Hiệp hội nông dân EU kêu gọi siết chặt nhập khẩu nông sản từ Ukraine
Ngày 15/2, Hiệp hội Nông dân châu Âu (Copa-Cogeca) cùng 5 tổ chức đại diện cho các lĩnh vực đã lên tiếng phản đối các đề xuất kiểm soát nhập khẩu nông sản Ukraine, cho rằng như vậy là chưa đủ và cảnh báo tiếp tục biểu tình nếu Liên minh châu Âu (EU) không áp đặt các biện pháp hạn chế chặt chẽ hơn.
Nông dân thu hoạch lúa mì trên cánh đồng gần Kramatorsk, Ukraine ngày 4/8/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Cuối tháng 1/2024, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất gia hạn miễn thuế 1 năm, bắt đầu từ tháng 6/2024, đối với nông sản nhập khẩu từ Ukraine. Quy định này vốn đang được áp dụng từ năm 2022 sau khi bùng phát xung đột tại Ukraine. Gần đây, EU đề xuất nhiều biện pháp bảo vệ ngành nông nghiệp của khối, có thể áp dụng trong trường hợp “đặc biệt cần thiết” như giới hạn việc nhập khẩu miễn thuế các mặt hàng như thịt gia cầm, trứng và đường ở mức trung bình của năm 2022-2023. Đề xuất này đang được các nước thành viên EU và Nghị viện châu Âu (EP) xem xét. Tuy nhiên, Copa-Cogeca bác bỏ và cho rằng các đề xuất này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến của các ngành gia cầm, trứng, đường, ngũ cốc và mật ong của khối.
Trong tuyên bố chung, nhóm đại diện nông dân EU cho rằng việc giới hạn nhập khẩu đối với 3 sản phẩm bằng với mức nhập của năm ngoái là chưa đủ, vì “giới hạn này chính là nguyên nhân đẩy các nhà sản xuất EU vào tình trạng khó khăn, trong khi EU không có kế hoạch hạn chế nào đối với ngũ cốc và mật ong. Họ cũng cho rằng các sản phẩm nhập khẩu từ Ukraine không phải đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường và xã hội cao hơn của EU.
Tuyên bố chung nêu rõ: “Nông dân ở Romania, Bulgaria, Ba Lan, Hungary và Slovakia đang phải bán các sản phẩm của mình với giá thấp hơn khoảng 40% so với giá thị trường tiêu chuẩn và hàng nghìn trang trại đang đối mặt với nguy cơ phá sản”. Các nhà sản xuất ngũ cốc, gia cầm và đường ở Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đức và Áo cũng bắt đầu chịu “áp lực đáng kể”.
Từ tháng 1/2024, người nông dân khắp châu Âu biểu tình liên tiếp, yêu cầu EU kiểm soát tốt hơn sự cạnh tranh thiếu công bằng của nông sản từ Ukraine.
Nông dân Ba Lan phong tỏa các cửa khẩu, phản đối hàng hóa từ Ukraine
Ngày 9/2, nông dân Ba Lan đã phong tỏa các tuyến đường và tổ chức nhiều cuộc biểu tình tại các trạm kiểm soát biên giới với Ukraine.
Đây là hành động nhằm phản đối việc nhập khẩu nông sản từ quốc gia láng giềng này.
Nông dân Ba Lan phong tỏa một tuyến đường tại Poznan, ngày 9/2/2024. Ảnh: PAP/TTXVN
Ba Lan là một trong những nước luôn ủng hộ Ukraine, nhưng những xung đột kinh tế đã khiến mối quan hệ giữa các đồng minh trở nên xấu đi. Người nông dân ở Ba Lan cho rằng việc mở cửa thị trường Liên minh châu Âu (EU) cho nông sản của Ukraine đã khiến giá hàng hóa trong nước giảm và gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh.
Từ ngày 9/2, nông dân Ba Lan bắt đầu biểu tình tại các cửa khẩu biên giới và chặn đường cao tốc, điều khiển máy kéo di chuyển chậm chạp đến các thành phố lớn, gây cản trở giao thông nghiêm trọng. Theo những người tham gia hành động phản đối, việc dư thừa nông sản từ Ukraine, được sản xuất không theo tiêu chuẩn và quy trình của EU, là gánh nặng rất lớn đối với họ. Các hành động phản đối diễn ra tại ít nhất 250 địa điểm trên cả nước và có thể kéo dài đến ngày 10/3.
Trước tình hình này, phát biểu trên Đài phát thanh Quốc gia Ba Lan ngày 9/2, Bộ trưởng Nông nghiệp Ba Lan Czeslaw Siekierski khẳng định những kỳ vọng và yêu cầu của nông dân về hạn chế hàng hóa nhập khẩu từ Ukraine là "chính đáng". Ông cho biết Ba Lan đang đàm phán với Ukraine để giải quyết vấn đề và không loại trừ các lệnh cấm mới liên quan đến các nhóm sản phẩm khác.
Trước đó, dưới thời chính phủ cánh hữu tiền nhiệm, Ba Lan đã cấm nhập khẩu ngũ cốc từ Ukraine và duy trì lệnh cấm này bất chấp liên minh thân EU mới lên nắm quyền trong cuộc bầu cử vào tháng 10 năm ngoái.
Ba Lan, Slovakia và Hungary phản ứng với việc Ukraine kiện lên WTO về cấm ngũ cốc Ba Lan, Slovakia, Hungary tuyên bố rút khỏi đàm phán ngũ cốc với Ukraine sau kế hoạch của Kiev kiện họ lên WTO. Các quốc gia EU ở sườn phía Đông EU không đồng ý với đề xuất của Ukraine về việc tiếp tục xuất khẩu ngũ cốc sang thị trường châu Âu. Ảnh: WSJ Theo hãng thông tấn ukrinform.net (Ukraine) ngày 18/9...