Hiểm họa không ngờ từ dáng ngồi chữ W hay gặp ở nhiều trẻ nhỏ, cha mẹ rất cần lưu tâm đến
Cha mẹ đừng bỏ qua nếu bắt gặp con đang ngồi tư thế này, bởi nó thực sự ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ.
Đã bao giờ cha mẹ thấy con mình ngồi với tư thế chữ W bao giờ chưa với đầu gối gập xuống và hai chân tẽ ra ngoài. Nghe có vẻ lạ nhưng cha mẹ được khuyến khích không nên để con ngồi tư thế này vì nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ và khiến chân bị vòng kiềng.
Thế ngồi chữ W này rất phổ biến khi trẻ đang ngồi xem tivi. Theo Trung tâm trị liệu nhi khoa, nếu con bạn hay ngồi tư thế này trước khi hai tuổi, thì nó có thể làm căng chân, mắt cá chân, hông và khiến trẻ khi di chuyển các ngón chân sẽ bị hướng vào trong.
Thế ngồi này không chỉ ảnh hưởng đến phần chi dưới của trẻ mà nó còn có thể gây hại cho kỹ năng vận động của các bé, dẫn đến thay đổi khả năng thăng bằng, chạy và nhảy ở trẻ mới chập chững biết đi sau này và trẻ sắp đi học.
Tư thế W không hề tốt cho sự phát triển sau này của trẻ
Bác sĩ Sam Hay cũng chia sẻ với chuyên trang Kidspot rằng trong những trường hợp cực đoan, trẻ em có thể mắc chứng loạn sản xương hông, đó là khi nơi khớp bóng và ổ cắm của hông không hình thành chính xác ở trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh.
“Tồi tệ nhất, chứng loạn sản xương hông dẫn đến việc đi lại, chạy kém và viêm khớp nặng vào những năm đầu trưởng thành. Tư thế ngồi W cũng thực sự ảnh hưởng đến sự ổn định cốt lõi, khả năng di chuyển và sức mạnh của cơ thể”.
Mặc dù việc quan sát xem con mình có hay ngồi tư thế này không là rất quan trọng nhưng bác sĩ Sam cũng cho rằng cha mẹ không nên hoảng loạn quá nếu trẻ thỉnh thoảng ngồi như thế.
“Tôi nghĩ điều đầu tiên tôi muốn nói với cha mẹ là: Đừng hoảng sợ nếu con bạn thỉnh thoảng ngồi tư thế W này. Điều này chỉ thành vấn đề nếu đây là tư thế yêu thích của chúng”, bác sĩ Sam Hay khuyên.
Một số tư thế ngồi đúng mà cha mẹ có thể dạy cho trẻ:
Video đang HOT
1. Ngồi khoanh chân
Đây là kiểu ngồi với vị trí trái ngược với kiểu chữ W, với hai chân bắt chéo nhau ở phía trước. Đây là tư thế phù hợp để các cơ thân, hông và đầu gối phát triển. Nó cũng giúp trẻ hoàn thiện kĩ năng phối hợp vận động giữa hai bên cơ thể.
Bố mẹ có thể ngồi phía sau trẻ, giữ hai chân trẻ vắt chéo vào nhau, có thể cho trẻ dựa một chút rồi giảm dần sự hỗ trợ của bạn cho đến khi trọng lượng cơ thể trẻ đã dồn về phía sau.
2. Ngồi duỗi chân
Đây là kiểu ngồi bệt với hai chân thẳng duỗi ra trước mặt. Đây là kiểu ngồi rất tốt với thân vì ngồi tư thế này đòi hỏi cơ thân và bụng phải vận động nhiều.
Nguồn: The Sun, Baby
Các dấu hiệu ở chân chứng tỏ bệnh tim mạch
Chỉ bằng cách quan sát màu sắc cổ chân, sờ ngón chân hay đánh nhịp chân... bạn có thể phát hiện 1 số vấn đề ở tim mạch.
Test màu cổ chân phát hiện suy giãn tĩnh mạch
Hãy ngồi xuống, đặt hai mắt cá chân sát cạnh nhau và so sánh màu sắc của chúng. Nếu một bên da sẫm màu hơn bên kia hoặc có những mảng sẫm, hãy cảnh giác với suy giãn tĩnh mạch kín đáo ở chân đó.
