Hiểm họa khôn lường đến từ ngành công nghiệp streaming
Streaming trên các nền tảng MXH giúp một bộ phận giới trẻ hái ra tiền. Tuy nhiên ẩn chứa trong ngành công nghiệp mới mẻ ấy là nhiều vấn đề chưa có lời giải.
Nội dung streamer truyền tải không phù hợp với độ tuổi viewer
Stream là một hình thức giải trí nên phần lớn các content creator thành công thường đi theo hướng sản xuất nội dung hài hước. Fan yêu mến Thầy Giáo Ba vì anh luôn đem lại tiếng cười trong mỗi lần lên sóng, hàng trăm ngàn người hàng ngày chờ đợi Độ Mixi “online” để cùng nhau đắm mình vào những cuộc phiêu lưu không hồi kết trong thế giới game.
Thế nhưng dù Thầy Giáo Ba hay Độ Mixi có gắn mác “16 ” trên kênh thì họ cũng chẳng thể ngăn cản nổi những người xem dưới tuổi cho phép vào xem.
Nội dung trên kênh của Độ Mixi không phù hợp cho trẻ em
Trong thời buổi công nghệ phát triển, trẻ em được tiếp xúc với điện thoại thông minh và các nền tảng livestream, MXH từ sớm. Theo khảo sát của Hootsuite, 80% cha mẹ ở Mỹ thừa nhận rằng con của họ (dưới 11 tuổi) thường xuyên xem video và livestream trên Youtube. Câu chuyện tương tự cũng diễn ra tại Việt Nam. Như Youtube, các nền tảng livestream như NimoTV, Booyah hầu hết chỉ kiểm soát người xem bằng tài khoản của họ. Cách xử lý này vô dụng nếu trẻ em sử dụng email của phụ huynh để đăng nhập.
Thực ra các streamers đâu có lỗi. Nội dung họ tạo ra đã được gắn mác chỉ phù hợp cho một bộ phận người xem rồi. Bài toán cần giải là làm cách nào để ngăn cản viewer xem nội dung không phù hợp.
Phần lớn trẻ em đều chưa nhận thức được một cách rõ ràng đâu là đúng, đâu là sai. Chúng sẽ học theo một cách vô thức những nội dung trending mà không lường trước được hiệu quả. Năm 2020, hiện tượng Khá Bảnh trên Facebook chính là một ví dụ điển hình. Nhiều trẻ em đã coi Khá Bảnh là “idol”, mơ ước có một cuộc sống phóng khoáng như thần tượng. Điều này đã dẫn đến hiểm hoạ lệch chuẩn, ảnh hưởng tiêu cực tới mầm non đất nước.
Cyberbullying là hành vi bắt nạt thông qua các thiết bị điện tử. Nếu xâu chuỗi những đặc điểm của nạn nhân bị Cyberbullying, các streamers rõ ràng là đối tượng nên được quan tâm hàng đầu.
Video đang HOT
Bản chất của việc livestream là sáng tạo nội dung và tương tác với người xem. Và bấy nhiêu người xem trực tiếp thì streamer có thể phải tiếp thu từng ấy ý kiến về những gì mình đang làm, bao gồm cả việc khen chê. Cyberbullying bắt nguồn từ chính những ý kiến trái chiều như vậy. Streamers sẽ luôn bị đặt vào tình thế phải đối đầu với phản ứng tiêu cực từ cộng đồng. Nếu tâm lý không vững, họ có thể bị tác động về mặt tinh thần, cảm xúc, thậm chí là thể chất.
Streamers tên tuổi chẳng lạ với Cyberbullying. Nhưng những bạn trẻ mới vào nghề thì lại khác.
Năm 2021, một streamer nữ ở Việt Nam đã phải nhập viện điều trị tích cực sau khi dân mạng lan truyền đoạn video nhạy cảm của cô với một nam streamer khác. Được biết, cô nàng đã nghĩ đến việc tự kết liễu cuộc sống. Tuy nhiên sau cùng, cô đã lựa chọn đối mặt trực tiếp với dư luận và tiếp tục livestream.
