Hiệp định Geneva: Những gì để lại cho hôm nay?
Bài học lớn nhất, bao quát nhất nhìn từ Hiệp định Geneva sau 60 năm là bài học về tinh thần độc lập tự chủ. Ngoài ra, phải hiểu cả những toan tính của “đồng chí”, “đồng minh”, không mơ hồ và ảo tưởng.
Sau hơn hai tháng đàm phán, từ ngày 8/5/1954, Hiệp định Geneva 1954 về Đông Dương được ký ngày 20/7/1954. Đánh giá đúng những bài học, kinh nghiệm từ Hội nghị Geneva và bản Hiệp định này trong bối cảnh hôm nay vẫn có ý nghĩa sâu sắc.
Thắng lợi chưa trọn vẹn
Hiệp định Geneva là văn bản pháp lý quốc tế thứ ba của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hai văn bản trước là Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946 được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với Chính phủ Pháp. Nước Pháp từ vị thế kẻ cai trị thực dân đã phải công nhận và tôn trọng quyền cao nhất của dân tộc Việt Nam là độc lập, quyền cao nhất của nhân dân Việt Nam là tự do. Nước Việt Nam từ chỗ chưa có tên trên bản đồ thế giới đã trở thành một biểu tượng sáng ngời của ý chí đấu tranh giành độc lập dân tộc, là tấm gương cổ vũ các dân tộc bị áp bức vùng lên làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.
Vĩ tuyến 17 (Quảng Trị) trở thành giới tuyến tạm thời chia cắt hai miền Bắc – Nam.
Với Hiệp định Geneva, chúng ta đã kết thúc được chiến tranh, buộc Pháp phải rút hết quân và công nhận quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam; giải phóng hoàn toàn miền Bắc để có điều kiện xây dựng những cơ sở vật chất đầu tiên cho xã hội Xã hội Chủ nghĩa trong điều kiện hòa bình; tạo cơ sở pháp lý để đấu tranh thống nhất đất nước sau đó.
Bối cảnh khi đó, trên bàn đàm phán Geneva, Pháp đã thất bại trong trận quyết chiến chiến lược ở Điện Biên Phủ, muốn rút khỏi “bãi lầy chiến tranh” Đông Dương trong danh dự, Việt Nam đến Geneva với tư thế của người chiến thắng trên chiến trường. Việc bàn giải pháp cho cuộc chiến Đông Dương(…) không do hai bên trực tiếp tham chiến mà do các “nước lớn” giữ vai trò chính. Pháp là bên tham chiến trực tiếp nhưng luôn lẩn tránh đàm phán trực tiếp với phái đoàn Việt Nam mà dùng vai “nước lớn” để thỏa thuận ngầm với Liên Xô và đặc biệt là với Trung Quốc. Tại Geneva, Trung Quốc đã tìm mọi cách dàn xếp các vấn đề tại Hội nghị theo hướng giành lợi ích quốc gia cho Trung Quốc.
Một khó khăn khác của đoàn Việt Nam là các kênh liên lạc đều nhờ Trung Quốc với lòng tin vào tình đồng chí. Đoàn đàm phán Việt Nam gặp nhiều bất lợi, bị cô lập và không có kinh nghiệm đàm phán nên đã không (thể) bảo vệ được những yêu cầu quan trọng của mình.
Hội nghị Geneva đã quyết định những vấn đề có liên quan đến các lực lượng kháng chiến ở Lào và Campuchia mà không có sự tham gia của các chính phủ kháng chiến ở hai nước này. Đại diện cho cả ba Chính phủ kháng chiến ở Đông Dương chỉ có một đoàn đại biểu của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Việc xác định ranh giới quân sự tạm thời và phân chia khu vực tập kết chuyển quân ở Việt Nam không phải vĩ tuyến 13 hay 16 theo phương án của Việt Nam, mà là vĩ tuyến 17. Việt Nam mất ba tỉnh khu V và nhiều vùng tự do phía Nam vĩ tuyến 17.
