Hiểm họa khi ăn hải sản “tắm” hóa chất tẩy trắng
Trình trạng sử dụng hóa chất để tẩy trắng, loại bỏ mùi thối của hải sản vẫn tiếp diễn ở các khu chợ khiến người dân không khỏi lo lắng. Điều đáng ngai hơn là nhiều loại hóa chất rất hại cơ thể.
Ăn hải sản bị tẩy trắng có hại thế nào?
Theo PGS.TS. Trần Đáng – nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, rửa kỹ nhiều lần cũng không thể loại bỏ được hết các chất độc như ure, oxy già dùng để tẩy trắng hải sản (bạch tuộc, mực ống…). Với thực phẩm có thể dùng chất tẩy trắng nhưng phải tuân theo các tiêu chuẩn hết sức khắt khe.
Pháp luật không cho phép ngâm haisan trong châttâytrăng với liều cao và thời gian dài. Với oxy già, nếu đã ngấm vào cơ thể sẽ gây tác hại. Về lâu dài, người ăn sẽ bị mắc các bệnh về đường ruột, thần kinh, viêm loét dạ dày và các bệnh mạn tính khác… đồng thời phá hủy vitamin B1 trong cơ thể. Thiếu vitamin B1 sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của cơ thể.
TS. Nguyễn Quang Tề – nguyên Trưởng phòng Sinh học Thực nghiệm (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I) cho hay, vì lợi nhuận nhiều tiểu thương vẫn sử dụng các loại hóa chất tẩy trắng để “phù phép” cho các loại hải sản đã hỏng trước khi đem bán. Thậm chí, trong quá trình vận chuyển, không ít cơ sở vì lợi ích còn dùng urê để bảo quản giữ tươi lâu hơn, không bị ươn thối.
Theo quy định của Bộ Y tế, oxy già, urê không nằm trong danh mục các loại hóa chất phụ gia được phép cho vào thực phẩm. Đối với urê, người dùng có thể bị ngộ độc cấp tính nếu ăn phải các loại hải sản như cá, mực… có dư lượng urê cao. Ăn thường xuyên dù ở hàm lượng ít, urê cũng tích tụ dần vào cơ thể, ảnh hưởng đến gan, thận, gây tiêu chảy, rối loạn thần kinh…
Video đang HOT
Bạch tuộc sau khi được tẩy trắng ăn rất nguy hại.
Cách phân biệt hải sản tươi và hải sản bị “tắm” hóa chất
TS. Nguyễn Quang Tề cho biết, các loại hải sản khi có dấu hiệu hư hỏng luôn có mùi rất đặc trưng là mùi ươn. Ngoài ra, mô thịt thường nhão, không săn chắc tự nhiên như hải sản còn tươi sống. Với bạch thuộc và mực đông lạnh, cần xem ngày đóng và hạn sử dụng để tránh mua phải sản phẩm hết hạn. Khi chế biến hải sản nếu thấy mùi khai, có vị khó chịu thì không nên ăn. Để tránh mua phải hải sản ngâm hóa chất, có thể dựa vào một số dấu hiệu cảm quan sau:
Đối với bạch tuộc: Chọn bạch tuộc tươi sống còn bơi được là tốt nhất. Bạch tuộc tươi chất lượng phải còn đủ chân, quan sát sẽ có tròng mắt trong sáng, có lớp da căng, bóng mịn nhưng thân hình không trương phình. Khi chế biến, thịt săn nhưng không teo nhỏ, ra ít nước. Thịt ăn giòn, ngọt và có mùi thơm. Còn bạch tuộc ngâm hóa chất thường có màu trắng bệch, ngửi bạch tuộc thấy mùi lạ không có mùi tanh tự nhiên, thậm chí không còn mùi gì.
Đối với mực: Khi chọn mực, tránh chọn những con có mùi hôi. Mực còn nguyên con, có đầy đủ râu là tốt nhất. Mực tươi sẽ có mùi đặc trưng hơi tanh, trắng trong, màng bên ngoài còn nguyên, đầu và thân mực dính liền với nhau và túi mực nguyên bên trong. Mắt mực tươi sẽ sáng, toàn bộ râu mực thấy tươi sáng, màng không rách nhiều.