Nạn nhân chính của Cyberbullying là những streamers
Nạn rửa tiền thông qua Donation
Khoản tiền Donation là một phần quan trọng trong tổng thu nhập của các streamers. Số tiền này sẽ được chia cho MXH nền tảng tuỳ thuộc vào hợp đồng ký kết đôi bên. Tiền vào túi thì streamer tự quyết.
Tuy nhiên trên thực tế, các nền tảng streaming lớn hiện tại đang tồn tại rất nhiều lỗ hổng liên quan đến tiền Donation.
Nhiều tổ chức xấu đã và đang tận dụng những lỗ hổng ấy để trục lợi bằng cách rửa tiền.
Đầu năm 2022, cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt 40 đối tượng trong đường dây rửa tiền thông qua Twitch. Nhóm đối tượng này đã dùng “tiền bẩn” trong các thẻ tín dụng bị đánh cắp để thông đồng với streamers mới nổi, mua “Bit” (1 dạng token) ủng hộ và ăn chia theo tỉ lệ %. Chỉ bằng hình thức đơn giản như vậy, chúng đã thu lợi bất chính hàng triệu USD trước khi sa lưới.
Ở Việt Nam vẫn chưa có phi vụ tương tự nào xảy ra. Tuy nhiên chúng ta cần có những chế tài kiểm soát, quản lý cụ thể để chuẩn bị cho tương lai, trong bối cảnh phương thức phạm tội của tội phạm công nghệ đang ngày một tinh vi.
Influencer bị cấm khoe giàu, làm nội dung 'câu view', người dùng Trung Quốc chuyển sang xem video về... nông thôn
Đối mặt với những quy định kiểm duyệt gắt gao, các influencer Trung Quốc buộc phải chuyển hướng sang sản xuất nội dung lành mạnh hơn, dù ít có khả năng "câu view" hơn.
Wang Jing cho tay xuống một gò đất và kéo ra một bó nấm sò căng phồng. Cô influencer nông dân trồng nấm nói với người hâm mộ trên Douyin: "Nhìn chúng thật đẹp" trong khi cầm trên tay những cây nấm mới.
Wang là một trong nhiều người nổi tiếng trên internet sản xuất những nội dung lành mạnh, giáo dục đang thu hút được nhiều sự chú ý hơn trên mạng xã hội Trung Quốc. Trước đó, giới chức nước này đã yêu cầu loại bỏ các nội dung cổ suý lối sống được coi là không phù hợp, như khoe mẽ sự giàu có.
Cơ quan giám sát internet của Trung Quốc - Cục Quản lý Không gian mạng (CAC), trong năm nay đã khoá 20.000 tài khoản của các influencer vì đăng tải nội dung sai lệch, gây tổn hại đến môi trường internet.
Sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền, những nội dung được đăng tải trên mạng đã bị hạn chế. Tuy nhiên, Bắc Kinh trở nên nghiêm khắc hơn với vấn đề này kể từ khi ông Tập nỗ lực thực hiện mục tiêu "thịnh vượng chung" vào tháng 8 để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo của quốc gia này.
Influencer trồng nấm Wang Jing.
Kể từ đó, các cơ quan kiểm duyệt đã đưa ra những quy định chặt chẽ hơn để loại bỏ các tài khoản không phù hợp, nhiều nội dung trước đây dễ dàng vượt qua quá trình kiểm duyệt cũng bị gỡ bỏ. Trong vài tháng qua, fanpage của người hâm mộ các nhóm nhạc nam Hàn Quốc cũng phải ngừng hoạt động, bài đăng trên mạng xã hội quảng cáo các sản phẩm thời trang cao cấp cũng bị xoá và chuyên gia tài chính cũng bị cấm "phím hàng" khi livestream.
Cara Wallis - một giáo sư tại Đại học Texas A&M, nhận định việc Trung Quốc kiểm duyệt gắt gao khiến nội dung trên truyền thông đang trở nên hơi nhạt nhẽo.
Một học giả Trung Quốc nghiên cứu về văn hoá influencer cho biết: "Chính phủ muốn có nhiều tiếng nói tích cực hơn trên mạng xã hội, nơi kể một câu chuyện hay về đất nước."
