“Hiệp sĩ” bị sát hại: 26 năm lang bạt không làm điều tủi hổ
Ở nơi lưng chừng của khốn khổ, thi thể “hiệp sĩ” Nguyễn Văn Thôi được đưa về quê chôn cất. Người mẹ nghèo đau đớn, khóc cạn cả nước mắt. Nhưng, thâm tâm bà lại rất đỗi tự hào, vì trong “đói rách” đứa con trai vẫn nhớ lời dặn của cha mẹ, không làm điều tủi nhục, xấu hổ.
Cha già… ngóng con
Con hẻm nhỏ dẫn vào ngôi nhà của bố mẹ “hiệp sĩ” Nguyễn Văn Thôi (42 tuổi, xã Mỹ Lợi, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) chật kín người, tiếng trống kèn sầu não bao trùm cả xóm nghèo. Trong căn nhà cấp 4 với những mảng tường nham nhở, bằng khen trong lần bắt cướp được trao tặng cho “hiệp sĩ” Thôi được treo trang trọng, ở nơi dễ nhìn thấy nhất.
Không khí tang thương bao trùm làng quê của hiệp sĩ Thôi.
Khi thi thể anh Thôi được xe cứu thương đưa về tận nhà cũng là lúc ông Nguyễn Bỉ (70 tuổi, cha ruột anh Thôi) như ngã quỵ trước nỗi đau mất con. Gạt nước mắt, ông Bỉ kể: “Sợ con gặp nguy hiểm, tôi từng khuyên nên từ bỏ chuyện bắt cướp vì đây là việc của công an nhưng nó không chịu. Tính nó thật thà, ngay thẳng, hay giúp người nên tôi không cản được, chỉ biết nhắc con nên cẩn thận. Giờ thì nỗi lo đã trở thành nỗi đau tột cùng”.
Giấy khen của anh Thôi được treo ở nơi trang trọng nhất của ngôi nhà.
Người thân cho hay, cuộc sống ở quê khốn khó, tuổi thơ anh Thôi phải vật lộn với “ruộng đồng, biển sâu” để kiếm cơm. Nghỉ học từ năm lớp 6, năm 16 tuổi anh từ giã gia đình vào Sài Gòn kiếm sống bằng đủ nghề: Bán phở, sửa xe máy vỉa hè, đạp xích lô, chạy xe ôm, tất cả các nghề anh đều thử qua để tồn tại ở nơi đất khách.
“26 năm lang bạt trên đất Sài Gòn, cuộc sống của con trai tôi rất vất vả nên ít khi về quê. May mắn lớn nhất là nó có được vợ, rồi sinh được đứa con trai nhưng cũng cũng vì khó khăn mà gia đình phải chia ly. Mỗi đợt về quê, nó ở lâu nhất chỉ ở chừng 5 ngày, thương con tôi vận động về sống với ba mẹ. Thằng Thôi có hứa sẽ về nhưng chưa thực hiện được thì con tôi bị cướp tấn công”, ông Bỉ buồn bã nói.
Video đang HOT
Mẹ anh Thôi đau như cắt vì mất con.
Trong “đói khổ”, sống không tủi nhục
Vợ ông Bỉ, bà Nguyễn Thị Ô (68 tuổi), ngồi dưới góc hiên, khóc cạn cả nước mắt, bà liên tục đòi mở quan tài để nhìn mặt con trai lần cuối.
“Sau hàng chục năm xa quê, cuộc sống của con tôi vẫn ở trọ, đi làm thuê ngoài đường. Đến lúc bị cướp đâm chết thì cũng chẳng có tài sản gì quý giá. Bạn bè và những người yêu quý con tôi đã đưa thi thể về tận nhà, còn gửi tiền để gia đình lo chôn cất. Lòng tôi đau như cắt nhưng vẫn tự hào, vì trong đói khổ con trai vẫn nghe lời dặn cha mẹ, sống không làm điều tủi nhục, xấu hổ”, bà Ô nói trong tiếng khóc.
Chị Nguyễn Thị Thanh Dung – vợ cũ và cháu Đạt (10 tuổi) – con trai của “hiệp sĩ” Thôi cũng cùng đưa thi thể anh về quê. Chị Dung tâm sự, chị đến với anh Thôi vì bản tính thật thà, hay giúp đỡ người khác dẫu cuộc sống còn nhiều khốn khó và cũng có rất nhiều lý do khiến hôn nhân của anh chị tan vỡ.
Ông Bỉ bên quan tài của con trai.
Kí ức về người cha quá cố của cháu Đạt là những mẫu chuyện cuối tuần được cha đưa con đi chơi, ăn các món ăn Đạt thích như: Kem, gà rán… Tuy nhiên, khoảnh khắc đó lại không mang niềm vui đong đầy của cả gia đình vì anh Thôi và chị Dung đã ly hôn từ lâu.
“Tuần trước, ba còn dẫn con về phòng trọ, rồi đi siêu thị mua đồ chơi. Ba bận đi bắt cướp nên lúc rảnh mới chở con đi chơi được, con thương ba lắm”, cháu Đạt thỏ thẻ tâm sự về những kỷ niệm với cha.
Không khí buồn bã, xót thương bao trùm cả xóm nghèo, dòng người đến viếng anh Thôi ngày càng đông, ai cũng xót thương cho con người có lối sống trượng phu nhưng đoản mệnh.
