Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực với các nước thành viên
Hôm 30/12, Hiệp định CPTPP bắt đầu có hiệu lực sau khi được phê chuẩn bởi quá bán, tức là 6 nước trở lên trong số 11 nước liên quan.
CPTPP có hiệu lực từ ngày 30.12, và đợt giảm thuế đầu tiên cũng vừa được khởi động. Ảnh: Monash Lens – Monash University.
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), phiên bản không có Mỹ của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), với sự tham gia của Nhật Bản và 10 nước khác bắt đầu có hiệu lực từ ngày hôm nay (30/12).
Hiệp định này tạo nên một khu vực kinh tế tự do khổng lồ, có phạm vi thị trường gồm 500 triệu người dân và chiếm 13% GDP toàn cầu. CPTPP thống nhất các quy định về đầu tư và dịch vụ đối với rất nhiều lĩnh vực. Hiệp định này cũng từng bước bãi bỏ thuế quan đối với các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp.
Video đang HOT
Chính phủ Nhật Bản coi hiệp định thương mại này là bước quan trọng nhằm mở rộng các quy định tự do và công bằng ra khắp thế giới, trong khi chính phủ Mỹ đang đưa ra các chính sách bảo hộ. Mỹ đã rút khỏi hiệp định TPP.
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ tích cực tăng cường số thành viên CPTPP. Nhật Bản hi vọng có thể bắt đầu đàm phán một cách cụ thể tại cuộc họp cấp bộ trưởng tại Nhật Bản vào ngày 19/1.
Ngoài CPTPP, chính phủ Nhật Bản cũng đang hướng tới một số các hiệp định thương mại khác. Hiệp định Đối tác Kinh tế giữa Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) dự kiến sẽ bắt đầu có hiệu lực từ tháng 2/2019.
16 nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang cố gắng hoàn tất Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) trước khi kết thúc năm 2019. Trong số các nước tham gia hiệp định này có Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ./.
Theo Bùi Hùng
VOV.VN
Tổng thống Trump lại nói không thích Mỹ gia nhập TPP
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra lý do ông không thích Mỹ gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) dù tuần trước ông mới yêu cầu các quan chức xem xét khả năng tham gia hiệp định này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters)
"Trong khi Hàn Quốc và Nhật Bản muốn chúng tôi (Mỹ) quay lại TPP, tôi không thích Mỹ tham gia hiệp định này. Có quá nhiều điều khó lường và không cách nào thoát ra khỏi nếu hiệp định không hiệu quả. Các hiệp định thương mại song phương hiệu quả, có lợi và tốt hơn cho người lao động của chúng ta. Hãy nhìn xem WTO tồi tệ như thế nào với Mỹ", ông Trump viết ngày 17/4 trên mạng xã hội Twitter, đề cập tới Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO).
Tuyên bố của ông Trump diễn ra khi ông đang gặp gỡ Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong khuôn khổ chuyến thăm của ông Abe tới Mỹ ngày 17/4. Hai nhà lãnh đạo đã trao đổi nhiều vấn đề nằm trong quan tâm chung, trong đó có hợp tác thương mại và chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Ông Abe là người ủng hộ mạnh mẽ hiệp định Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) trước đó, cũng như CPTPP ở thời điểm hiện tại.
Ngày 12/4, ông Trump đã chỉ đạo các quan chức dưới quyền xem xét khả năng đưa Mỹ gia nhập CPTPP. Động thái của ông được hầu hết các thành viên của hiệp định ủng hộ. Tuy nhiên, các bộ trưởng từ Nhật Bản, Australia và Malaysia từ chối việc đàm phán lại thỏa thuận để phù hợp với yêu cầu Mỹ.
Ngay từ khi còn tranh cử tổng thống, ông Donald Trump đã thể hiện mạnh mẽ quan điểm phản đối hiệp định TPP. Sau khi nhậm chức Tổng thống Mỹ hồi năm ngoái, ông đã rút Mỹ khỏi hiệp định này, gọi đây là một thỏa thuận "tồi tệ".
Sau đó, 11 nền kinh tế còn lại - gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam - đã tích cực đàm phán và đưa ra phiên bản mới mang tên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Ttiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Hiệp định này đã được ký kết tại Chile hồi đầu tháng 3/2018.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp chủ tịch Duma quốc gia Nga Sáng 24-12, tại trụ sở Chính phủ, tại buổi tiếp Chủ tịch Duma quốc gia Nga Vyacheslav Viktorovich Volodin, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị phía Nga thúc đẩy triển khai các dự án hợp tác giữa hai bên như dầu khí, xây dựng chính phủ điện tử hay dự án trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân... Thủ...