Hiện tượng “lạ” trên thị trường BĐS Long Thành (Đồng Nai)
Những nền đất pháp lý hoàn chỉnh được người mua săn đón, những dự án bán giai đoạn tiếp “hút” giới đầu tư từ Tp.HCM đổ về. Nếu thời điểm trước, BĐS Long Thành hạ nhiệt thì hiện tại tình hình trái ngược, nhiều dự án lớn bung sản phẩm, giá đất nền tăng cao, giao dịch sôi động trở lại.
Vì đâu đất nền Long Thành rộn ràng trở lại?
Theo ví von của những người trong ngành, hiện tại đất nền Long Thành (Đồng Nai) giống như thỏi nam châm đang hút mạnh nhà đầu tư ở Tp.HCM cũng như các khu vực lân cận đổ về. Câu chuyện về hạ tầng, môi trường kinh tế đang trên đà phát triển, dự án sân bay Long Thành sắp khởi công được xem là những chất xúc tác mạnh mẽ tạo nên sức hấp lực riêng cho thị trường nơi đây.
Thực tế, đầu năm 2017, trước thông tin quy hoạch, xây dựng sân bay quốc tế Long Thành, đất nền Long Thành đã trở thành tâm điểm thu hút giới đầu tư BĐS bỏ tiền vào. Thời điểm đó, nhiều dự án rao bán, giao dịch tăng cao, người dân Tp.HCM tập trung về đây để gom đất. Đến khoảng giữa năm 2017, thị trường nơi đây hạ nhiệt phần nào do chính quyền vào cuộc cảnh báo cơn sốt đất. Tuy nhiên, theo tìm hiểu, dòng tiền của người mua BĐS vẫn âm thầm đổ vào đất nền Long Thành, đặc biệt, ở các dự án đã có pháp lý hoàn chỉnh, hạ tầng đang dần hoàn thiện. Đến thời điểm hiện tại cả người mua ở thực lẫn NĐT đang tấn công thị trường nơi đây bởi những lợi thế dần rõ nét.
Đất nền Long Thành (Đồng Nai) đang hút người mua ở giai đoạn này . Ảnh: Hạ Vy
Theo các chuyên gia, so với các đô thị vệ tinh của Tp.HCM, Long Thành là địa phương duy nhất vừa có cảng biển, vừa có sân bay, đường sắt và đường bộ hoàn chỉnh. Chính lợi thế này khiến tốc độ đô thị hóa tại Long Thành diễn ra nhanh, và dĩ nhiên trở thành “đích ngắm” của NĐT BĐS là điều dễ hiểu.
Ông Nguyễn Thái Huy, Phó Tổng giám đốc Kinh doanh và Tiếp thị Công ty CP Yeshouse chỉ ra 3 yếu tố khiến BĐS Long Thành, Đồng Nai tạo sức hút với người mua BĐS ở giai đoạn này.
Thứ nhất, về hạ tầng: Đây là khu vực có kết nối giao thông thuận lợi với 3 đường chính: Đường bộ hiện hữu 5 tuyến cao tốc đã và đang xây dựng gồm Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây, Bến Lức – Long Thành, Biên Hòa – Vũng Tàu, Dầu Giây – Phan Thiết và Dầu Giây – Đà Lạt. Song song đó, tuyến quốc lộ 51 kết nối nhanh chóng đến khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu, tạo nên vị thế về mặt kết nối, giao thương, vui chơi giải trí giữa 2 khu vực; Về đường thủy, lợi thế của Long Thành gần các các cụm cảng quốc tế Thị Vải Cái Mép tạo nên sức bật phát triển về kinh tế rất lớn; về đường hàng không, sân bay quốc tế Long Thành chuẩn bị khởi công đang tạo ra cú hích mạnh cho thị trường BĐS nơi đây. Hiện nhà nước đang đẩy nhanh tiến độ các công trình xây dựng, đồng thời lên kế hoạch triển khai thêm một loạt dự án hạ tầng liên kết vùng quy mô lớn. Với công suất thiết kế lên đến 100 lượt hành khách và 5 tấn hàng hoá/năm, trong tương lai nhu cầu giao thương, tìm kiếm cơ hội hợp tác làm ăn của các doanh nhân ở khu vực sân bay là rất lớn.
