HID bị nhắc nhở do chậm trả cổ tức
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) vừa có văn bản nhắc nhở đối với Công ty cổ phần Halcom Việt Nam (mã Ck:HID) do chậm chi trả cổ tức năm 2018.
HOSE cho biết, đã nhận được công văn của HID về việc tiếp tục lùi thời hạn trả cổ tức lần thứ 3, thời gian thanh toán ban đầu là 17/8/2020, thời gian thanh toán điều chỉnh là 22/10/2020. Doanh nghiệp đưa ra lý do là dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tư vấn, theo đó các chuyên gia nước ngoài không thể nhập cảnh vào Việt Nam để tiếp tục hoàn thiện các dự án như kỳ vọng… Do vậy, công ty chưa thu xếp được kịp thời nguồn tài chính để thanh toán cổ tức cho các cổ đông như đã thông báo.
Theo thông báo đầu tiên, doanh nghiệp dự kiến chia cổ tức tiền năm 2018 tỷ lệ 1,5% cho cổ đông, ngày thanh toán là 26/5, sau đó điều chỉnh lần 1 sang 16/6, điều chỉnh lần 2 sang 17/8, điều chỉnh lần 3 là ngày 22/10.
HOSE cho biết, căn cứ theo nghị quyết đại hội cổ đông của HID về việc thông qua chi trả cổ tức năm 2018 tỷ lệ 1,5% ngày 29/9/2019; căn cứ theo quy định của Luật Doanh nghiệp về vấn đề chi trả cổ tức “Cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày kết thúc đại hội cổ đông thường niên…”; tuy nhiên tới nay, công ty vẫn chưa thực hiện chi trả cổ tức và thay đổi thời gian chi trả 3 lần gây ảnh hưởng quyền lợi cho cổ đông. Do đó, HOSE nhắc nhở và đề nghị công ty thực hiện đúng theo quy định hiện hành./.
'Tranh chấp ở Eximbank thể hiện bản tính hợp tác kém, chỉ vì lợi ích riêng'
Luật sư Trương Thanh Đức, Công ty Luật BASICCO, đã bình luận như vậy sau khi chứng kiến đại hội cổ đông thường niên bất thành của Eximbank hôm 29/7.
'Tranh chấp ở Eximbank thể hiện bản tính hợp tác kém, chỉ vì lợi ích riêng'
Tranh chấp tại Eximbank đang là điểm nóng của giới ngân hàng Việt Nam hiện nay. Việc cuộc họp đại hội đồng cổ đông bất thành hôm 29/7 đã kéo dài chuỗi khủng hoảng trong 2 năm qua của ngân hàng này.
Để góp một góc nhìn đối với tranh chấp tại Eximbank, VietnamFinance đã có cuộc trao đổi nhanh với luật sư Trương Thanh Đức:
Video đang HOT
- Ông có lấy làm bất ngờ với sự thất bại của đại hội cổ đông thường niên 2020 lần 2 của Eximbank ?
Luật sư Trương Thanh Đức: Tranh chấp tại Eximbank đã diễn ra trong nhiều năm. Việc các cuộc họp đại hội cổ đông thường niên và bất thường thất bại liên tiếp trong 2 năm qua đã cho thấy mâu thuẫn giữa các nhóm cổ đông lớn là hết sức gay gắt và dường như chưa có điểm dừng. Vì vậy sự thất bại của cuộc họp đại hội hôm 29/7 dường như là tất yếu.
Nhìn rộng ra về cách thức tổ chức các cuộc họp Đại hội cổ đông của Eximbank, có thể thấy sự thiếu chuyên nghiệp, thậm chí nhầm lẫn khó hiểu. Ví dụ như cùng một lúc triệu tập hai cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên và bất thường.
Theo quy định tại khoản 1, Điều 135 về "Đại hội đồng cổ đông", Luật Doanh nghiệp năm 2014 (tương tự là Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010) thì "đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần". Vậy thì cuộc họp thường niên sẽ giải quyết tất mọi vấn đề thuộc thẩm quyền của cơ quan này, chứ không thể mất thời gian tranh cãi về việc buổi sáng hay chiều sẽ diễn ra cuộc họp thường niên hay bất thường trước. Chỉ khi nào cuộc họp thường niên đã hoàn thành mà lại phát sinh vấn đề gì đó thì mới triệu tập cuộc họp bất thường để giải quyết.