Trong số các nội dung được phê duyệt có những video của Wang Jing. Cô đưa hơn 2 triệu người hâm mộ ở khắp Trung Quốc đến trang trại nhỏ của mình ở vùng nông thôn Quý Châu - một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước. CCTV cũng giới thiệu Wang trong một đoạn tin tức về các influencer đang giúp hồi sinh nền kinh tế nông thôn.
Học giả trên cho rằng các video này có cái nhìn rất tích cực về Trung Quốc, những người nổi tiếng này thường lãng mạn hoá về vùng nông thôn. Ông nói: "Rất nhiều người muốn xem những video như vậy."
Zhang Tongxue - một "ngôi sao" trên Douyin đến từ tỉnh Liêu Ninh, có hơn 17 triệu người hâm mộ kể từ khi mở tài khoản vào tháng 10. Anh tải lên các video về thói quen hàng ngày với những đoạn nhạc tropical house khi lồng ghép những cảnh đang hái rau, nhặt củi và cùng phiêu lưu với bạn bè. Tận dụng sự nổi tiếng của mình, Zhang đã phát hành một bài hát mang tên "A Common Person" vào tuần trước, với nội dung về vẻ đẹp của cuộc sống đơn giản ở vùng nông thôn.
Stuart Cunningham - nhà nghiên cứu văn hoá internet Trung Quốc tại Đại học Công nghệ Queensland, cho biết những đoạn video miêu tả về cuộc sống vùng nông thôn là rất phổ biến. Ông nói: "Những người sống ở thành phố đông đúc và bận rộn ở Trung Quốc ưa thích các nội dung liên quan đến vùng nông thôn, với phong cảnh yên bình và nhịp sống chậm hơn."
Zhang Tongxue.
Tuy nhiên, Cunningham cho biết sự phát triển của nội dung này cũng có sự can thiệp của chính phủ. Chính quyền các địa phương cũng tổ chức những buổi học về việc thu hút người dùng cho các influencer, nhằm thúc đẩy nền kinh tế nông thôn vốn đã trì trệ.
Trên nền tảng Bilibili, nội dung giáo dục cũng là một trọng tâm. Tại đây, Nie Huihua - giáo sư kinh tế tại Đại học Renmin, đã có 155.000 người hâm mộ. Ông chia sẻ những hướng dần về phân tích nền kinh tế Trung Quốc. Nie nói: "Đây là một kênh tuyệt vời để chia sẻ ý tưởng, đặc biệt là cho các học sinh vùng nông thôn, những người không được tiếp cận với những giáo viên giỏi nhất."
Theo Wallis, các nền tảng này đã phải nỗ lực thu hút sự chú ý bằng cách quảng cáo nội dung "clickbait" trong khi vẫn phải tuân thủ điều kiện kiểm duyệt. Họ vẫn tập trung vào các nội dung giải trí, mang lại nhiều doanh thu hơn nhưng đầu tư cả nội dung phù hợp về mặt chính trị.
Đối với Wang, động lực để mở tài khoản Douyin là kiếm tiền. Cô muốn tìm một nơi có thể tiếp cận những khách hàng tiềm năng cho nông sản của mình. Trong năm qua, Wang đã bán được khoảng nửa triệu bộ dụng cụ trồng nấm cho những người hâm mộ muốn tạo ra "cung điện" nấm của riêng mình.
Wang nói, dù được đón nhận rất nhiệt tình với sản phẩm nấm sò nhưng lượng tiếp cận trực tuyến đối với kênh cô vẫn hạn chế. Cô nói: "Mọi người rất quan tâm đến những vấn đề ở nông thông. Nhưng, nội dung giải trí vẫn phổ biến hơn."
Học được gì sau những buổi livestream bán hàng: Thời gian hay nước bọt thôi chưa đủ, mà phải "trùm" 2 thứ này! Nếu vẫn đang nghĩ livestream dễ ẹc, chỉ cần ngồi trước điện thoại và thao thao bất tuyệt thì bạn đã lầm. Livestream bán hàng nói chung và livestream trên sàn thương mại điện tử nói riêng đang dần trở thành xu hướng. Nhiều chủ shop, nhãn hàng đã nhận ra tầm quan trọng của việc livestream và đầu tư một cách bài...