Dự án sân bay Quốc tế Long Thành huẩn bị khởi công đang tạo ra cú hích mạnh cho thị trường BĐS nơi đây
Thứ hai, về kinh tế: Long Thành được nhắc đến là khu vực phát triển kinh tế nhanh với hàng loạt khu công nghiệp hiện hữu liền kề, chẳng hạn như Lộc An – Bình Sơn, Long Đức, Long Thành, Nhơn Trạch, Amata… đang hoạt động nhộn nhịp tại đây. Do đó, những dự án BĐS có lợi thế nằm ngay trung tâm phát triển dịch vụ hậu cần sân bay quốc tế Long Thành, mở ra cơ hội kinh doanh hấp dẫn cho các chủ nhân như xây nhà cho thuê, nhà hàng, khách sạn, quán cà phê, cửa hàng lưu niệm, trưng bày sản phẩm, các dịch vụ logistics…
Video đang HOT
Thứ ba, về môi trường sống: Đây là khu vực có mật độ cây xanh bao phủ cao, môi trường sinh thái tự nhiên trong lành, đất đai màu mỡ, khi hậu ôn hòa được xem là lợi thế để các doanh nghiệp BĐS tìm kiếm các dự án sinh thái tại đây.
“Long Thành là khu vực hội tụ đầy đủ các yếu tố để BĐS có lợi thế phát triển, chỉ còn lại là thời gian và thời điểm để BĐS nơi đây cất cánh”, ông Huy nhấn mạnh.
Đất nền pháp lý hoàn chỉnh vẫn là tâm điểm hút người mua
Hiện tại, thị trường BĐS Long Thành không có quá nhiều dự án khu dân cư (KDC) được chào bán ở giai đoạn này, có chăng là những dự án dự kiến sẽ được “manh nha” ra thị trường trong thời gian tới. Do đó, những dự án KDC mở bán giai đoạn tiếp theo, pháp lý hoàn chỉnh, nằm ở khu vực đường lớn, kết nối thuận tiện đang được người mua “săn lùng”.
Theo ghi nhận, những dự án KDC được quy hoạch đường xá rộng từ 12-17m, với các dãy nhà phố có diện tích đa dạng, vừa có thể ở, vừa kinh doanh thu hút người mua ở giai đoạn này
Thực tế thị trường BĐS Long Thành thời điểm cuối tháng 4/2019, cho thấy: Những dự án hạ tầng đang được xúc tiến làm, hoạt động mua bán diễn ra sôi động. Tiếp xúc với đơn vị có dự án KDC Cát Linh, tọa lạc mặt tiền Quốc lộ 51, hiện đang chào bán giai đoan tiếp theo các nền đất diện tích 90-170m2, được biết, cả người mua thực lẫn NĐT đang rất quan tâm đến dự án vì đã có sổ riêng từng nền, lại nằm ngay cửa ngõ vào sân bay quốc tế Long Thành. Trong vài tiếng đồng hồ ngày cuối tuần, có khá nhiều NĐT tìm đến nơi đây để xem đất, và đã có vài giao dịch được diễn ra.
Ông Phan Hưu Duy, Giám đốc Kinh doanh dự án KDC Cát Linh cho hay, do dự án nằm ngay nút giao giữa Quốc lộ 51 và cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây lại kết nối trực tiếp với sân bay nên NĐT và người mua thực rất quan tâm. Từ dự án di chuyển về trung tâm Tp.HCM hay về TP.Biên Hòa hoặc Vũng Tàu chỉ trong vòng 15-20 phút.