Thành ra, trong 1 tháng vừa qua, với hai lần triệu tập nhưng đã có 4 cuộc họp cổ đông thất bại. Nếu như vừa rồi mà diễn ra hai cuộc họp trong một ngày trên thực tế thì chắc chắn cũng sẽ nảy sinh rất nhiều câu chuyện khôi hài, mâu thuẫn, trái ngược.
- Tranh chấp tại Eximbank là "cuộc chiến vương quyền" giữa các cổ đông lớn. Vậy cổ đông nhỏ phải làm gì khi mắc kẹt trong cuộc chiến này?
Tranh chấp đã khiến Eximbank thiệt hại nặng nề và dần bị các đối thủ bỏ lại phía sau. Tổn thất này khiến toàn bộ cổ đông, không những thế, cả nhân viên cũng như khách hàng đều phải gánh chịu. Nhưng cổ đông nhỏ lẻ "bi đát" hơn khi họ như những con cờ bị đẩy vào cuộc chiến của những người chơi cờ, mà thiệt hại rõ nhất là thị giá cổ phiếu và cổ tức EIB bị giảm sút.
Lối thoát của cổ đông nhỏ có lẽ chỉ xoay quanh ba cách thức. Thứ nhất là buông xuôi, cứ để cho bèo trôi, nước chảy. Thứ hai là bán cổ phiếu giá thấp, tháo chạy khỏi Eximbank để tránh bị thiệt hại bởi chi phí cơ hội và tránh mệt đầu, nhức óc. Thứ ba, nếu không buông, không chạy thì cần phải liên kết để thể hiện sức mạnh đoàn kết của bó đũa, thực hiện các quyền của cổ đông sở hữu từ 1%, 5% hay 10% số cổ phần trở lên theo luật định.
Nhìn chung, rất khó để cổ đông nhỏ có thể bảo vệ được quyền lợi của mình do luật chơi đương nhiên dành ưu thế cho cổ đông lớn.
Điều đáng buồn là Luật Doanh nghiệp năm 2014 hiện hành, cũng như Luật Doanh nghiệp năm 2020, dù có ý đồ tăng quyền nhưng do thiết kế không đồng bộ, hợp lý, thậm chí sai lầm, đã vô tình tước bớt quyền của cổ đông thiểu số so với trước kia.
Điển hình là ba cơ chế liên quan đến thành viên hội đồng quản trị. Một là không còn bắt buộc phải bầu thành viên theo phương thức bầu dồn phiếu. Hai là không có cơ chế bảo vệ khỏi sự miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên được nhóm cổ đông nhỏ bầu lên. Ba là chỉ áp dụng nhiệm kỳ của thành viên thay cho nhiệm kỳ của cả tập thể hội đồng quản trị.
Những quy định này dẫn đến nguy cơ nhóm cổ đông sở hữu 49% có thể cũng không có đại diện nào của mình trong hội đồng quản trị và tương tự là cả trong Ban kiểm soát.
- Báo cáo của ban kiểm soát Eximbank cho biết nhiều cuộc họp HĐQT kéo dài mà không đưa ra được quyết định cuối cùng về nhiều vấn đề quan trọng, khiến Eximbank bị xử phạt và làm tổn hại hình ảnh ngân hàng. Liệu cổ đông nhỏ có thể tính tới phương án khởi kiện như quy định của Điều 161 Luật Doanh nghiệp 2014 khi nhận thấy thành viên HĐQT không làm tròn trách nhiệm của người quản lý nhằm gia tăng sức ép lên các cổ đông lớn có chân trong HĐQT?
Tất nhiên là theo luật, các cổ đông/nhóm cổ đông nắm 1% cổ phần trong 6 tháng (hoặc không cần thời hạn 6 tháng đối với Luật Doanh nghiệp 2020 hay quy định của Điều lệ EIB) có thể khởi kiện. Nhưng vấn đề là việc kiện có hiệu quả và giải quyết được vấn đề gì không?
Tôi cho rằng việc này chủ yếu nhằm gây sức ép tinh thần, mang ý nghĩa thể hiện thái độ, chính kiến, sự tín nhiệm nhiều hơn là có thể giải quyết vấn đề. Bởi vì gần như mọi quyết định sai trái của người quản lý (nếu có) vẫn được luật thừa nhận và thi hành cho đến ra được bản án, quyết định có hiệu lực của toà án hay trọng tài. Vì thế dù có được một bản án thắng lợi giòn giã thì thời gian kiện cáo kéo dài nhiều khi cũng xoá bỏ hết kết quả khởi kiện.
