chị "là kênh cập nhật kiến thức giúp các nhà làm phim tài liệu tạo hình ý tưởng làm phim, dù nhiều lúc cần phải kiểm chứng lại. Chị sẵn sàng chia sẻ một cách thẳng thắn câu chuyện phê bình bằng am hiểu và kinh nghiệm sau nhiều năm làm nghề tại VN lẫn tại Pháp.
Sự nhầm lẫn giữa hai thế giới
Xét trong điều kiện lý tưởng, thì một nền phê bình điện ảnh hùng mạnh sẽ có ích thế nào cho ngành công nghiệp làm phim, thưa chị?
- Theo tôi được biết. Tương tự như nước ta các nhà sản xuất và các hãng phim ở các nước tân tiến trên thế giới, họ đều rất coi trọng việc tổ chức họp báo cho bộ phim vừa hoàn thành và nó được đánh giá là một trong những công đoạn cuối để kiểm chứng ghi nhận ý kiến khách quan đại diện cho khán giả thông qua cảm nhận từ các nhà phê bình phim. Ở đó, các nhà làm phim có thể nhận được sự chỉ trích và phân tích từ các chuyên gia phê bình và giúp cho việc sửa chữa kịp thời cho bộ phim mang đến chất lượng cao hơn, dẫn đến việc truyền bá nhằm thu hút lượng khán giả lớn của loại hình nghệ thuật này trước khi đi kịch bản PR cho việc chính thức ra mắt bộ phim. Đừng quên, một câu chuyện điện ảnh được bán ra thì nó cũng là hình ảnh một nền văn hoá, một quốc gia và là một loại tiêu thụ mà các nước có nền điện ảnh tiên tiến thấu hiểu.
Vấn đề nào có lẽ cũng cần được xem xét đến yếu tố con người. Theo chị, báo chí VN đã có hay chưa một đội ngũ ký giả phê bình phim chuyên nghiệp theo đúng nghĩa của nó?
- Thế theo bạn thì như thế nào là một nhà báo chuyên viết phê bình phim chuyên nghiệp? Điện ảnh cần những lời phê bình và nếu không có nó thì khó có thể hoàn hảo được. Nhưng cũng vì thế chúng ta cần phải hiểu đúng nghĩa chức năng của nhà báo viết phê bình phim theo cách này, nếu không chúng ta sẽ đi đến nhầm lẫn và không phân biệt được giữa hai thế giới, đâu thuộc về điện ảnh và đâu thuộc về truyền thông. Sự khác biệt giữa một nhà phê bình phim chuyên nghiệp được xem như một chuyên gia trong lĩnh vực điện ảnh hoặc một nhà báo đơn thuần thể hiện rõ như sau:
Chuyên gia phê bình điện ảnh họ là những người có khả năng cảm nhận tốt, kiến thức tốt (bao gồm ba yếu tố chính đó là phân tích, lý luận phê bình đánh giá)và định hướng khán giả theo góc độ chuyên môn mang tính giáo dục về thẩm mỹ của điện ảnh. Với tính khách quan đó, họ giúp cho bộ phim tốt hơn.
Và một điều chắc chắn là họ đa phần là những người nghiên cứu sâu rộng về chuyên môn như: Văn chương, nghệ thuật biểu diễn, lịch sử nghệ thuật, nghệ thuật hình ảnh và nghe nhìn...Công việc của họ được xem là một hoạt động đóng góp to lớn trong thế giới điện ảnh, và là một công cụ marketing, một sản phẩm truyền thông cần thiết và rất hiệu quả đối với lĩnh vực văn hoá, kinh tế điện ảnh nói riêng. Trong khi đó các nhà báo đơn thuần nặng về tính phản ảnh lý thuyết hơn là phân tích.
