Hiệp ước hợp tác quân sự Philippines- Australia nhằm phòng ngừa
Philippines hy vọng, tăng cường hợp tác quân sự với Australia sẽ giúp nước này nâng cao năng lực quốc phòng và nhằm đối trọng với Trung Quốc
Mới đây, Thượng viện Philippines thông qua “Hiệp ước về Quy chế các lực lượng viếng thăm” mà nước này ký kết với Australia từ năm 2007. Trong bối cảnh quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc căng thẳng do tranh chấp các vùng lãnh thổ ở Biển Đông, việc Thượng viện Philippines thông qua Hiệp ước này bộc lộ rõ ý định của Philippines trong việc sử dụng các mối quan hệ quân sự với nước ngoài để nâng cao năng lực quân đội trong nước nhằm khiến Trung Quốc phải dè chừng. Tuy nhiên, dư luận nghi ngờ khả năng thực tế mà Hiệp ước này có thể áp dụng để bảo vệ Philippines.
Quân đội Philippines (Ảnh: AP)
Với tỷ lệ 17 phiếu thuận, 1 phiếu chống và không có phiếu trắng, Thượng viện Philippines đã phê chuẩn “Hiệp ước về Quy chế các lực lượg viếng thăm” với Australia. Chủ tịch Thượng viện Philippines Juan Ponce Enrile cho biết, sự nhất trí cao trong việc phê chuẩn Hiệp ước không chỉ dọn đường để cải thiện các cơ chế quốc phòng mà còn củng cố mối quan hệ đã tồn tại hàng thập kỷ giữa Philippines với Australia. Cụ thể hơn, người phát ngôn của Tổng thống Philippines Edwin Laciera khẳng định, bằng việc phê chuẩn Hiệp ước này, Thượng viện đã có bước tiến quan trọng để tăng cường an ninh quốc gia và khu vực.
Video đang HOT
Không có gì là bất ngờ khi người phát ngôn của Tổng thống Philippines khẳng định như vậy. Bởi quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc đang trong giai đoạn căng thẳng liên quan đến vùng lãnh thổ tranh chấp tại Biển Đông. Nhiều lần, các nhà lãnh đạo Philippines đã yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hành động xâm phạm, song dường như không lay chuyển được ý định của Trung Quốc. Chính vì vậy, Philippines hy vọng, tăng cường hợp tác quân sự với Australia, một quốc gia có lực lượng hải quân mạnh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ giúp nước này nâng cao năng lực quốc phòng và khiến Trung Quốc phải dè chừng. Đây chính là lý do khiến Thượng viện Philippines phê chuẩn Hiệp ước sau 5 năm ký kết. Đồng thời, bối cảnh hiện nay cũng thúc đẩy nhiều thượng nghị sỹ thay đổi quan điểm, quay sang ủng hộ Hiệp ước mà trước kia họ từng phản đối.
Tuy nhiên, dư luận đặt câu hỏi về khả năng “Hiệp ước về Quy chế các lực lượng viếng thăm” với Australia có đủ sức mạnh để bảo vệ Philippines hay không. Trên thực tế, Philippines đã ký Hiệp ước tương tự ới Mỹ từ năm 1999 cho phép Mỹ cử cố vấn quân sự sang nước này. Thế nhưng, khi Trung Quốc đưa tàu đến vùng biển tranh chấp xung quanh Bãi cạn Scarborough, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philipines, cách tỉnh Zambales của Philippines 124 hải lý, thì Mỹ tuyên bố chỉ đóng vai trò trung gian và cảnh báo “lực lượng nước ngoài” không nên dính líu vào. Chính vì thế, khi Thượng viện Philippines thông qua “Hiệp ước về Quy chế các lực lượng viếng thăm” dư luận đặt câu hỏi rằng liệu Hiệp ước này có vượt qua Hiệp ước quốc phòng đã ký với Mỹ, cho phép Australia bảo vệ Philippines trong trường hợp bị tấn công hay không?
Có thể khẳng định ngay một điều rằng, Hiến pháp Philippines cấm các lực lượng nước ngoài đồn trú lâu dài trên lãnh thổ nước này, nên Hiệp ước với Australia mà Philippines vừa thông qua cũng không thể nằm ngoài khuôn khổ này. Vì thế, sẽ không có việc Australia đưa quân đến Philipines. Song cũng giống như Hiệp ước đã ký với Mỹ, Hiệp ước này cho phép một một số quân của Australia đến Philippines giúp nước này đào tạo quân đội và lực lượng này phải tuân thủ pháp luật nước sở tại trong thời gian ở Philippines.