Ở Lào, lực lượng kháng chiến chỉ được một vùng tập kết gồm hai tỉnh Sầm Nưa và Phôngxalỳ – nhỏ hơn nhiều so với vùng giải phóng thực tế. Lực lượng kháng chiến Campuchia phải phục viên tại chỗ. Thời hạn tổng tuyển cử để thống nhất Việt Nam không phải là 6 tháng như phương án của Việt Nam, mà là 2 năm. Dù vậy, việc này đã không thể thực hiện do chính sách can thiệp và xâm lược của Mỹ.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến Thụy Sỹ dự hội nghị Genève về Đông Dương, tháng 5/1954.
Những gì Việt Nam đạt được ở Hội nghị Geneva là kết quả của 9 năm kháng chiến anh dũng, nhiều hy sinh gian khổ của nhân dân ta, nhưng kết quả đó chưa tương xứng với thực tế trên chiến trường. Nhân dân cả hai miền Nam – Bắc Việt Nam còn phải đi tiếp chặng đường dài 21 năm với nhiều sự hy sinh mất mát đau thương hơn để đạt tới điều lẽ ra đã diễn ra từ tháng 7/1956.
Bài học về tinh thần độc lập tự chủ
Bài học lớn nhất, bao quát nhất nhìn từ Hiệp định Geneva sau 60 năm là bài học về tinh thần độc lập tự chủ. Bên cạnh đó là bài học về kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngoại giao với quân sự, tạo cục diện vừa đánh vừa đàm để đối phó với kẻ địch mạnh hơn; kiềm chế kẻ thù, tạo dư luận quốc tế, gây áp lực buộc đối phương xuống thang cả trên chiến trường và trên bàn đàm phán đã được phát huy trên bàn Hội nghị Paris và chúng ta đã đạt thắng lợi.
Video đang HOT
Quá trình đàm phán để đi đến bản Hiệp định Paris (1/1973) sau này đã nói lên điều đó. Trong những ngày đàm phán ở Paris, Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ đã nói với ông H. Kissinger (được tác giả Larry Berman trích dẫn): “Trong cuộc đấu cờ, người thắng và kẻ thua phải chính là những người chơi cờ, không còn cách nào khác. Chúng tôi độc lập trong việc giải quyết vấn đề của chúng tôi” (1).
Kinh nghiệm lịch sử cho thấy những “nước lớn” luôn có những toan tính chiến lược riêng. Trong đấu tranh ngoại giao, điều cốt yếu là phải phân tích và nhận rõ chiến lược và những mục tiêu của các nước “lớn” để có chiến lược và sách lược đối phó hiệu quả. Sự dàn xếp, thoả hiệp giữa các nước “lớn” tại Hội nghị Geneva làm hại đến lợi ích của Việt Nam, Lào và Campuchia. Đây cũng là điều khó tránh ở một hội nghị quốc tế, khi “luật chơi” và cả diễn biến “cuộc chơi” đều do các nước “lớn” quyết định. Ở Hội nghị Geneva, Việt Nam đã phải thuận theo nhiều lời “chỉ dẫn” bất lợi từ các “đồng chí”, “đồng minh” của mình. Bài học sâu sắc qua Hội nghị Geneva là phải hiểu cả những toan tính của “đồng chí”, “đồng minh”, không mơ hồ và ảo tưởng.
Hội nghị Genève khai mạc ngày 26/4/1954. Mục đích ban đầu của hội nghị là bàn về khôi phục hòa bình tại Triều Tiên và Đông Dương.
Điều bộc lộ rõ trong quan hệ quốc tế hiện nay là trong nhiều trường hợp các nước “lớn” áp đặt những “luật chơi” không phù hợp, làm tổn hại đến lợi ích của nước khác. Nhưng kinh nghiệm lịch sử cũng chỉ ra rằng, tiếng nói của khu vực và các nước vừa và nhỏ có “sức nặng” đến mức nào phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó một phần lớn phụ thuộc vào sự chủ động, sự nhạy bén, khôn khéo của những nước này với các “nước lớn” và cả giữa các nước “vừa” và “nhỏ” với nhau.
