Hết tháng 5, tăng trưởng tín dụng mới chỉ đạt 1,96%
Con số này thấp hơn rất nhiều so với mức 5,74% cùng kỳ năm 2019 và 6,16% cùng kỳ năm 2018.
Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng chủ trì cuộc họp báo.
Tại cuộc họp báo thông tin về kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm, định hướng những tháng cuối năm 2020 tổ chức chiều nay (5/6), ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hành Nhà nước (NHNN) cho biết, NHNN đã điều hành linh hoạt, kiểm soát lạm phát, đảm bảo thanh khoản cho nền kinh tế, hỗ trợ tăng trưởng.
Theo đó, đến ngày 29/5, tổng phương tiện thanh toán M2 đã tăng 3,4% so với cuối năm 2019; thanh khoản của hệ thống các tổ chức tín dụng được thông suốt.
Trong điều hành lãi suất, từ đầu năm 2020 đến nay, NHNN đã điều chỉnh giảm 2 lần các mức lãi suất điều hành, với tổng mức giảm từ 1-1,5%/năm để hỗ trợ thanh khoản, tạo điều kiện cho các TCTD tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp từ NHNN, giảm 0,6-0,75%/năm trần lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng và giảm 1%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên, hiện ở mức 5%/năm để hỗ trợ giảm chi phí vay vốn của doanh nghiệp và người dân. Theo đó, mặt bằng lãi suất thị trường có xu hướng giảm so với đầu năm.
Video đang HOT
Về điều hành tỷ giá, ông Quang cho biết, mặc dù thị trường quốc tế diễn biến phức tạp nhưng tỷ giá và thị trường ngoại tệ trong nước ổn định, thanh khoản thông suốt. TCTD mua ròng từ khách hàng, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của nền kinh tế được đáp ứng đầy đủ, kịp thời.
Đến cuối tháng 5/2020, tỷ giá trung tâm tăng 0,46% trong khi tỷ giá liên ngân hàng tăng 0,49% so với đầu năm.
Về điều hành tín dụng, bà Hà Thu Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN cho biết, bám sát diễn biến dịch Covid-19, NHNN kiểm soát quy mô tín dụng phù hợp với chỉ tiêu định hướng, đảm bảo chất lượng tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn tín dụng, khôi phục sản xuất, kinh doanh.
Dù vậy, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cũng nhấn mạnh, do tác động của đại dịch nên cầu tín dụng tăng thấp. Đến ngày 29/5, tín dụng chỉ tăng 1,96% so với cuối năm 2019, thấp hơn rất nhiều so với mức 5,74% cùng kỳ năm 2019 và 6,16% năm 2018.
Cũng theo báo cáo của lãnh đạo NHNN, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, của NHNN, hệ thống các TCTD đã tích cực triển khai các chương trình tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với lãi suất cho vay giảm mạnh từ 0,5-2,5%, thậm chí có ngân hàng thương mại còn giảm lãi suất cho vay tới 3-4%/năm.
“Việc cho vay mới phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh do các TCTD chủ động triển khai trên cơ sở đánh giá và chia sẻ với khách hàng, phù hợp với các quy định của pháp luật, khả năng tài chính và cân đối vốn của TCTD; tạo thuận lợi cho khách hàng vay vốn nhưng không nới lỏng, hạ thấp điều kiện tín dụng để đảm báo chất lượng tín dụng, duy trì tính lành mạnh, an toàn của hoạt động ngân hàng trong những năm tới”, bà Giang cho biết.
Theo đó, dến 25/5, toàn hệ thống đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho gần 224 nghìn khách hàng với dư nợ gần 152 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 326 nghìn khách hàng với dư nợ trên 1,14 triệu tỷ đồng; cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/1 đến nay đạt 767,6 nghìn tỷ đồng cho gần 196,4 nghìn khách hàng; lãi suất thấp hơn phổ biến từ 0,5-2,5% so với trước dịch.