Các loại mực được tẩy thường có màu trắng trong, nõn nà, đồng đều, bắt mắt. Nếu mực thịt nhão, đầu không dính với thân là mực không tươi, không nên mua, khi chế biến sẽ không có độ ngọt, thơm tự nhiên mà mùi hôi, thịt mềm, nhũn…
Điều cần lưu ý khi sơ cứu
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể gặp phải những tình huống cần phải sơ cứu người bệnh trước khi thầy thuốc 115 đến.
Việc sơ cứu rất quan trọng, có thể ảnh hưởng tới sự sống còn hoặc mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh nhân. Sơ cứu đúng cách sẽ hỗ trợ người bệnh khi chưa có được sự trợ giúp của y tế, giúp ích cho điều trị tiếp theo đó.
Những bệnh cấp cứu sau đây thường gặp:
Bệnh tim mạch: Tai biến mạch máu não, tai biến mạch vành tim, biến chứng của bệnh tăng huyết áp, huyết áp thấp, suy tim cấp.
Bệnh về tiêu hóa: Xuất huyết trong hoặc nôn ra máu do loét dạ dày, ung thư, ngộ độc thức ăn, nước uống, tiêu chảy cấp, dị vật thực quản.
Bệnh hô hấp: Viêm phổi cấp, cơn hen phế quản, ho ra máu, tắc thở do trào tắc khí quản.
Bệnh tâm thần kinh: Cơn kích động, cơn động kinh, hôn mê, liệt, rối loạn tiền đình nặng.
Ngoài ra còn gặp những chấn thương do ra máu, gãy xương, sai khớp, tổn thương não tủy...
Đặt người bệnh nằm yên trên mặt phẳng, không vội vàng di chuyển hay vác chạy.
Những điều cần làm khi sơ cứu: Bình tĩnh đặt người bệnh nằm yên tĩnh ngay tại chỗ, nới bớt thắt lưng, quần áo, tránh để lạnh quá hay nóng quá. Nếu người bệnh còn tỉnh nên động viên họ yên tâm, đừng quá hoảng sợ. Nếu bị chấn thương gây chảy nhiều máu, tạm thời dùng băng ép, garo cầm máu ngay sát trên chỗ tổn thương. Nếu có gãy xương, đặt nạn nhân nằm bất động hoặc buộc nẹp tạm thời ở tay chân...
Những điều không được làm khi sơ cứu: Vội vàng xoa bóp tim ngoài lồng ngực hoặc hô hấp nhân tạo. Hoảng hốt di chuyển bệnh nhân không đúng cách, vác, chạy. Tiêm hay cho uống thuốc khi chưa rõ bệnh. Tập trung đông người gây ồn ào, ngột ngạt làm người bệnh thêm hoảng sợ.
Một số cách sơ cứu điển hình:
Sơ cứu khi gãy xương đùi: Buộc chân đau vào chân lành ở 3 đoạn - Cổ chân với cổ chân, đầu gối với đầu gối, đùi với đùi, sau đó đặt nhẹ nạn nhân lên cáng rồi vận chuyển đến cơ sở y tế.
Sơ cứu khi bị tăng huyết áp: Để người bệnh nghỉ ngơi, thư giãn hoàn toàn. Dùng máy đo huyết áp để xác định mức độ tăng và có biện pháp xử lý phù hợp. Để hạ huyết áp có thể cho người bệnh uống một cốc nước ép cần tây hoặc cà rốt.
Sơ cứu khi bị tụt huyết áp: Tùy vào vị trí, nhanh chóng để người bệnh ngồi ở nơi thoáng mát hoặc đặt nằm trên giường, đầu hơi thấp, nâng cao 2 chân. Hãy cho người bệnh uống 2 cốc nước tương đương 480ml vì uống nước giúp điều tiết huyết áp, hoặc cho uống trà gừng, nước sâm...
Đổ mồ hôi đêm là dấu hiệu của bệnh gì? Đổ mồ hôi về đêm (đổ mồ hôi trộm) là tình trạng có thể xảy ra ở cả nam và nữ trong bất kỳ độ tuổi nào, đồng thời cũng là dấu hiệu của nhiều loại bệnh, theo chuyên trang Medicinenet. Đổ mồ hôi về đêm có thể là một triệu chứng vô hại, đồng thời cũng có thể là dấu hiệu ban...