Hiệp ước với Australia mà Philippines vừa thông qua cũng không phải là Hiệp ước bảo vệ Philippines, vì thế, trong trường hợp Philippines bị tấn công thì quân đội Australia vẫn chỉ đứng ngoài mà không thể can thiệp. Chính vì vậy, việc Thượng viện Philippines thông qua “Hiệp ước về Quy chế các lực lượng viếng thăm” với Australia giúp đa dạng hóa quan hệ quốc phòng của Philippines, đặc biệt là làm sâu sắc hơn quan hệ đã có từ nhiều thập kỷ qua với Australia. Song quan trọng hơn, nó tạo ra cơ sở pháp lý để gia tăng sự có mặt của quân đội Australia tại nước này trong nỗ lực nhằm làm Trung Quốc phải dè chừng nếu muốn có thêm nhiều hành động gây hấn với Philippines. Chính vì vậy, Hiệp ước này có thể được coi là một trong những biện pháp ngoại giao phòng ngừa nhiều hơn là bảo vệ Philippines./.
Theo VOV
Nga đang bàn tính biện pháp trừng phạt lại Mỹ
Chính phủ Nga có thể sẽ đưa ra các biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại Mỹ nếu Washington không hủy bỏ luật sửa đổi Jackson-Vanik.
Các chuyên gia và các nhà lập pháp Nga cho biết, chính phủ nước này nên bắt đầu lập kế hoạch đưa ra các biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại Mỹ nếu Washington không hủy bỏ luật sửa đổi Jackson-Vanik.
Nội dung này đã được thảo luận tại một hội nghị bàn tròn cấp cao trong Hội đồng Liên bang Nga.
Nga sẽ cân nhắc các biện pháp trừng phạt nhằm vào Mỹ.
Luật sửa đổi Jackson-Vanik là sản phẩm của Chiến tranh Lạnh được Quốc hội Mỹ sử dụng từ những năm 1974 nhằm hạn chế quan hệ thương mại với Nga và những nước khác mà Mỹ cho là chưa có nền kinh tế thị trường.Theo các đại biểu của hội nghị bàn tròn cho hay, Nga sẽ trả đũa bằng cách cấm các quan chức Mỹ nhập cảnh và giới hạn hoạt động của các tổ chức phi chính phủ Mỹ dựa trên sự tài trợ của Nga.
Một danh sách các khuyến nghị cho chính phủ Nga cũng đã được soạn thảo tại sự kiện này.
Ngoài ra, Thượng nghị sĩ Nga Mikhail Margelov - người đứng đầu ủy ban các vấn đề quốc tế tại Hội đồng Liên bang cho hay, Quốc hội Mỹ đã có kế hoạch xem xét hủy bỏ luật sửa đổi Jackson-Vanik trước mùa hè này, sớm hơn so với dự kiến trước đó.
"Theo thông tin chúng tôi nhận được từ đồng nghiệp làm việc ở Thượng viện Mỹ và Hội đồng Liên bang, vấn đề sẽ được thảo luận trước mùa hè này" - ông Margelov nói.
Theo ông, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama vốn đã vận động hành lang về việc hủy bỏ, hiện đang xem xét phương pháp để có được sự ủng hộ của các đại biểu.
Tháng trước, Chủ tịch của Ủy ban Tài chính Thượng viện Mỹ, Max Baucus, cho biết, Quốc hội sẽ không xem xét vấn đề trước khi Nga phê chuẩn hiệp ước của WTO, dự kiến diễn ra vào mùa hè này.
Theo Giáo Dục VN
Bà Arroyo phủ nhận tội phá hoại bầu cử Trong phiên xét xử ngày 23-2 tại Tòa án 112 của Khu vực thành phố Pasay, cựu Tổng thống Philippines Gloria Arroyo đã phủ nhận tội phá hoại cuộc bầu cử Thượng viện năm 2007, và cho rằng đây là một âm mưu nhằm bôi nhọ bà. Bà Arroyo tới tòa án hôm nay 23-2 Theo BBC, người phụ nữ 64 tuổi này...