Riêng Ngân hàng Chính sách Xã hội đã thực hiện gia nợ cho 150,7 nghìn khách hàng với dư nợ 3.813 tỷ đồng, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho 75,2 nghìn khách hàng với dư nợ 1.567 tỷ đồng, cho va mới đối với 680 nghìn khách hàng với dư nợ 25,75 nghìn tỷ đồng.
Giảm một loạt lãi suất: Ngân hàng Nhà nước nói gì?
Cung ứng vốn cho nền kinh tế, hỗ trợ giảm lãi suất trong giai đoạn hiện nay trên cơ sở cân nhắc các yếu tố nền tảng kinh tế vĩ mô phù hợp, mục tiêu kiểm soát lạm phát và an toàn hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng.
Ông Phạm Thanh Hà - Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết: Quan điểm điều hành chính sách tiền tệ xuyên suốt của Ngân hàng Nhà nước là đảm bảo thanh khoản cho các tổ chức tín dụng cung ứng vốn cho nền kinh tế, hỗ trợ giảm lãi suất trong giai đoạn hiện nay trên cơ sở cân nhắc các yếu tố nền tảng kinh tế vĩ mô phù hợp. Mục tiêu kiểm soát lạm phát và an toàn hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng.
Thực hiện chủ trương của Chính phủ, NHNN đã và đang triển khai các giải pháp điều hành kịp thời, có hiệu quả nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phục hồi sản xuất kinh doanh, hỗ trợ nền kinh tế, giảm thiểu tác động của dịch COVID-19.
Do đó, tiếp theo đợt điều chỉnh lãi suất tháng vào tháng 3-2020, để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, người dân giảm chi phí vay vốn, NHNN vừa quyết định điều chỉnh giảm lãi suất điều hành, trần lãi suất tiền gửi VND các kỳ hạn dưới 6 tháng và trần lãi suất cho vay ngắn hạn tiền đồng đối với các lĩnh vực ưu tiên.
Cũng theo ông Hà thì lãi suất được điều chỉnh trên cơ sở đánh giá diễn biến thị trường quốc tế và tính đến thời điểm hiện tại cũng đã có nhiều Ngân hàng trung ương thực thi các biện pháp nới lỏng định lượng, cắt giảm mạnh lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế vượt qua suy thoái.
Trong nước, nền tảng kinh tế vĩ mô tiếp tục tạo dư địa điều hành chính sách tiền tệ cho NHNN trong bối cảnh thị trường tiền tệ và ngoại hối ổn định, lạm phát có khả năng được kiểm soát theo mục tiêu, tăng trưởng kinh tế bị tác động tiêu cực bởi dịch COVID-19.
"Quyết định giảm đồng bộ các mức lãi suất của Ngân hàng Nhà nước nêu trên cùng với việc quyết liệt chỉ đạo tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, giảm lợi nhuận sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay một cách bền vững thời gian tới, góp phần tích cực giảm bớt khó khăn cho nền kinh tế", ông Hà cho hay.
Trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường trong và ngoài nước, kết quả triển khai các biện pháp điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất. Trên cơ sở đó, Nhà điều hành sẽ chủ động và linh hoạt thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô, đảm bảo thanh khoản, an toàn hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Theo HSBC, việc NHNN quyết định hạ lãi suất điều hành sẽ tạo môi trường chính sách tiền tệ nới lỏng thích ứng. Từ đó tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng có điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh có cơ hội được tiếp cận nguồn vốn giá rẻ thông qua hạ lãi suất cho vay và giảm bớt gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp.
Lý do Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành lần thứ 2 Theo các chuyên gia, việc hạ lãi suất điều hành sẽ giúp nới lỏng thị trường tiền tệ, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng hạ lãi suất cho vay với người dân và doanh nghiệp. Ngân hàng Nhà nước đã chính thức giảm một loạt lãi suất điều hành, trần lãi suất huy động và lãi suất cho vay với...