Một đơn vị khác là Công ty CP Yeshouse cũng đang có kế hoạch bung dự án đất nền tại Long Thành trong thời gian tới. Dù chưa tiết lộ cụ thể thời gian bung hàng nhưng theo đại diện đơn vị này, Long Thành chắc chắc sẽ tạo nên làn sóng đầu tư mạnh mẽ trong thời gian tới bởi những lợi thế mà hiếm khu vực vệ tinh nào của Tp.HCM sở hữu được.
Ông Duy phân tích thêm, theo thực tế, những dự án nằm cửa ngõ của sân bay quốc tế luôn được người mua săn đón, vì những nơi này có tốc độ phát triển nhanh về thương mại và dịch vụ. Giá bán cũng cao hơn khu nội thành nhưng thực tế, hiện tại lại không có nhiều dự án được triển khai. Chính sự khan hiếm này đã khiến NĐT có kinh nghiệm về săn đón để đón đầu cơ hội sinh lợi khi sân bay đi vào xây dựng.
Theo các đơn vị nghiên cứu, BĐS liền thổ vẫn là phân khúc được NĐT quan tâm và lựa chọn hàng đầu
Bên cạnh một số KDC khép kín thì theo tìm hiểu, các nền đất lẻ, đất của dân bản địa có pháp lý hoàn chỉnh, không vướng quy hoạch cũng được người mua tìm kiếm mạnh ở giai đoạn này. Tuy vậy, nếu so sánh tương quan thì lượng NĐT tìm kiếm đất dự án nhiều hơn vì tính an toàn pháp lý và hạ tầng bài bản hơn.
Theo báo cáo của các đơn vị nghiên cứu thị trường quý 1/2019, BĐS liền thổ vẫn là phân khúc được NĐT quan tâm và lựa chọn hàng đầu, trong đó tỉ lệ giao dịch của các dự án luôn đạt từ 90%. Đặc biệt, với xu hướng hạn chế nguồn cung đất nền khu ven Tp.HCM thì các khu vực tỉnh lân cận là lựa chọn của NĐT vì giá còn mềm, cơ hội sở hữu và khả năng tăng giá còn cao.
Đại diện đơn vị nghiên cứu DKRA Việt Nam từng cho rằng, xu hướng NĐT dạt về tỉnh thành lân cận để mua BĐS đang trở thành một hiện tượng của thị trường BĐS hiện nay. Điều này cũng dễ hiểu bởi không chỉ việc kết nối hạ tầng dễ dàng, giá cả mua vào còn mềm mà nhiều dự án được chủ đầu tư làm hạ tầng nội bộ chỉn chu, khả năng tăng giá thứ cấp rất tốt khiến giá trị gia tăng trong đầu tư cao đã thu hút lượng lớn NĐT đổ về.
Hạ Vy
Theo Trí thức trẻ
Dòng vốn ngoại tỷ USD rót vào thị trường bất động sản Việt Nam
Hàng tỷ USD tiếp tục được các nhà đầu tư nước ngoài đăng ký rót vào thị trường BĐS Việt Nam trong những tháng đầu năm 2019. Trong đó, nổi bật là dự án Thành phố thông minh tại Đông Anh.
Việt Nam tiếp tục là điểm đến đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) cho thấy, hết 4 tháng năm 2019, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký đầu tư vào Việt Nam gần 14,6 tỷ USD, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến đứng đầu, bất động sản đứng vị trí thứ 2.
Trong những tháng đầu năm 2019, bất động sản vẫn đang được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đăng ký đầu tư mới vào các dự án và mua cổ phần hợp tác với các đối tác trong nước. Theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong 4 tháng qua có khoảng 1,1 tỷ USD được đăng ký rót vào thị trường BĐS, chiếm 7,5% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực bán buôn, bán lẻ đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 742,7 triệu USD, chiếm 5% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Nhiều dự án lớn đã được đăng ký đầu tư như:
-Dự án góp vốn, mua cổ phần của Beerco Limited (Hồng Kông) vào công ty TNHH Vietnam Beverage, giá trị vốn góp là 3,85 tỷ USD với mục tiêu chính là sản xuất bia và mạch nha ủ men bia tại Hà Nội.