Theo Danviet
2 hiệp sĩ bị sát hại: 'Hiệp sĩ làm việc nghĩa cũng phải xác định giới hạn'
Phó giám đốc Công an TP HCM bày tỏ day dứt trước cái chết của 2 hiệp sĩ đường phố vì họ không được đào tạo, không lường trước được nguy hiểm.
Thiếu tướng Phan Anh Minh (Phó giám đốc Công an TP HCM)
Ngày 15/5, nói về mô hình hiệp sĩ đường phố, thiếu tướng Phan Anh Minh (Phó giám đốc Công an TP HCM) cho biết, các nhóm hoạt động từ 10 năm nay. Nhìn chung họ đều xuất phát từ ý định làm việc nghĩa, song thực tế đã có tình trạng biến tướng thành điểm che giấu, tiếp tay cho tội phạm.
Nguyên nhân là pháp luật thiếu các quy chế, quy chuẩn nên các nhóm hình thành là tự phát. Họ là những người dân bình thường, tự nguyện tham gia phòng chống tội phạm nhưng lại không được bồi dưỡng và quản lý. Điều này rất dễ dẫn đến tình trạng sai phạm, hoạt động lệch lạc.
Tướng Minh khẳng định, nhiệm vụ giải quyết tội phạm là của công an. Nhưng một mình ngành công an không thể làm tốt được, mà cần sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Trong đó có phong trào toàn dân tham gia phòng chống tội phạm.
"Công an TP HCM day dứt vì chưa tìm được cơ sở pháp lý, căn cứ nào để chuẩn hóa mô hình hiệp sĩ. Cuộc đấu tranh nào cũng có mất mát, hy sinh. Nên đi làm việc nghĩa thì cũng phải được bồi dưỡng về kỹ năng, hiểu biết pháp luật, cái gì được làm và cái gì không. Đặc biệt là phải xác định rõ giới hạn của mình", ông Minh nói và khẳng định "ngay cả lực lượng công an được đào tạo chính quy cũng không thể phát hiện và bắt giữ ngay được tội phạm".
Phó giám đốc Công an TP HCM nhìn nhận, hậu quả sự việc lần này là bài học cho ngành công an. Do đó thành phố sẽ tiếp tục nghiên cứu, hoàn chỉnh quy chế cho mô hình hiệp sĩ. Nếu lực lượng này được công nhận, công an sẽ cố gắng vun đắp, bảo vệ để phát triển, hạn chế tối đa thiệt hại.
Hiện trường nhóm trộm đâm chết hai hiệp sĩ. Ảnh: Sơn Hòa.
Trước ý kiến cho rằng tội phạm cướp giật ở TP HCM đang ngày càng gia tăng gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng hình ảnh thành phố, thiếu tướng Phan Anh Minh bác bỏ, bởi số liệu thống kê cho thấy tội phạm đang trên đà giảm. Gần đây xảy ra một số vụ nghiêm trọng nhưng không phải bất thường.
"Tôi thừa nhận trật tự an toàn của thành phố có nhiều việc cần giải quyết triệt để hơn, nhưng chấn áp chỉ là giải quyết phần ngọn. Công an TP HCM cần có cái nhìn đồng thuận rõ ràng hơn", ông Minh.
Nguyên nhân dẫn đến tội phạm cướp giật cao, theo ông Minh, còn liên quan đến tỷ lệ người lệ thuộc vào ma túy. Tỷ lệ người nghiện trong nhóm tội phạm xâm hại tài sản chiếm 30-50%. Trong khi đó, chính sách cho người nghiện hiện không còn như xưa.
Ngoài ra, TP HCM đang trong quá trình cơ cấu lại kinh tế, người các tỉnh thành kéo về rất nhiều. Nếu họ không được chăm sóc, giáo dục đầy đủ sẽ có nguy cơ tha hóa trở thành tội phạm.
Tối 13/5, ông Trần Văn Hoàng dẫn đầu nhóm hiệp sĩ quận Tân Bình đeo bám Tài và Phú qua nhiều khu vực. Khi phát hiện chúng lấy trộm xe SH trên đường Cách Mạng Tháng 8 (quận 3), các hiệp sĩ vây bắt nhưng bị Tài rút dao chống trả khiến anh Nguyễn Hoàng Nam (29 tuổi, quê Đồng Nai) và Nguyễn Văn Thôi (42 tuổi, Bình Định) người tử vong, ông Hoàng và hai người còn lại trọng thương.
Hiện trường vụ án chỉ cách trụ sở Công an phường 10 (quận 3) gần 50 m và sát nhóm bảo vệ dân phố đang làm nhiệm vụ tại công trình. Tuy nhiên, sự việc xảy ra rất nhanh nên không ai kịp can thiệp.
Theo Sơn Hòa - Quốc Thắng (VNE)
Cần nhìn nhận đúng bản chất và công bằng vụ 2 hiệp sĩ bị sát hại 9h sáng nay (15.5), Ban chỉ huy Phòng Cảnh sát Hình sự Công an TP.HCM tổ chức họp báo tại trụ sở của phòng này (tại đường Trần Hưng Đạo, P.Cầu Kho, quận 1) để thông tin về vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng khiến 5 "hiệp sĩ" bị đâm thương vong.. 11h15: Kết thúc họp báo, ông Minh khẳng định, lực...