Điện ảnh không thể làm tổn thương khán giả
"Tối nay 8 giờ", bộ phim quảng bá bằng nội dung chân dài, đại gia và...siêu xe
Nhìn lại tình hình điện ảnh VN những năm gần đây, phim Việt có vẻ bị một thành kiến rất xấu trên truyền thông và trong mắt khán giả. Phải chăng, phim Việt đang hứng chịu bất công từ một đội ngũ viết về phim ảnh xộc xệch và không được đào tạo? Hay bản thân chất lượng phim Việt đang ngày một đi xuống khiến truyền thông và công chúng phải liên tục chịu đựng?
- Tôi được biết là công tác kiểm duyệt báo chí củng như nghệ thuật ở nước ta rất khắt khe mà? Thật khó để bào chữa cho tình hình thực trạng điện ảnh hiện nay. Nghệ thuật vốn dĩ phải được tự do mới có thể mang đến sự thăng hoa cảm xúc. Thế nhưng không phải cảm xúc nào cũng trở thành tuyệt tác. Nhà trường có chức năng tuyển chọn và đào tạo nhưng không hẳn là họ có khả năng kiểm soát những suy nghĩ của các nghệ sỹ sáng tạo mãi được. Chưa nói là cảm xúc của nghệ sỹ rất bất chợt, nhất là các nhà làm phim hoặc nhà biên kịch...Bên cạnh đó việc quản lý các nhà làm phim đến từ nhiều nguồn khác nhau chỉ có thể dựa trên công đoạn sàng lọc, sơ duyệt...và dựa vào đó mà đánh giá trình độ của đội ngũ. Không thể phủ nhận truyền thông và khán giả đã có lý do để phản ứng lại bởi đằng sau những chiến lược PR đẹp đẽ là sự thất vọng nhận được từ phía truyền thông và khán giả.
Một thực tế không mấy tốt lành là các nhà sản xuất lắm tiền có thể mua các nhà báo và các bài báo viết tốt cho phim của họ. Đâu là ranh giới đạo đức trong chuyện này, cho cả hai phía, khi mà khen chê thường rất cảm tính, thưa chị?
- Trong một bối cảnh chịu nhiều sự chi phối từ nhiều xu hướng khác nhau. Một nhà phê bình không chỉ dựa vào cảm tính " khẩu vị" cá nhân. Họ không thể phát ngôn những điều mình thích hay là không thích mà cần có thêm cả sự tỉnh táo, lạnh lùng mang tính chất xây dựng cho bộ phim và sẵn sàng tranh luận với khán giả mang tính thuyết phục để chiếm lĩnh được lòng tin yêu của họ bằng thái độ diễn dịch trí thức. Chứ không thể ru ngủ dựa trên cái "tôi" khoe khoang chữ nghĩa, điều đó dẫn đến cách nhìn lệch lạc bao gồm cách ứng xử từ phía khán giả đối với điện ảnh.
"Hotboy nổi loạn", bộ phim nỗ lực tìm đường ra nước ngoài nhưng bị giới phê bình quốc tế chê bai nặng lời
Các nhà sản xuất phim Việt gần đây có vẻ chẳng còn bận tâm đến chuyện khen chê của báo chí, bởi bộ phim của họ đã có cách thu hút khán giả bằng những trò PR kiểu lộ hàng, cảnh sex, chân dài, đồng tính...Theo chị, điều này có lợi hay có hại cho ngành phim?
- Tôi không nghĩ rằng các nhà sản xuất phim Việt họ không bận tâm đến sự khen chê của báo chí đâu, mà họ rất là rất quan tâm đấy chứ. Nhất là sự đánh giá của một số tờ báo có uy tín thì họ càng phải dè chừng. Có một câu nói rất hay của Đạo Diễn kiêm nhà sản xuất, biên kịch nổi tiếng thế giới David Lean: "Tôi thích những bí ẩn nhưng không thích sự nhầm lẫn". Điện ảnh như chiến lược của một cô gái đẹp thông minh và quyến rũ. Điện ảnh cần có thời gian chăm chút, không thể sống gấp mà làm tổn thương đến khán giả và cũng chính là tự đào hố chôn mình.
Buồn ư? Tôi chỉ lấy làm tiếc
Được biết chị thường xuyên theo dõi các bài phê bình phim ảnh trên thế giới. Những chuẩn mực của các bài phê bình quốc tế có gợi hướng mở nào cho các cây viết về phim ảnh ở VN hiện nay học tập hay không?
- Tôi rất thích cách tiếp cận nhân vật của các nhà phê bình phim hay các nhà báo đơn thuần đến từ các toà báo. Họ hiểu rằng điện ảnh là loại hình nghệ thuật trong đó có tất cả các loại hình nghệ thuật đồng nghĩa với sự phối hợp đa ngôn ngữ để có thể tóm gọn bằng 5 từ "hình ảnh và âm thanh". Vì vậy họ luôn tìm cách gợi mở những thông tin từ nhiều lớp lang trong một tác phẩm. Họ giúp cho khán giả hay độc giả hiểu hơn những gì mà ai đó còn hạn chế. Thông thường, phim hay thì lẽ dĩ nhiên được họ phân tích ca tụng từ tổng thể cho đến từng chi tiết của tính độc đáo. Ngược lại đối với phim kém chất lượng, cũng hiếm khi họ chê bai thậm tệ. Mà họ cùng lý luận phân tích để xây dựng bằng một ngôn ngữ có văn hoá.
Không ngôi sao, không event quảng bá, không được phát hành rộng rãi, mảng phim tài liệu của chị dù có làm hay đến mấy chắc cũng là "áo gấm đi đêm". Chị có thấy buồn vì sự trống vắng hoàn toàn các bài điểm phim hay phê bình phim tài liệu hiện nay trên báo chí?
- "Áo gấm" ư ? Tôi chỉ dám nhận những đứa con của mình là "lạ và sạch" thôi. Ở Châu Âu, phim của tôi được các nhà sản xuất rất quan tâm và họ tự tổ chức quảng bá bằng nhiều hình thức to, nhỏ khác nhau để đưa đến giới thiệu với khán giả. Nhưng ở Việt Nam thì...chắc số tôi chưa gặp may (cười ). Buồn ư ? Tôi chỉ lấy làm tiếc khi đâu đó khán giả yêu phim tài liệu đang tìm kiếm thông tin về lĩnh vực phim tài liệu mà báo chí, truyền thông chưa là cầu nối giữa hai phía chúng tôi.
Theo chị, việc xây dựng một đội ngũ phê bình điện ảnh thuộc về trách nhiệm của trường đào tạo báo chí, trường dạy điện ảnh hay là của riêng từng cá nhân muốn đi theo nghề nghiệp này thì phải tự đào tạo?
- Tôi có rất nhiều thầy giáo, nhiều bạn là chuyên gia trong lĩnh vực phê bình phim tại Châu Âu. Phần lớn họ đều đến từ các trường đại học mà bạn vừa nêu. Ở đó, họ có điều kiện tiếp cận và nghiên cứu chuyên biệt thế giới rộng lớn của nghệ thuật điện ảnh trong đó bao gồm cả các chức năng kĩ thuật cấu thành nên tác phẩm. Và tôi rất ngưỡng mộ họ.
Xin cảm ơn chị !
Theo Vietnamnet
Hồ Vĩnh Khoa thăm dò fan về kiểu tóc mới Chàng "hotboy nổi loạn:" xuất hiện thật bảnh trai trong lễ trao giải một cuộc thi dành cho giới trẻ. Anh cũng khiến các fan cảm thấy thú vị khi liên tục hỏi thăm ý kiến trên trang cá nhân rằng kiểu tóc này có đẹp không. Từ sau vai diễn anh chàng đồng tính trong bộ phim Hotboy nổi loạn..., sự nghiệp...