- Dự án Nhà máy chế tạo thiết bị điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện, tổng vốn đầu tư đăng ký 260 triệu USD do Goertek (Hongkong) co., Limited đầu tư tại Bắc Ninh.
- Dự án Công ty TNHH lốp Advance Việt Nam, tổng vốn đầu tư đăng ký 214,4 triệu USD do Guizhou Advance Type Investment co.,ltd (Trung Quốc) đầu tư với mục tiêu San xuât, tiêu thu lôp, cao su va cac san phâm liên quan tại Tiền Giang.
- Dự án Vinhtex, tổng vốn đầu tư đăng ký 200 triệu USD do Royal Pagoda Private Limited (Singapore) đầu tư với mục tiêu sản xuất vải và nhuộm vải dệt kim tại Nghệ An.
- Dự án Nhà máy sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ Sunshine, tổng vốn đầu tư đăng ký 170 triệu USD do Universal Alloy Corporation Asia Pte., Ltd (Singapore) đầu tư với mục tiêu xây dựng nhà máy sản xuất, gia công và lắp ráp các bộ phận, linh kiện hàng không vũ trụ bằng hợp kim nhôm và composite tại Đà Nẵng.
- Dự án Cao ốc phức hợp - Công ty cổ phần đầu tư Golden Hill (BritishVirginIslands), tổng vốn đầu tư đăng ký 147,5 triệu USD với mục tiêu xây dựng khu nhà ở cao tầng để bán cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu về nhà ở tại TP Hồ Chí Minh.
Năm 2018, dòng vốn FDI đổ vào BĐS Việt Nam cũng lên đến hàng tỷ USD. Cụ thể đã có khoảng hơn 6,6 tỷ USD vốn của nhà đầu tư nước ngoài, chiếm hơn 18% tổng lượng vốn đăng ký.
Các đại dự án bất động sản của nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Indonesia vẫn dẫn đầu trong các phân khúc bất động sản tại Việt Nam.
Một trong những dự án đình đám nhất là Thành phố thông minh tại Đông Anh, Hà Nội của Tập đoàn Sumitomo Corporatio (Nhật Bản) với Tập đoàn BRG của Việt Nam. Hiện nay vẫn chưa được xây dựng.
Bên cạnh đó là các dự án lớn ở mảng bán lẻ, văn phòng, căn hộ cao cấp như Lotte, Chamvit, Keangnam, Ciputra... Tuy nhiên, bên cạnh các ông lớn, khá nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư bất động vừa và nhỏ vào Việt Nam mua bán các dự án, đăng ký lập dự án nhưng chỉ có lượng vốn nhỏ mang từ nước ngoài vào.
Theo đối tác đầu tư, hiện cả nước có 80 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó Hồng Kông dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 4,7 tỷ USD, chiếm 32,5% tổng vốn đầu tư.
Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 1,98 USD, chiếm 13,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Singapore đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,87 tỷ USD, chiếm 12,8% tổng vốn đầu tư.
Bốn tháng qua, Hà Nội là nơi lượng vốn ngoại đổ vào nhiều nhất với 4,47 tỷ USD, đứng thứ 2 là TP.HCM với 2,37 tỷ USD, Bình Dương đứng thứ 3 với số vốn hơn 1 tỷ USD.
Ba địa phương này chiếm hơn 50% tổng lượng vốn ngoại đổ vào Việt Nam trong thời gian qua.
Bình An
Theo Trí thức trẻ
Vì sao nhà đầu tư đổ về Long Thành (Đồng Nai), Bà Rịa - Vũng Tàu để "săn" đất? Theo ghi nhận, từ đầu năm 2019 đến nay, sức nóng thị trường BĐS tỉnh thành lân cận Tp.HCM không ngừng lan rộng. Nhà đất tại các tỉnh như Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Phước, Bình Thuận...liên tiếp đón nhận làn sóng đầu tư, kéo theo giá bán và sức mua tăng trưởng mạnh mẽ. Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều...