Hiểm họa từ các món ăn cho quý ông ưa nhậu
Bò, dê tái chanh, gỏi cá, nem chua… là những món ăn được người Việt, đặc biệt là dân nhậu ưa chuộng nhưng lại có nguy cơ gây bệnh rất cao, thậm chí dẫn đến tử vong.
Ảnh minh họa: Internet
Trong ẩm thực Việt Nam, những món ăn quen thuộc được chế biến từ các loại thịt tái, sống như bê, dê tái chanh, bò tái, gỏi cá, nem chua… được rất nhiều người ưa chuộng bởi vị ngon vừa miệng, và đặc biệt thích hợp lai rai trong những cuộc nhậu.
Nhận định về dinh dưỡng của các món ăn này, bác sĩ Lê Thị Hải – giám đốc Trung tâm tư vấn Dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng quốc gia đánh giá: “Nếu đảm bảo được nguồn thực phẩm sạch, không nhiễm khuẩn, giun sán thì những món ăn này hoàn toàn đảm bảo chất dinh dưỡng và tiêu hóa bình thường”.
Bác sĩ Hải cho biết tại nhiều người trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn ăn sống rất nhiều thực phẩm như cá, tôm, mực, bạch tuộc mà không ảnh hưởng đến sức khỏe bởi họ đảm bảo được nguồn cung cấp thực phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn. Tuy nhiên, ở Việt Nam, khi thưởng thức các món ăn này, người tiêu dùng không thể tránh khỏi nguy hiểm rình rập đến sức khỏe bởi nguồn cung cấp thực phẩm thiếu an toàn.
Nhiễm giun sán
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học có khoảng 50 loại giun sán ký sinh được tìm thấy ở thủy sản, một số loại có thể gây chết người. Trứng giun sán trên sông biển ao hồ, trung chuyển qua ốc, tôm, cua rồi ẩn sâu vào thịt cá. Với những món tái như gỏi, trứng giun sán vẫn sống trong miếng thịt và theo đường tiêu hóa xâm nhập vào cơ thể con người. Sau đó, ấu trùng này sẽ nở thành giun sán và bắt đầu gây bệnh.
Giun sán thường gây thiếu máu do sử dụng các chất dinh dưỡng cho con người ăn vào, đồng thời làm rối loạn tiêu hóa và hấp thu. Người bị nhiễm giun sán có thể nhiễm một loại hay nhiều loại nên việc điều trị rất phức tạp. Nếu có dấu hiệu hoặc nghi ngờ bị nhiễm giun sán nên đến bệnh viện để khám, xét nghiệm phân hoặc máu xem bị nhiễm loại giun sán nào để điều trị sớm.
Nhiễm khuẩn
Video đang HOT
Ngoài nguy cơ nhiễm giun sán, các món ăn tái sống nếu được chế biến từ thực phẩm có chứa vi khuẩn tụ cầu, liên cầu, E.Coli có thể dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm.
Điển hình, E.Coli hay còn gọi là vi khuẩn đại tràng là một trong những loài vi khuẩn chính ký sinh trong đường ruột của động vật máu nóng (bao gồm chim và động vật có vú). E.Coli gây bệnh cho người qua đường tiêu hóa khi ăn phải thực phẩm bị nhiễm tác nhân gây bệnh như thịt trâu, bò, dê, cừu không được nấu chín.
Triệu chứng lâm sàng của bệnh bao gồm đau bụng và tiêu chảy cấp, phân có thể có máu, kèm theo có thể có sốt hoặc nôn. Một số trường hợp nặng gây hội chứng tan máu suy thận cấp tăng urê huyết, đây là nguyên nhân chính gây tử vong (hay gặp ở trẻ nhỏ và người già).
Ngoài ra, nguy cơ nhiễm liên cầu khuẩn lợn do ăn thực phẩm chế biến tái sống cũng ngày càng phổ biến. Chỉ tính riêng tại Bệnh viện bệnh Nhiệt đới trung ương, trong vòng 6 tháng đầu năm, bệnh viện đã tiếp nhận gần 10 ca bệnh liên quan đến liên cầu khuẩn lợn.
Bệnh liên cầu khuẩn lây từ lợn bệnh sang người gồm 3 thể: nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ hoặc kết hợp cả hai. Bệnh nhân bị liên cầu khuẩn lợn thể viêm màng não mủ phải nằm viện điều trị ít nhất là 3 tuần. Những người bị nhiễm trùng huyết phải điều trị đến 2 tháng, chi phí hàng trăm triệu, tùy thuộc di chứng có trầm trọng hay không trầm trọng.
Nếu thấy người bệnh có biểu hiện sốt cao (40-41 độ C), xuất hiện các mảng xuất huyết hoại tử dưới da, tiêu chảy, cứng cổ, khó thở, gia đình nên lập tức đưa đến bệnh viện, tránh nguy cơ tử vong.
Với những nguy hiểm có thể gây chết người này, bác sĩ Lê Thị Hải cho rằng do ở Việt Nam nguồn cung cấp thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh nên để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của bản thân chúng ta không nên sử dụng các món ăn được chế biến tái sống này.
Theo Zing
Hiểm họa từ các món ăn tái dân nhậu ưa thích
Bò, dê tái chanh, gỏi cá, nem chua... là những món ăn được người Việt, đặc biệt là dân nhậu ưa chuộng nhưng lại có nguy cơ gây bệnh rất cao, thậm chí dẫn đến tử vong.
