Hiệp định EVFTA: Cơ hội để nông nghiệp Việt Nam thúc đẩy sản xuất
Việc cắt giảm thuế nhập khẩu trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) sẽ tăng sức ép cạnh tranh cho nhà sản xuất trong nước không chỉ về giá mà còn về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong đó, chăn nuôi là ngành dự báo sẽ gặp nhiều bất lợi nhất.
Chăn nuôi lợn tại thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, Hà Nội. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Đây là thông tin được các chuyên gia đưa ra tại Hội nghị “EVFTA – Cơ hội nâng cao chất lượng nông sản Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu”, do Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Rau quả Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh tổ chức ngày 9/10 tại Tp. Hồ Chí Minh.
Theo ông Nguyễn Anh Dũng, đại diện Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông lâm sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), các mặt hàng đều có dư địa thuế tương đối cao như thịt gà, thịt lợn có lộ trình khá dài (8-10 năm), trong khi thịt bò, sữa và các sản phẩm từ sữa có lộ trình giảm thuế nhanh, chỉ từ 0-3 năm.
Như vậy, trong ngắn hạn và dài hạn, ngành chăn nuôi sẽ đối mặt với áp lực cạnh tranh lớn từ hàng nhập khẩu từ EU. Mặt khác, một thực tế khác là thường xảy ra tình trạng các nước “trả đũa” hoặc “có đi, có lại” trong đàm phán thương mại, gặp áp lực lớn cho vận hành chính sách trong nước.
Một thách thức khác cho ngành nông nghiệp khi tham gia Hiệp định EVFTA, đó là việc đáp ứng quy tắc nguồn gốc xuất xứ để đảm bảo quyền lợi hưởng ưu đãi. Một số ngành hàng hiện nay của Việt Nam có nguy cơ khó đáp ứng các quy định về xuất xứ.
Chẳng hạn trong ngành điều, EU có quy định tương đối chặt về nguồn gốc xuất xứ với hạt điều khi xem công đoạn gia công bóc vỏ hạt điều là chế biến giản đơn nên bắt buộc mặt hàng điều nhân của Việt Nam muốn đạt nguồn gốc xuất xứ phải chế biến từ nguồn điều nguyên liệu sản xuất trong nước. Trong khi đó, lâu nay, nguồn nguyên liệu từ nhập khẩu vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong ngành chế biến điều Việt Nam.
Mặt khác, đối với thủy sản, EU vẫn đang áp “thẻ vàng” cảnh báo việc đánh bắt cá bất hợp pháp, không quản lý và không khai báo đối với thủy hải sản xuất nhập khẩu của Việt Nam sang EU. Hiện EU tăng cường kiểm soát đối với 100% lô h àng thủy sản và tăng tần suất kiểm tra các mặt hàng nông sản khác xuất sang EU đã tạo ra những rào cản khó khăn trong việc tận dụng cơ hội từ Hiệp định EVFTA.
Video đang HOT
Ngay như mặt hàng mật ong, theo nội dung Hiệp định EVFTA, EU sẽ xóa bỏ thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực và không áp dụng hạn ngạch thuế quan. Tuy nhiên, để xuất được sang thị trường này, sản phẩm mật ong phải đáp ứng quy định nghiêm ngặt về kiểm dịch động thực vật (SPS).
Tuy vậy, các chuyên gia cũng cho rằng, những thách thức trên là cơ hội để ngành nông nghiệp Việt Nam thúc đẩy sản xuất chất lượng để đáp ứng yêu cầu thị trường. Để làm được điều này, sản xuất trong nước phải tổ chức lại theo các chuỗi giá trị gắn kết thì mới hấp thụ được sự hỗ trợ từ các bên, hướng đến hiệu quả.
Ông Lê Duy Minh, Chủ tịch Hiệp hội trang trại và Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam, Hiệp định EVFTA sẽ là cơ hội vàng, tạo ra cú hích lớn cho xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam, nhất là các sản phẩm có thế mạnh như thủy sản, rau quả, gạo, cà phê, hồ tiêu, các sản phẩm đồ gỗ…. Tuy nhiên, để tận dụng tốt cơ hội này, các doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã, trang trại phải chủ động nâng cao năng lực sản xuất, xây dựng thương hiệu sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường tương đối khó tính này.
Theo các chuyên gia, để tận dụng ưu đãi từ hiệp định, các doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp cần tìm hiểu kĩ các cam kết về thuế quan, lộ trình xóa bỏ thuế trong lĩnh vực liên quan và các quy tắc về xuất xứ hàng hóa. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu các thỏa thuận liên quan khác như hải quan và tạo thuận lợi thương mại, phòng vệ thương mại… Chỉ khi nắm rõ thì doanh nghiệp mới có thể chủ động làm chủ “sân chơi” mới này.
Sắp xuất khẩu nhiều nông sản sang EU
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tiếp nối sự kiện lô tôm đầu tiên xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA), ngày 16 và 17/9 tới đây, các mặt hàng như: cà phê, chanh leo, bưởi, dừa, thanh long sẽ tiếp tục được xuất khẩu sang thị trường này với những ưu đãi mà Hiệp định mang lại.
Nông dân HTX Long Tri (huyên Châu Thành, Long An) thu hoach thanh long xuất khẩu. Ảnh: TTXVN
Cụ thể, dự kiến, ngày 16/9, Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao sẽ xuất khẩu lô àng chanh leo và Công ty TNHH Vĩnh Hiệp 404 xuất khẩu cà phê; ngày 17/9 Công ty VINA T&T Group cũng sẽ xuất khẩu lô rau quả gồm bưởi, dừa, thanh long với những ưu đãi theo Hiệp định EVFTA.
EU là thị trường tiêu thụ nhiều cà phê nhất của Việt Nam, chiếm 40% trong tổng lượng và 38% về tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước (trung bình giá trị xuất khẩu cà phê sang EU đạt 1,2 - 1,4 tỷ USD/năm trong 5 năm qua). Trong tháng 8/2020, giá trị xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam vào thị trường EU ước đạt gần 76 triệu USD, tăng 34,7% so với tháng 7/2020, giảm 0,2% so với cùng kỳ năm trước.
Mặt hàng cà phê được nhận định có thể gia tăng giá trị vào thị trường EU trong thời gian tới khi EU xóa bỏ thuế cho toàn bộ cho các sản phẩm cà phê chưa rang hoặc đã rang, giảm từ 7 - 11% xuống 0%; các loại cà phê chế biến từ giảm 9 - 12% xuống còn 0%.
Đã có 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được EU cam kết bảo hộ; trong đó có cà phê Buôn Ma Thuột, đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho ngành cà phê Việt Nam với các đối thủ tại thị trường EU.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh, thời gian tới, ngành cà phê Việt Nam sẽ đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của thị trường EU, đặc biệt các tiêu chuẩn về chất lượng và phát triển bền vững, đưa Việt Nam là điểm tham chiếu cho cà phê Robusta toàn cầu.
Về rau, quả tươi, hiện đã có khoảng 40 loại rau quả Việt Nam được xuất khẩu sang 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bên cạnh những thị trường truyền thống, trái cây Việt đã từng bước khẳng định chất lượng, chinh phục được những thị trường khó tính như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Canada, Australia, New Zealand....
Rau quả Việt Nam cũng được đánh giá đã và đang rộng cửa vào EU kể từ ngày 1/8 vừa qua. EU cam kết mở cửa rất mạnh cho rau quả Việt Nam bằng việc xóa bỏ ngay 94% trong tổng số 547 dòng thuế rau quả và các chế phẩm từ rau quả.
Hiện EU là thị trường xuất khẩu thứ tư của rau, quả Việt Nam, với nền tảng sẵn có này cộng thêm việc miễn giảm thuế nhập khẩu theo cam kết trong EVFTA đang tiếp sức để giúp tăng khả năng cạnh tranh của trái cây Việt Nam so với các đối thủ chưa có FTA với EU như Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia...
Điều này đã được chứng minh khi giá trị xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam sang thị trường EU trong tháng 8 ước đạt 14,7 triệu USD, tăng 25,2% so với tháng trước và tăng 6% so với cùng kỳ năm 2019.
Điển hình như sản phẩm chanh leo, Viêt Nam đa nôi lên như môt quôc gia san xuât va xuât khâu chanh leo hang đâu khu vưc do điêu kiên tư nhiên thuân lơi cho san xuât va nhu câu gia tăng, đăc biêt la cac thi trương cao câp. Hiên chanh leo Viêt Nam đa xuât khâu tơi ca cac thi trương co yêu câu nghiêm ngăt vê chât lương, kiêm dich va an toan thưc phâm như Phap, Đưc, Ha Lan, Han Quôc, Thuy Sỹ...
Bên cạnh đó, chanh leo cũng là sản phâm có tỷ lệ chê biên chiêm ty trong cao, trên 65% tông gia tri chanh leo xuât khâu va co tôc đô tăng trương manh nhât trong cac loai trai cây, năm 2019 tăng hơn 50% so vơi 2018.
Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang đam phan mơ cưa thi trương cho chanh leo qua tươi vao cac thi trương lơn khac như Australia, Trung Quôc, Nhât Ban, Thai Lan... Do đó, tiềm năng xuất khẩu chanh leo của Việt Nam con rất lớn.
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn luôn ủng hộ các doanh nghiệp, các địa phương xây dựng chuỗi liên kết sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng và an toàn.
Bô cung mong muôn cac doanh nghiệp xuất khẩu trai cây của Việt Nam se tân dung tôt cơ hôi, lợi thế tai thi trương EU, tiếp tục cải tiến công nghệ, phát triển các sản phẩm chế biến sâu để phục vụ tốt nhất cho thị trường này.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp định EVFTA đã tạo cơ hội để hàng hóa Việt Nam hạ giá thành khi xuất khẩu vào thị trường châu Âu, nâng cao khả năng cạnh tranh nhờ ưu đãi về thuế, nhất là hàng hóa nông sản.
Việt Nam có lợi thế về sản xuất, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản còn EU lại có nhu cầu lớn các mặt hàng này với giá trị nhập khẩu khoảng 160 tỷ USD/năm, chiếm khoảng 8% tổng giá trị nhập khẩu hàng năm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, theo thống kê sơ bộ sau hơn 1 tháng EVFTA có hiệu lực và được thực thi, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực tại thị trường EU. Ước tính sơ bộ cho thấy giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản vào EU tháng 8/2020 là 350 triệu USD, tăng trưởng ở mức 17% so với tháng 7/2020.
Năm 2019, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam vào EU có giá trị 4,6 tỷ USD. EU là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn thứ 3 của Việt Nam.
TCH: Doanh số xe đầu kéo Mỹ Navistar lập kỷ lục mới Công ty cổ phần Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (TCH) vừa công bố doanh số bán xe đầu kéo Mỹ Navistar tháng 9 tăng mạnh lên mức kỷ lục mới. Cụ thể, tháng 9/2020, doanh số xe đạt 234 chiếc, tăng mạnh so với các tháng liền trước. Luỹ kế quý III/2020, TCH đạt doanh số 565 xe, gấp gần...