Điều các nước “nhỏ” luôn cần (phải) làm là tăng cường thực lực của đất nước, tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động đối ngoại, bảo vệ chủ quyền dân tộc, bảo vệ hoà bình và an ninh quốc tế. Trong hoạt động đối ngoại phải đánh giá chính xác tình hình thế giới, nhất là chiến lược của các nước “lớn”, tìm ra đối sách phù hợp trong từng thời gian, cho từng vấn đề, đảm bảo lợi ích quốc gia dân tộc. Am hiểu đối tác – đồng thời cũng là đối tượng – là yêu cầu quan trọng trong quá trình hội nhập.
Ngô Vương Anh
Theo_VietNamNet
Vĩ tuyến 17 và khát vọng thống nhất
Sau ngày đất nước thống nhất, nhân dân ta khẩn trương bắt tay vào việc khôi phục hậu quả chiến tranh. Từ trong đau thương mất mát, bằng niềm tin và ý chí, chúng ta đã xây dựng một nước Việt Nam phát triển, ổn định, hòa bình...
Cách đây tròn 60 năm, ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam ra đời. Theo nội dung Hiệp định, đất nước ta tạm thời chia cắt thành 2 miền Bắc - Nam, lấy vĩ tuyến 17, cầu Hiền Lương - sông Bến Hải làm giới tuyến quân sự tạm thời.
Cũng từ đây, dòng sông Bến Hải mang trên mình mình sứ mệnh lịch sử: ranh giới chia cắt đất nước...
Ông Tạ Quang Bửu, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ký Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam
Để đảm bảo cho Hiệp định được thực thi nghiêm chỉnh, một Ủy ban giám sát Quốc tế đã được thành lập (Tổ Quốc tế 76). Ủy Ban này có nhiệm vụ đại diện cho hai bên đặt kế hoạch và thể thức thực hiện các điều khoản trong Hiệp định, đình chỉ các xung đột, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động liên quan đến Hiệp định Giơnevơ
Mô hình buổi làm việc của Ủy ban giám sát Quốc tế
Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải những năm tháng bị chia cắt. Dù chỉ cách nhau một khoảng cách rất ngắn, một con sông chỉ rộng khoảng 100m, nhưng có biết bao gia đình phải sống cảnh biệt ly mà không có cơ hội được đoàn tụ. Đối với người dân Vĩnh Linh, Quảng Trị, đấy mới chỉ là sự chia cắt ở phạm vi gia đình, còn đối với đất nước, dân tộc Việt Nam thì đấy là nỗi đau quá lớn, như khúc ruột bị chia làm hai. Suốt những năm tháng chiến tranh khốc liệt, nhân dân 2 bên chỉ biết nhìn sang bên bờ, thấy lá cờ đỏ tung bay trên cột cờ mà ngậm khóc. Nhưng trong cảnh phân ly càng tôi luyện thêm ý chí quyết tâm, đánh đuổi quân thù xâm lược.
Lúc đó, nhân dân 2 miền đều chất chứa một niềm tin và khát vọng, chỉ sau 2 năm khi Tổng tuyển cử diễn ra, Bắc - Nam sẽ thống nhất. Trong khi phía bờ Bắc tuân thủ mọi điều khoản trong Hiệp định đã ký thì bờ Nam, được sự hậu thuẫn của Mỹ, chúng quyết tâm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, hòng chia cắt lâu dài đất nước ta.
Những năm tháng chiến tranh khốc liệt, đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải diễn ra những cuộc đấu trí "cân não" giữa quân và dân miền Bắc với lực lượng phía Nam. Trong đó, có những cuộc "đấu cờ" đầu giới tuyến kéo dài suốt 1.440 ngày đêm. Cũng có những lúc, không đấu được với cờ của ta, Mỹ - Ngụy đã cho rải bom nhằm đánh sập, làm rách cờ phía bờ Bắc. Chỉ tính riêng từ 5/1956 đến 10/1967, lần lượt 267 lá cờ Tổ quốc đã được treo trên kỳ đài Hiền Lương.