Trong ẩm thực Việt Nam, những món ăn quen thuộc được chế biến từ các loại thịt tái, sống như bê, dê tái chanh, bò tái, gỏi cá, nem chua... được rất nhiều người ưa chuộng bởi vị ngon vừa miệng, và đặc biệt thích hợp lai rai trong những cuộc nhậu.
Nhận định về dinh dưỡng của các món ăn này, bác sĩ Lê Thị Hải - giám đốc Trung tâm tư vấn Dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng quốc gia đánh giá: "Nếu đảm bảo được nguồn thực phẩm sạch, không nhiễm khuẩn, giun sán thì những món ăn này hoàn toàn đảm bảo chất dinh dưỡng và tiêu hóa bình thường".
Dê tái chanh là món ăn được rất nhiều người ưa chuộng - Ảnh: zing.vn.
Bác sĩ Hải cho biết tại nhiều người trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn ăn sống rất nhiều thực phẩm như cá, tôm, mực, bạch tuộc mà không ảnh hưởng đến sức khỏe bởi họ đảm bảo được nguồn cung cấp thực phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn. Tuy nhiên, ở Việt Nam, khi thưởng thức các món ăn này, người tiêu dùng không thể tránh khỏi nguy hiểm rình rập đến sức khỏe bởi nguồn cung cấp thực phẩm thiếu an toàn.
Nhiễm giun sán
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học có khoảng 50 loại giun sán ký sinh được tìm thấy ở thủy sản, một số loại có thể gây chết người. Trứng giun sán trên sông biển ao hồ, trung chuyển qua ốc, tôm, cua rồi ẩn sâu vào thịt cá. Với những món tái như gỏi, trứng giun sán vẫn sống trong miếng thịt và theo đường tiêu hóa xâm nhập vào cơ thể con người. Sau đó, ấu trùng này sẽ nở thành giun sán và bắt đầu gây bệnh.
Tháng 7/2014, một bệnh nhân nam (42 tuổi, ở Hà Nội) phải nhập viện vì bị sán lá gan làm tổ trong "của quý" - Ảnh: Viện Sốt rét Ký sinh trùng, côn trùng trung ương.
Giun sán thường gây thiếu máu do sử dụng các chất dinh dưỡng cho con người ăn vào, đồng thời làm rối loạn tiêu hóa và hấp thu. Người bị nhiễm giun sán có thể nhiễm một loại hay nhiều loại nên việc điều trị rất phức tạp. Nếu có dấu hiệu hoặc nghi ngờ bị nhiễm giun sán nên đến bệnh viện để khám, xét nghiệm phân hoặc máu xem bị nhiễm loại giun sán nào để điều trị sớm.
Nhiễm khuẩn
Ngoài nguy cơ nhiễm giun sán, các món ăn tái sống nếu được chế biến từ thực phẩm có chứa vi khuẩn tụ cầu, liên cầu, E.Coli có thể dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm.
Điển hình, E.Coli hay còn gọi là vi khuẩn đại tràng là một trong những loài vi khuẩn chính ký sinh trong đường ruột của động vật máu nóng (bao gồm chim và động vật có vú). E.Coli gây bệnh cho người qua đường tiêu hóa khi ăn phải thực phẩm bị nhiễm tác nhân gây bệnh như thịt trâu, bò, dê, cừu không được nấu chín.
Triệu chứng lâm sàng của bệnh bao gồm đau bụng và tiêu chảy cấp, phân có thể có máu, kèm theo có thể có sốt hoặc nôn. Một số trường hợp nặng gây hội chứng tan máu suy thận cấp tăng urê huyết, đây là nguyên nhân chính gây tử vong (hay gặp ở trẻ nhỏ và người già).
Ngoài ra, nguy cơ nhiễm liên cầu khuẩn lợn do ăn thực phẩm chế biến tái sống cũng ngày càng phổ biến. Chỉ tính riêng tại Bệnh viện bệnh Nhiệt đới trung ương, trong vòng 6 tháng đầu năm, bệnh viện đã tiếp nhận gần 10 ca bệnh liên quan đến liên cầu khuẩn lợn.
Bệnh nhân bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn - Ảnh: VTC News.
Bệnh liên cầu khuẩn lây từ lợn bệnh sang người gồm 3 thể: nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ hoặc kết hợp cả hai. Bệnh nhân bị liên cầu khuẩn lợn thể viêm màng não mủ phải nằm viện điều trị ít nhất là 3 tuần. Những người bị nhiễm trùng huyết phải điều trị đến 2 tháng, chi phí hàng trăm triệu, tùy thuộc di chứng có trầm trọng hay không trầm trọng.
Nếu thấy người bệnh có biểu hiện sốt cao (40-41 độ C), xuất hiện các mảng xuất huyết hoại tử dưới da, tiêu chảy, cứng cổ, khó thở, gia đình nên lập tức đưa đến bệnh viện, tránh nguy cơ tử vong.
Với những nguy hiểm có thể gây chết người này, bác sĩ Lê Thị Hải cho rằng do ở Việt Nam nguồn cung cấp thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh nên để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của bản thân chúng ta không nên sử dụng các món ăn được chế biến tái sống này.
Theo Zing
Cách phòng tránh dịch tả bùng phát Không ăn thực phẩm dễ nhiễm khuẩn như hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua; xử lý nguồn nước ăn uống đạt nồng độ clo dư 0,3-0,5mg trong 1 lít nước... để phòng tránh nguy cơ dịch tả bùng phát. Mới đây, mẫu ốc bươu lấy ở chợ TP HCM có kết quả dương tính với phẩy khuẩn tả khiến...