Và điều quan trọng nhất là quyền quyết định đúng hay sai, quyết đi hay quyết lại, bãi bỏ hay giữ nguyên... vẫn luôn nằm trong tay nhóm cổ đông sở hữu 51% hay 65% cổ phần trở lên.
Đặc biệt, đối với những công ty đại chúng lớn, có đến hàng vạn cổ đông, thì nhiều khi nhóm cổ đông sở hữu 30 - 40% đã "tự quyết" được vấn đề, vì rất nhiều cổ đông nhỏ lẻ khác không tham dự cuộc họp hay trả lời khi được xin ý kiến.
Thậm chí Luật Doanh nghiệp năm 2014 cũng như 2020 còn sai lầm đến mức, trao quyền quyết định tất tật mọi thứ quan trọng nhất, kể cả việc sửa điều lệ, giải thế công ty cho nhóm cổ đông sở hữu 51% thông qua việc lấy ý kiến bằng văn bản.
- Một chuyên gia ngân hàng từng nói với VietnamFinance rằng để xử lý tranh chấp tại Eximbank, Ngân hàng Nhà nước có thể đặt ra hạn định thời gian để buộc các cổ đông lớn giải quyết mâu thuẫn. Ông nghĩ sao?
Về pháp lý thì Ngân hàng Nhà nước chỉ can thiệp khi có sai phạm cụ thể điều khoản quy định nào. Trong câu chuyện Eximbank, Ngân hàng Nhà nước chỉ có thể không chuẩn y thành viên hội đồng quản trị, ban kiếm soát hay tổng giám đốc; xử lý việc ra quyết định sai trái pháp luật, cổ đông sở hữu chéo, không cho dùng vốn bất hợp lệ mua cổ phần,... chứ không thể thò tay sắp đặt mâm bát, can thiệp vào quyền tự chủ của ngân hàng và cổ đông được.
Tuy vậy, với vai trò là cổ đông, là cơ quan quản lý nhà nước vô cùng quyền lực đối với ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật, thì việc gây sức ép chính trị và thông qua các cơ chế liên quan khác là hoàn toàn có thể, nếu Ngân hàng Nhà nước thực sự muốn giải quyết tranh chấp tại Eximbank, vì sự an toàn, lành mạnh của EIB và chính hệ thống.
Còn nếu tuân theo đúng luật chơi thì các nhóm cổ đông lớn có quyền tranh chấp với nhau muôn đời. Đến chừng nào chịu không nổi thì tất yếu sẽ bắt tay thỏa thuận, hoặc nếu không thì cũng sẽ phải hạ màn khi ngân hàng sụp đổ.
- Từ câu chuyện Eximbank, ông có bình luận gì về quản trị doanh nghiệp?
Eximbank thể hiện cho bản tính con người và doanh nghiệp Việt Nam là sự hợp tác vì lợi ích chung rất kém, toàn ích kỷ lợi riêng, tham bát bỏ mâm. Có thể ông nào cũng có lý của mình, nhưng rõ ràng để một ngân hàng từng có vị thế cao tốp đầu rơi xuống hố khủng hoảng triền miên thì tất cả đều sai và đều thua. Chuyện này chẳng khác nào việc dùng gậy đập đối thủ, không những bị đập lại, mà bị chính gậy ông đập lưng ông.
Trong một doanh nghiệp, việc thoả hiệp, dung hòa giữa các lợi ích của doanh nghiệp, cổ đông và các lợi ích khác là rất quan trọng. Với cổ đông nhỏ lẻ, họ chỉ có thể hô hào, phản ứng thôi, còn chìa khóa nằm hết trong tay các cổ đông lớn. Nếu các ông lớn không xuống thang, chẳng ai dám chắc Eximbank sẽ trôi về đâu.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
Đại hội cổ đông lần thứ 3 của Eximbank tiếp tục hoãn HĐQT Eximbank vừa có nghị quyết hoãn ĐHCĐ thường niên lần 3 dự kiến diễn ra ngày 17/8 tại Hà Nội. Trước đó, Eximbank đã hai lần phải hủy ĐHCĐ vì không đủ tỷ lệ cổ đông tham dự. Trước khi ĐHCĐ thường niên 2020 lần thứ 3 chưa có thông báo hủy, nhiều người cũng đã nghĩ đến việc liệu Eximbank có...