Hiện tượng lạ ở hồ nước đẹp như phim cổ trang ở Trung Quốc: Ếch nơi đây không bao giờ kêu vì 3 nguyên nhân
Đến với hồ Đại Minh, bạn chắc chắn sẽ nghe được một câu nói truyền tai kỳ lạ, đó là “ rắn không xuất hiện, ếch nhái không kêu”.
Hồ Đại Minh ở Tế Nam ( Trung Quốc) là địa điểm nổi tiếng với câu “Sen mùa hạ nở dưới mưa trong hồ Đại Minh” (tạm dịch).
Cảnh sắc nơi đây được tu bổ vô cùng công phu. Trên hồ chim bay cá nhảy, sen nở kín mặt nước. Đình đài lầu các tọa lạc cạnh hồ nước xanh. Nhìn từ xa, hồ Đại Minh như bức tranh thủy mặc điểm thêm màu xanh thiên nhiên tươi mát.
Hồ Đại Minh xinh đẹp 4 mùa. Xuân đến, gió ấm nhẹ thổi, mặt hồ nổi lên vài gợn sóng lăn tăn. Liễu mọc bên bờ rung rinh theo gió, buông thả cành lá chấm nước. Hè về, sen nở rực rỡ động lòng người. Đông sang, mặt hồ đóng băng như tấm gương bạc lấp lánh, nơi đây khoác lên mình bộ chiếc áo bông tuyết trắng mộng mơ.
Đến với hồ Đại Minh, bạn chắc chắn sẽ nghe được một câu nói truyền tai kỳ lạ, đó là “rắn không xuất hiện, ếch nhái không kêu”. Người dân địa phương còn nói vui rằng ếch ở nơi đây “bị câm”, không thể kêu như ếch ở những vùng khác. Điều này đã khiến du khách đến hồ Đại Minh vô cùng tò mò. Nhưng hãy yên tâm, khu vực thắng cảnh hồ có những vị “bô lão” sẵn sàng kể cho bạn nghe những câu chuyện xoay quanh câu nói nổi tiếng này.
Không lẽ ếch ở hồ Đại Minh không thể kêu? Tại sao lại như vậy? Trên thực tế, có 3 giả thuyết giải thích cho hiện tượng kỳ lạ này:
1. Sợ hãi trước thánh lệnh của vua chúa
Tương truyền, vào thời nhà Thanh, Càn Long đến thăm Tế Nam đã dừng chân nghỉ ngơi ở hồ Đại Minh. Vì có sự ghé thăm của “Chân long thiên tử” (Hoàng đế) nên “ếch nhái trong hồ đồng thanh kêu và rắn tụ tập bên hồ”. Chúng xuất hiện với mục đích chứng kiến gương mặt của Hoàng đế. Đương nhiên cũng có thể là do Càn Long đến quấy rầy nơi sinh sống của loài ếch và rắn nên mới xảy ra hiện tượng này.
Song, khi đó Càn Long đến đây để nghỉ ngơi, chứng kiến cảnh tượng này chắc hẳn đã khiến ông không khỏi khiếp đảm. Sau đó, Càn Long đã ban hành một thánh chỉ, đó là “Rắn về hang, ếch không kêu”. Từ đó, người ta không còn nhìn thấy rắn trườn bò, không nghe thấy tiếng ếch nhái kêu ở hồ Đại Minh.
Tuy nhiên, đây chỉ là một truyền thuyết. Căn cứ vào góc độ khoa học thì việc động vật nghe lời theo chiếu chỉ của con người là chuyện hoang đường.
2. Môi trường không thích hợp
Hồ Đại Minh được tạo thành bởi các dòng suối chảy về nên nhiệt độ bốn mùa luôn ổn định.
Được biết, ếch kêu dữ dội nhất là khi vào mùa sinh sản. Điều kiện nhiệt độ của hồ không thích hợp cho ếch kêu gọi bạn tình cũng như đẻ trứng.
Một số lập luận còn cho rằng ếch sẽ rời khỏi hồ Đại Minh vào mùa ếch sinh sản, tìm một nơi thích hợp để sống và sinh nở.
3. Thói quen không cho phép
Ngoài nguyên nhân về môi trường kể trên, một nguyên nhân khác là do tập tính sống của loài ếch.
Thông thường, ếch kêu đều chọn những vùng nước nông, bụi sậy. Tuy hồ Đại Minh cũng có bụi sậy nhưng vẫn là hồ nước sâu nên không thích hợp cho ếch kêu theo thói quen.
Ba giả thuyết trên đều chỉ là những lời đồn đoán được người dân truyền tai nhau về hiện tượng ếch ở hồ Đại Minh không bao giờ kêu và chưa có bằng chứng khoa học.
Sự thật về hiện tượng bầu trời đỏ quạch như sao Hỏa gây tranh cãi
Video người dân địa phương ghi lại từ thành phố cảng Chu Sơn, Trung Quốc cho thấy bầu trời chuyển sang màu đỏ quạch dưới lớp sương mù dày đặc.
Bầu trời bất ngờ chuyển sang màu đỏ quạch khiến cư dân mạng Trung Quốc xôn xao. Sự việc xuất hiện ở Chu Sơn, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Đường chân trời đổi màu đã gây ra sự hoảng loạn cho những cư dân ghi lại hiện tượng từ nhà, ban công và đường phố.
Bầu trời đỏ quạch như sao Hỏa gây tranh cãi
Những video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy bầu trời chuyển sang màu đỏ như sao Hỏa dưới lớp sương mù dày đặc. Bầu trời đỏ nổi bật nhất từ phía cảng khiến nhiều người lo ngại về một đám cháy lớn, đã vượt quá tầm kiểm soát.
Chủ đề thịnh hành nhất trên mạng xã hội Trung Quốc là bầu trời đỏ, video thu hút hơn 150 triệu lượt xem, hàng ngàn lượt bình luận. "Tai nạn sẽ xảy ra", "Tôi nghĩ là mình nên bắt đầu dự trữ đồ ăn", "Chưa bao giờ tôi chứng kiến bầu trời đỏ như vậy", "Thực sự kinh ngạc, bầu trời đã chuyển sang màu đỏ khác lạ"... cư dân mạng bình luận.
Tuy nhiên, các chuyên gia đã nhanh chóng đưa ra lời giải thích về hiện tượng lạ, hiếm khi xuất hiện ở Trung Quốc. Bầu trời chuyển màu đỏ rực là do hiện tượng khúc xạ và tán xạ ánh sáng, rất có thể từ đèn tàu đỗ trong cảng.
Đang mùa thu hoạch cá thu đao Thái Bình Dương, tàu thuyền trong cảng nhiều. Nhân viên cơ quan khí tượng cho biết: "Khi điều kiện thời tiết tốt, có nhiều nước trong không khí sẽ tạo thành các aerosol làm khúc xạ và tán xạ ánh sáng từ đèn tàu đánh cá, từ đó tạo ra bầu trời màu đỏ mà người dân nhìn thấy".
Các nhà sử học gần đây đã phát hiện ra các tài liệu từ năm 1770 từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, cho thấy một số người chứng kiến tận mắt bầu trời chuyển sang màu đỏ kỳ lạ. Nguyên nhân gây ra hiện tượng khi đó là do ảnh hưởng từ các cơn bão địa từ.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết hoạt động mặt trời không có bất thường nào trong ngày xảy ra bầu trời đỏ ở Chu Sơn, Trung Quốc.
Trong sự kiện Carrington năm 1859, cơn bão địa từ dữ dội nhất trong lịch sử cho thấy các dòng điện trong khí quyển đã làm hư cuộn dây điện, khiến giấy bốc cháy.
Nếu một cơn bão địa từ tương tự xảy ra ngày nay sẽ làm hỏng hệ thống lưới điện trên toàn thế giới, khiến hàng triệu người sống trong cảnh không có ánh sáng, điện.
Triển lãm tranh kỹ thuật số tại Trung Quốc Triển lãm nghệ thuật kỹ thuật số về bức tranh "Sông núi vạn dặm" khai mạc vào ngày 27/8 tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc.