Hết Italia, Nga điều máy bay cứu trợ đến Mỹ
Theo kênh Rossiya 24 của Nga, một máy bay vận tải quân sự đã cất cánh từ một sân bay bên ngoài Moscow vào đầu ngày hôm nay (1/4), chở một lượng thiết bị y tế và khẩu trang tới Mỹ để giúp Washington chống lại Covid-19.
Các thùng các-tông đựng thiết bị y tế trên chuyến bay cứu trợ của Nga tới Italia hôm 25/3.
Theo Reuters, Tổng thống Vladimir Putin đã chủ động đề xuất sự giúp đỡ từ phía Nga trong cuộc trò chuyện qua điện thoại với Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi đầu tuần, khi 2 nhà lãnh đạo thảo luận cách đối phó tốt nhất với Covid-19.
Chuyến bay do Bộ Quốc phòng Nga tổ chức, dường như không được lòng một số nhà phê bình tại Mỹ – những người đã thúc giục ông Trump giữ khoảng cách với ông Putin và cho rằng Moscow đang sử dụng viện trợ như một công cụ tuyên truyền để tăng cường ảnh hưởng chính trị của mình.
Interfax dẫn lời phát ngôn viên Điện Kremlin, Dmitry Peskov, hôm 31/3 nói rằng, chính ông Trump đã nói về sự giúp đỡ của Nga một cách nhiệt tình sau cuộc gọi với ông Putin. Ông Peskov nhấn mạnh, Tổng thống Putin đã bày tỏ hy vọng rằng Mỹ cũng có thể cung cấp trợ giúp y tế cho Nga một khi cần thiết.
Video đang HOT
Chuyến bay cứu trợ diễn ra khi các trường hợp dương tính được xác nhận tại Mỹ đã tăng lên 187.000 người, với gần 3.900 người chết. Tại Nga, nơi một số chuyên gia y tế nghi ngờ về tính chính xác của các dữ liệu chính thức, có 2.337 trường hợp nhiễm Covid-19 được xác nhận, với 17 ca tử vong.
Quan hệ giữa Moscow và Washington đã căng thẳng trong những năm gần đây bởi mọi thứ, từ Syria, Ukraine đến nghi vấn can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016 – điều mà Nga kiên quyết phủ nhận.
Ông Peskov đã chỉ trính những cáo buộc của quan chức Washington đối với hành động cứu trợ của Moscow, nói rằng Nga và Trung Quốc cũng đang hợp tác theo cách tương tự bởi tình hình hiện tại ảnh hưởng đến tất cả mọi người, “không có cách nào khác là hành động trên tinh thần hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau”.
Trước đó, Nga cũng đã sử dụng quân đội của mình để gửi các gói viện trợ cho Italia để chống lại sự lây lan của Covid-19, cho thấy một sự khác biệt khi Liên minh châu Âu (EU) gần như “bất động” trước một quốc gia thành viên đang gặp khủng hoảng.
Trung Quốc ngang nhiên đưa máy bay quân sự đến Trường Sa
Hình ảnh vệ tinh cho thấy máy bay vận tải quân sự Y-8 của Trung Quốc hạ cánh trái phép xuống đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hôm 28/3.
ImageSat International (ISI), hãng cung cấp hình ảnh vệ tinh của Israel, hôm 29/3 đăng lên Twitter hình ảnh vệ tinh cho thấy một máy bay vận tải quân sự Thiểm Tây Y-8 của Trung Quốc "có thể đưa hàng tiếp tế" đến đá Chữ Thập ở Trường Sa.
"Hoạt động định kỳ của máy bay quân sự ở khu vực Biển Đông có thể cho thấy quân đội Trung Quốc gần như không bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng y tế tại nước này", ISI viết kèm hình ảnh chụp ngày 28/3, đề cập đến đại dịch virus corona khởi phát từ Trung Quốc và đang bùng phát trên toàn cầu.
Hình ảnh ISI đăng trên Twitter cho thấy máy bay vận tải quân sự Y-8 của Trung Quốc ở đá Chữ Thập hôm 28/3. Ảnh: ISI.
Trước đó ít ngày, Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố khánh thành 2 trạm nghiên cứu mới hai trạm nghiên cứu trên đá Subi và đá Chữ Thập ở Trường Sa. Hai cơ sở nghiên cứu này, đặt dưới sự quản lý của Trung tâm Nghiên cứu Tổng hợp Đảo và Đá thuộc Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS), bao gồm nhiều phòng lab về sinh thái học, địa chất học và môi trường, theo Tân Hoa xã.
Một nhà nghiên cứu Trung Quốc được dẫn lời trong bản tin cho biết "cơ sở nghiên cứu tổng hợp về rạn san hô và biển sâu" nay đã được thiết lập với hai trạm nghiên cứu mới cùng một trung tâm nghiên cứu được xây dựng trước đó trên đá Vành Khăn ở Trường Sa.
Đá Vành Khăn, đá Chữ Thập và đá Subi là 3 trong 7 thực thể bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Trong nhiều năm qua, Bắc Kinh đã bồi lấp, xây đảo nhân tạo và quân sự hóa biến các thực thể này thành tiền đồn ở Biển Đông.
Collin Koh, một trong những chuyên gia về an ninh biển hàng đầu khu vực, nói việc việc Trung Quốc khánh thành hai trạm nghiên cứu mới cho thấy Bắc Kinh vẫn âm thầm tiến hành các hoạt động phi pháp ở Biển Đông, chỉ là cộng đồng quốc tế không để ý trong bối cảnh dịch bệnh đe dọa.
"Một số người có thể nghĩ rằng dịch virus corona đang diễn ra sẽ khiến Bắc Kinh không thể để mắt đến các điểm nóng trên biển này", ông Koh, nhà nghiên cứu tại Trường Quan hệ Quốc tế S. Rajaratnam, Singapore, nói với báo Inquirer.
"Sự thật là tình hình hoàn toàn ngược lại. PLA (Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc) được động viên để duy trì sự sẵn sàng chiến đấu bất chấp virus corona".
Việt Nam đã nhiều lên tiếng phản đối các hành động của Trung Quốc, khẳng định chủ quyền với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
"Mọi hoạt động tại hai quần đảo này phải được sự cho phép của Việt Nam. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, không có các hành động gia tăng căng thẳng, làm phức tạp tình hình và ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở Biển Đông và khu vực", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói trong tuyên bố hôm 26/3.
[Info] Máy bay khổng lồ của Mỹ lập tức chuyển Patriot tới áp sát Iran C-5 Galaxy là loại máy bay vận tải quân sự lớn nhất của Mỹ, giữ vai trò xương sống trong các nhiệm vụ vận tải chiến lược của quân đội nước này. Hiện những chiếc máy bay này vừa cấp tốc vận chuyển hệ thống phòng thủ Patriot tới Trung Đông. Không quân Mỹ đã cho máy bay vận tải khổng lồ C-5...