Chuyện gì vậy? BS. Mark Whiteley, chuyên khoa ngoại tĩnh mạch tại Bệnh viện Whiteley, London cho biết: "Tuy suy giãn tĩnh mạch thường biểu hiện thành những tĩnh mạch nỗi rõ màu xanh hoặc tím ở chân, những có tới một nửa số người bị suy giãn tĩnh mạch có vấn đề ở những tĩnh mạch sâu hơn, không có dấu hiệu rõ rệt.
"Trong những trường hợp này, viêm có thể xảy ra ở các mạch máu vùng cổ chân khiến da bị sạm màu. Một dấu hiệu khác của suy giãn tĩnh mạch kín đáo là cảm giác nặng ở chân vào cuối ngày mà sẽ biến mất nếu bạn ngồi chống với hai chân vào tường trong năm phút".
Trong khi hầu hết chúng ta nghĩ rằng suy giãn tĩnh mạch là một vấn đề về thẩm mỹ, không cần điều trị, song bệnh có thể không chỉ gây khó chịu mà trong trường hợp nặng, còn dẫn đến các biến chứng như huyết khối hoặc loét. Điều trị có nhiều cách từ việc tất ép để giảm áp lực lên tĩnh mạch đến laser hoặc các công nghệ khác để đóng kín tĩnh mạch.
Test sờ ngón chân phát hiện bệnh tim
Ngồi trên sàn, lưng và đầu tựa sát vào tường.
Cúi ra trước từ phần eo, giữ thẳng lưng đồng thời cố gắng chạm tay vào ngón chân. Nếu bạn trên 40 tuổi và không thể với tới bất cứ nơi nào gần đó, bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn.
Bệnh tim mạch gây ra 26% tổng số ca tử vong ở Anh; nghĩa là hơn 150.000 ca tử vong mỗi năm - trung bình 420 người mỗi ngày
Chuyện gì vậy? Bài kiểm tra này được dựa trên một nghiên cứu của Viện Sức khỏe và Dinh dưỡng Quốc gia Nhật công bố trong năm 2009, cho thấy rằng ở người trung niên và lớn tuổi, những người có kém mềm dẻo thì động mạch cũng cứng.
Và khi các động mạch bị cứng, máu sẽ kém lưu thông - bao gồm cả ở tim.
Hãy xoay chuyển tình thế bằng cách năng vận động hơn, làm tăng độ mềm dẻo và cải thiện tình trạng tim mạch. Kéo giãn sau khi tập thể dục cũng sẽ giúp tăng độ mềm dẻo.
Test nhịp ngón chân phát hiện nhịp tim bất thường
Hãy bắt mạch ở cổ hoặc cổ tay, sau đó hãy thử đánh nhịp bằng chân theo nhịp đập của mạch trong một phút. Bất kỳ sự bất thường nào trong tốc độ của mạch đậpđều có thể chỉ ra những bất thường trong nhịp tim.
Một nhịp bị lỡ hoặc bị nhanh hơn có thể là một dấu hiệu của một tình trạng bệnh của tim gọi là rung nhĩ - mà nếu không được điều trị, có thể dẫn đến đau tim và đột quỵ.
Chuyện gì vậy? Rung nhĩ là loại rối loạn nhịp tim phổ biến nhất, ảnh hưởng đến hơn một triệu người Anh. Bệnh khiến nhịp đập một cách hỗn loạn, hoặc không đều.
Tim có thể đập nhanh một cách không cần thiết, nếu xảy ra nhiều, có thể dẫn đến yếu và suy tim, hoặc tim cũng có thể đập chậm lại một cách không thích hợp, dẫn đến ngừng tim.
Một nguy cơ lớn đối với một số bệnh nhân rung nhĩ là sự hình thành cục máu đông.
Nếu bạn có dấu hiệu rung tâm nhĩ, hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được làm một xét nghiệm thích hợp như điện tim. Điều trị có thể từ thuốc chống đông máu đến phẫu thuật.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Trẻ suốt ngày "dán mắt" vào màn hình tivi, điện thoại có thể phải đối mặt thêm với nguy cơ khôn lường này, cha mẹ hãy hết sức lưu tâm Kết quả 1 cuộc nghiên cứu mới đây về nguyên nhân khiến trẻ chậm biết nói đã gây sốc cho nhiều bậc phụ huynh khi có liên quan đến việc cho bé xem tivi, điện thoại quá nhiều. Nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng khi bé đã đến tuổi mà vẫn không thấy biết nói hoặc nói rất ít và nói không...