Hết tạo nắp sữa chua không dính, người Nhật lại chế ra loại lược càng chải tóc càng bóng mượt
Sáng tạo của người Nhật rất hữu ích.
Sự ra đời của lược thủ công Izumi (đ55;)
Vào khoảng thế kỉ thứ 6 (sau Công nguyên), một người nước ngoài lưu lạc tới Nhật Bản đã hướng dẫn cách làm lược cho người bản địa ở Nishikinohama (É08;); kể từ đó, vùng này, ngày nay là thành phố Kaizuka và thành phố Kishiwada (phủ Osaka, Nhật Bản) đã nổi tiếng với nghề làm lược này.
Vào thời Edo, đã có những hơn 500 người trong vùng làm thủ công nghề lược, và ngay cả những người hoàng gia cũng tin dùng lược thủ công của vùng; tuy nhiên, vào thời chiến, số lượng lược sản xuất và người làm lược đã giảm đi nhiều do sự phổ biến của lược làm bằng nhựa xen-lu-lô-ít (cellulose, nhựa thực vật).
Dù vậy, với chất lượng cao cùng vẻ đẹp trang nhã, từ năm 1987, lược của vùng đã được mang tên riêng “Lược Izumi (đ55;)”, và tới nay vẫn tự hào là nơi sản xuất lược gỗ lớn nhất ở Nhật Bản.
Video đang HOT
Đặc trưng và quá trình chế tác lược gỗ Izumi
Lược Izumi cần tới hơn một năm để chế tác, và tốn thời gian nhất ở khâu sấy khô các khúc gỗ hoàng dương khai thác từ Thái Lan; người ta vừa phải thực hiện sấy khô và để khô tự nhiên xen kẽ nhau (nhưng bước sấy khô bằng cách hun khói thì chỉ mất từ 10 ngày trở lên).
Dùng máy cưa để cưa thành các ván nhỏ, tiếp đó dũa từng chiếc răng lược một rồi mài bóng lược. Bước cuối cùng, cần đánh bóng lược bằng tay và hoàn thiện bằng cách ướp thơm với dầu hoa trà.
Lược Izumi nổi tiếng không chỉ do kiểu dáng thiết kế đẹp, giản dị nhưng trang nhã, mà còn không gây tĩnh điện cho tóc và cũng không làm hư tóc. Nếu chải bằng lược Izumi trong nhiều năm, tóc có thể trở nên bóng mượt hơn.
Tại sao nắp sữa chua sản xuất tại Nhật lại không hề bị dính sữa chua? - Phát minh đến từ loài cây rất quen thuộc với người Việt
Người Nhật nổi tiếng với các phát minh vô cùng thú vị và rất hữu ích.
Vốn là những người yêu thiên nhiên, rất nhiều sản phẩm của người Nhật lấy cảm hứng từ chính các loài thực vật, trong đó có nắp sữa chua.
Thông thường khi mở nắp sữa chua, nhiều người sẽ thấy phiền khi sữa chua bị dính trên nắp. Như vậy không những lãng phí, mà nếu liếm như trẻ con thì trông không được đẹp. Bởi vậy, người Nhật sử dụng kỹ thuật đóng gói "không dính nước".
Kỹ thuật đóng gói "không dính nước"
Kỹ thuật này lấy cảm hứng từ chiếc lá sen. Bề mặt của lá sen làm cho nước rơi vào trong lá sẽ bị gom lại thành giọt hình cầu và hoàn toàn không bị dính lại. Với nắp hộp sữa chua, nó hướng xuống dưới nên nếu sữa chua dính vào, cũng sẽ đọng lại thành giọt và rơi xuống hộp.
Lá sen với các giọt nước (Ảnh Internet)
Kỹ thuật đóng gói "không dính nước" được phát triển trong vòng một năm để nghiên cứu và được đưa vào sử dụng từ năm 2010.
Năm 2013, nó được trao giải Bạc tại "Giải thưởng DuPont về đột phá trong lĩnh vực đóng gói" - một giải thưởng dành cho những kỹ thuật đóng gói trên thế giới. Kỹ thuật ra đời với tiêu chí làm cho sản phẩm vệ sinh hơn với người tiêu dùng.
Sản phẩm thuộc thương hiệu sữa Morinaga sử dụng nắp "không dính nước". (Nguồn: Internet)
Sự khác biệt của nắp sữa chua dùng kỹ thuật "không dính nước". (Nguồn: Internet)
Kết cấu và cơ chế hoạt động của nắp sữa chua "không dính nước". (Nguồn: Internet)
Mong rằng kỹ thuật "không dính nước" sẽ sớm được áp dụng với các sản phẩm ở Việt Nam.
Dâu Việt đang sống ở Nhật chia sẻ cách dọn dẹp mà các bà nội trợ Nhật hay dùng để giữ nhà luôn gọn gàng, sạch tinh tươm Cùng nghe kinh nghiệm của chị Nguyễn Quỳnh Hoa (dâu Việt hiện đang sống tại Nhật) về cách dọn dẹp nhà trong căn hộ 46 mét vuông nhé. Các bạn thường thấy những căn bếp to rộng và đẹp rồi. Vậy còn căn bếp chỉ vỏn vẹn 13 mét vuông trong căn hộ 46 mét vuông sẽ sắp xếp thế nào? Gia đình...