Hiệp định thương mại tự do Việt Nam EU sẽ được ký vào 30.6
Tại hội nghị Phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ngày 25.6 tại Hưng Yên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, dự kiến ngày 30.6, Hiệp định thương mại Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) được ký kết ở Hà Nội.
Trang web của EC cho biết: “Hội đồng Bộ trưởng hôm nay đã phê chuẩn các hiệp định thương mại và đầu tư EU-Việt Nam, mở đường cho việc hoàn thành và ký kết. Ủy viên Thương mại EU Cecilia Malmstrm và Bộ trưởng Kinh doanh, Thương mại và Doanh nhân Rumani tefan-Radu Oprea sẽ thay mặt EU ký thỏa thuận tại Hà Nội vào Chủ nhật 30.6. Các thỏa thuận được thiết lập để mang lại lợi ích chưa từng có cho các công ty, người tiêu dùng và người lao động châu Âu và Việt Nam, đồng thời thúc đẩy tôn trọng quyền lao động, bảo vệ môi trường và cuộc chiến chống biến đổi khí hậu theo Thỏa thuận Paris”.
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker nói: “Tôi hoan nghênh quyết định của các quốc gia thành viên EU hôm nay. Sau Singapore, các thỏa thuận với Việt Nam là thỏa thuận thứ hai được ký kết giữa EU và một quốc gia Đông Nam Á và là bước đệm biểu tượng cho sự tham gia lớn hơn giữa châu Âu và khu vực này”.
Ủy viên Thương mại Cecilia Malmstrm nói: “Tôi rất vui khi thấy các quốc gia thành viên đã bật đèn xanh cho các hiệp định thương mại và đầu tư của chúng tôi với Việt Nam. Việt Nam là một thị trường sôi động và đầy hứa hẹn với hơn 95 triệu người tiêu dùng và cả hai bên đạt được nhiều từ các mối quan hệ thương mại mạnh mẽ hơn”.
EVFTA được trông chờ không chỉ vì đây là thỏa thuận song phương “thế hệ mới” mà còn vì đây là FTA thứ tư mà EU ký kết tại châu Á, sau các thỏa thuận với Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore.
Video đang HOT
Tại hội nghị Phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ngày 25.6 tại Hưng Yên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, dự kiến ngày 30.6, Hiệp định thương mại Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) được ký kết ở Hà Nội.
Thủ tướng đánh giá, Việt Nam đã tham gia nhiều FTA và nền kinh tế được hưởng lợi nhiều từ những hiệp định này. Với EVFTA, Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận sâu hơn vào thị trường 28 nước thành viên liên minh châu Âu.
“EVFTA có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với Việt Nam, là thời cơ lớn cho Việt Nam có đủ điều kiện hội nhập sâu hơn để tham gia vào thị trường khu vực, toàn cầu”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Anh Tú
Theo Motthegioi.vn
Bắc Kinh phản pháo khi bị EU tố có 250 gián điệp Trung Quốc làm việc ở Bỉ
Hôm nay (10/2), Đại sứ Trung Quốc ở EU đã đưa ra một tuyên bố phản ứng với một báo cáo đưa ra hôm qua trên trang web của công ty truyền hình Welt của Đức nói rằng các quan chức ngoại giao và quân sự Mỹ đã cảnh báo về "250 gián điệp Trung Quốc và 200 gián điệp Nga" đang hoạt động tại thành phố Brussel.
Liên minh châu Âu đã đưa ra cáo buộc về do thám đối với Trung Quốc
Thông tin trên dẫn nguồn từ Cơ quan đối ngoại châu Âu (EEAS) - một cánh tay ngoại giao của EU.
"Chúng tôi đã rất sốc bởi những báo cáo không có cơ sở và vô căn cứ trên" - đại diện Trung Quốc cho biết - Trung Quốc luôn tôn trọng chủ quyền của tất cả các quốc gia và không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác".
Bắc Kinh cam kết duy trì mối quan hệ lành mạnh và ổn định với Liên minh châu Âu, các bên nên "đối xử với Trung Quốc và quan hệ Trung Quốc - EU một cách khách quan, công bằng và không đưa ra những nhận xét vô trách nhiệm" - đại diện Trung Quốc nói.
Theo bài báo của Welt, hầu hết các gián điệp đều làm việc trong các đại sứ quan hoặc các đơn vị địa phương, các đơn vị của công ty có trụ sở tại quốc gia của họ.
Những nhà ngoại giao này thậm chí còn được khuyên là tránh một số khu vực của thành phố, trong đó có cả quán cà phê, quán ăn nổi tiếng gần trụ sở của Ủy ban châu Âu và EEAS.
Trên đây là tuyên bố mới nhất của EU trong làn sóng cáo buộc gián điệp chống lại Bắc Kinh. Hôm 8/2, đại sứ quán Trung Quốc ở Vilnius đã phản pháo đối với cái họ cho rằng là sự cáo buộc "lố bịch" về do thám mà Litva đưa ra.
Các cơ quan tình báo tại quốc gia Baltic này tuần trước đã cáo buộc Trung Quốc tuyển dụng công dân tham gia các hoạt động gián điệp và gây ảnh hưởng tới dư luận về các vấn đề như Tây Tạng và Đài Loan.
"Khi tham vọng chính trị và kinh tế của Trung Quốc ở Litva và các nước NATO, EU khác tăng lên, những hoạt động thuộc cơ quan tình báo, an ninh Trung Quốc ngày càng trở nên gay gắt" - các cơ quan tình báo Litva cho biết trong báo cáo thường niên.
Litva cũng đã cùng với các nước châu Âu khác thể hiện lo ngại về các hoạt động của công ty Huawei và họ đang phân tích "mối đe dọa" mà Huawei có thể đưa ra khi công nghệ của công ty này đang tham gia vào mạng 5G tại Litva.
Ngày 11/1, cảnh sát Ba Lan cũng bắt giám đốc bán hàng của Huawei vì tội danh do thám. Mặc dù các nhà chức trách cho rằng vụ bắt giữ không liên quan tới Huawei nhưng các cơ quan tình báo Mỹ cảnh báo các đồng minh về mối quan hệ của Huawei với Bắc Kinh.
Hải Yến
TheoGD&TĐ
EU cáo buộc Trung Quốc có 250 gián điệp trà trộn ở Brussels Truyền thông Đức vừa tiết lộ các quan chức ngoại giao và quân sự EU đã được cảnh báo về hàng trăm gián điệp Trung Quốc đang hoạt động tại Brussels. Theo Welt am Sonntag, Cơ quan Đối ngoại (EEAS) thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã cảnh báo các quan chức ngoại giao và quân sự của khối rằng có "250 điệp...