Biểu tượng mẹ Diệm vá cờ Tổ quốc được phục dựng tại nhà trưng bày. Trong chiến tranh, mỗi khi lá cờ Tổ quốc bị rách là mẹ lại thức trắng đêm vá lại để lá cờ mãi tung bay trên cột cờ giới tuyến
...và đấu màu sơn cầu
Niềm khát khao thống nhất của cả dân tộc phải chờ đợi đến 21 năm mới thực hiện được, sau bao hy sinh, mất mát (Ảnh tư liệu)
Trước nhà trưng bày vĩ tuyến 17 còn lưu lại những chiếc loa phóng thanh lớn. Trong chiến tranh, giữa ta và địch cũng thường xuyên có những cuộc "đấu loa"...
Di tích lịch sử cầu treo Bến Tắt cùng với khu tưởng niệm vừa được xây dựng để tri ân những anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống. Trong chiến tranh, đây là địa điểm quan trọng vận chuyển vũ khí, lương thực chi viện cho chiến trường, nằm trên vĩ tuyến 17
Làng địa đạo Vịnh Mốc, một công trình thể hiện ý chí kiên cường của quân và dân ta. Qua bao năm tháng chiến tranh, công trình này đã trở thành nơi trú ẩn an toàn cho người dân, tránh được sự hủy diệt của bom, đạn quân thù
Du khách tham quan làng địa đạo Vịnh Mốc
Bến đò Tùng Luật, điểm vượt tuyến quan trọng trên sông Hiền Lương. Trong giai đoạn 1968 - 1972, dưới mưa bom bão đạn của kẻ thù, Lực lượng TNXP 771, dân quân thôn Tùng Luật, dân quân xã Vĩnh Giang, Vĩnh Quang, Vĩnh Linh đã đảm bảo sự hoạt động liên tục của bến đò, kịp thời chi viện sức người sức của cho chiến trường miền Nam và đảo Cồn Cỏ anh hùng. Tổng cộng, nơi đây đã đưa hơn 78.000 lượt thuyền, vận chuyển hơn 2 triệu lượt người và hàng vạn tấn vũ khí, hàng hóa chi viện cho chiến trường miền Nam.
Khu di tích lịch sử Hiền Lương - Bến Hải
Nhân Kỷ niệm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam 30/4/2014, tỉnh Quảng Trị đã long trọng tổ chức Lễ hội thống nhất non sông và đón nhận bằng công nhận Di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải. Nơi đây trở thành địa điểm lịch sử để du khách thập phương đến tham quan, tìm hiểu về quá khứ hào hùng của dân tộc ta. Một dân tộc từ trong đau thương đã "rũ bùn đứng dậy"... làm nên biết bao chiến thắng, khiến kẻ thù phải khiếp sợ.
Một vị khách xem lại những bức ảnh lịch sử tại nhà trưng bày vĩ tuyến 17
Những ngày tháng 7, trở về với địa danh lịch sử, chúng ta cảm nhận biết bao sự đổi thay từ "tuyến lửa" anh hùng. Đi trên cây cầu Hiền Lương lịch sử, ngắm nhìn lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên cột cờ giới tuyến, lòng chúng ta lại trào dâng cảm xúc khó tả.
Theo Dantri
Việt Nam bị chia 2 miền: Cuộc dàn xếp giữa các nước lớn "Qua các tư liệu có được có thể thấy lúc ấy Liên Xô kiên định ủng hộ ta nhưng chú trọng nhiều hơn tới các vấn đề châu Âu, có phần thụ động và "khoán" các vấn đề Viễn Đông cho Trung Quốc. Như vậy là Hội nghị Genève về Đông Dương xuất phát từ nhu cầu của các nước lớn. Vấn đề...