Hiệp định Thương mại Mỹ – Nhật sẽ có hiệu lực vào tháng 01 năm 2020
Ngày 7/10, các quan chức đại diện Nhật Bản và Mỹ đã chính thức ký kết một gói thương mại sẽ giảm thuế đối với các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ vào thị trường Nhật Bản nhưng tránh thiết lập hạn ngạch miễn thuế đối với gạo, vốn là mặt hàng nhạy cảm về chính trị.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tham dự lễ ký kết tại Nhà Trắng, nơi đại diện Thương mại Robert Lighthizer và Đại sứ Nhật Bản Shinsuke Sugiyama cùng ký vào bản thỏa thuận.
Đại diện Thương mại Robert Lighthizer và Đại sứ Nhật Bản Shinsuke Sugiyama tại lễ ký kết Hiệp định Mỹ – Nhật ở Nhà Trắng ngày 7/10
Các hiệp định thương mại về nông nghiệp và kỹ thuật số được Tổng thống Trump đánh giá là sẽ góp phần tạo ra nhiều việc làm, mở rộng đầu tư và thương mại, giảm thâm hụt thương mại, thúc đẩy sự công bằng và nguyên tắc có đi có lại, và mở ra những cơ hội lớn để phát triển. Mỹ dự kiến sẽ nhanh chóng thông qua thỏa thuận, cho phép chính phủ hiệu lực hóa hiệp định mà không cần sự chấp thuận của quốc hội. Trong khi đó, chính phủ Nhật Bản sẽ đệ trình hiệp định này tại phiên họp quốc hội sắp tới. Nếu được chấp thuận, hiệp định sẽ có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2020.
Video đang HOT
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Donald Trump đã thống nhất các chi tiết cuối cùng của hiệp định tại hội nghị thượng đỉnh bên lề Liên hiệp quốc vào cuối tháng 9. Tại thời điểm đó, hai nhà lãnh đạo đã ký một bản phác thảo các bước tiếp theo. Nhật Bản cam kết sẽ hạ mức thuế 38,5% đối với thịt bò Mỹ xuống 9% vào tháng 4/2033, phù hợp với tỷ lệ trong Hiệp định CPTPP. Các nước sẽ tiếp tục đàm phán về việc loại bỏ thuế quan của Mỹ đối với ô tô Nhật Bản. Thỏa thuận thương mại kỹ thuật số được ký hôm 7/10 sẽ bảo vệ các công ty chống lại việc tiết lộ mã nguồn và thuật toán.
Mỹ, Trung Quốc khởi động vòng đàm phán thương mại mới
Mỹ và Trung Quốc hôm 7/10 khởi động vòng đàm phán thương mại cấp phó trưởng đoàn tại Washington, 3 ngày trước khi vòng đàm phán cấp cao bắt đầu.
Theo Reuters, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Liêu Mân dẫn đầu phái đoàn gồm 30 quan chức Trung Quốc có các cuộc trao đổi với Đại diện thương mại Mỹ trong 2 ngày, từ 7/10. Tới ngày 10/10, các cuộc đàm phán cấp cao giữa Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin sẽ diễn ra.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Stephanie Grisham cho biết, nội dung đàm phán sẽ bao gồm chuyển giao công nghệ bắt buộc, quyền sở hữu trí tuệ, dịch vụ, hàng rào phi thuế quan, nông nghiệp và các biện pháp thực thi.
Mỹ-Trung khởi động vòng đàm phán mới. (Ảnh: Reuters)
Vòng đàm phán mới diễn ra một tuần trước khi Mỹ tăng thuế đối với 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ 25% lên 30% nếu không có bất cứ tiến triển nào trong các vòng đàm phán.
Liên quan tới các cuộc thương thảo mới, Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow cho biết Mỹ sẵn sàng xem xét các đề xuất mà Bắc Kinh đưa ra
"Có thể có một số tiến bộ bổ sung sẽ được thực hiện với Trung Quốc vào cuối tuần này", ông Kudlow nói.
Tuy nhiên, thị trường không mấy tin vào khẳng định lạc quan này.
"Các nhà đầu tư có phần mệt mỏi với cùng một bài hát và điệu nhảy mà chính quyền đưa ra. Họ sẽ không vung tiền cho đến khi một cái gì đó thành hiện thực từ cuộc họp", chiến lược gia cao cấp của Clarfeld Financial Advisors cho hay.
Các nhà đầu tư cũng đang tỏ ra rụt rè trước các diễn biến mới của cuộc điều tra luận tội Tổng thống Trump và đe dọa phá hủy nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ mới đây của nhà lãnh đạo Mỹ.
(Nguồn: Reuters)
SONG HY
Nhật Bản bày tỏ hy vọng sẽ ký kết thỏa thuận thương mại với Mỹ Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nhật Bản Masato Ohtaka cho biết, Nhật Bản vẫn hy vọng sẽ ký kết một thỏa thuận thương mại với Mỹ vào cuối tháng 9/2019. Đồng thời ông Masato Ohtaka cũng nhấn mạnh rằng, vẫn còn đủ thời gian để hai bên có thể hoàn tất các cuộc đàm phán cuối cùng và đạt được mục tiêu...