Hết hạn cách ly xã hội, Huế thắt chặt vòng ngoài để nới lỏng dần vòng trong
Quan điểm của lãnh đạo Thừa Thiên – Huế là, khi hết hạn cách ly xã hội, công tác chống dịch phải được kiểm soát chặt chẽ nhưng đảm bảo thúc đẩy sản xuấ t kinh doanh.
Tại cuộc họp giao ban trực tuyến ngày 15/4, ngày cuối cùng của đợt giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng, ông Phan Ngọc Thọ – Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, trước đó, tỉnh đã chủ động xây dựng kịch bản cho thời gian tiếp theo đợt cách ly này để có thể thực hiện ngay.
Theo quan điểm của tỉnh là sức khỏe và tính mạng của dân phải được đặt lên hàng đầu, công tác phòng chống dịch vẫn phải được kiểm soát chặt chẽ, nhưng phải đảm bảo thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho sinh hoạt của người dân. Ban chỉ đạo đang nghiên cứu các giải pháp “nới lỏng” dần việc giãn cách xã hội nhưng có kiểm soát chặt chẽ.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế Phan Ngọc Thọ.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế yêu cầu các giải pháp trong thời gian tới phải bám sát quan điểm thắt chặt vòng ngoài để nới lỏng dần vòng trong. “ Khi làm tốt việc ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập từ bên ngoài vào thì chúng ta có thể tự tin “nới lỏng” dần các hoạt động, sản xuất kinh doanh trên địa bàn“, ông Thọ cho biết.
Ông cũng yêu cầu các địa phương tiếp tục kiểm soát chặt chẽ người dân từ tỉnh thành khác trở về, duy trì hiệu quả các chốt kiểm soát y tế, bắt buộc người đến Huế phải khai báo y tế, cách ly tại nhà đủ 14 ngày; giám sát chặt chẽ người ở các khu cách ly tập trung, hết thời hạn cách ly phải có kết quả âm tính và được giám sát ở địa phương trong 14 ngày tiếp theo.
Ông Phan Ngọc Thọ cho rằng, việc cân nhắc các giải pháp “nới lỏng” trong thời gian tới là cực kì quan trọng. Cái gì cần duy trì, cái gì cần “nới lỏng”, phải có quyết sách phù hợp, tạo sự đồng thuận cao trong người dân. Vẫn phải duy trì quy định đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, giữ khoảng cách tiếp xúc, cấm tụ tập đông người.
“ Sẽ có một số hoạt động kinh doanh, dịch vụ được “nới lỏng”, nhưng phải có điều kiện và nằm trong tầm kiểm soát. Riêng các ngành hàng kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí phải tiếp tục ngừng hoạt động trong một thời gian nữa. Khuyến khích các cơ sở dịch vụ ăn uống, cà phê kinh doanh theo phương thức bán hàng online, ship hàng mang về“, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế gợi mở.
Ngoài vấn đề “nới lỏng” giãn cách xã hội, cuộc họp cũng thảo luận việc thành lập Ban chỉ đạo chi trả gói an sinh xã hội; chuẩn bị những điều kiện sẵn sàng sản xuất kinh doanh sau dịch…; thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 của Chính phủ, không lơ là, chủ quan…
Video: Nhìn lại 14 ngày Việt Nam thực hiện cách ly xã hội
NGUYỄN VƯƠNG
TP HCM, Hà Nội cách ly xã hội đến 22/4
Thủ tướng chấp thuận đề xuất của Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 quốc gia, cách ly xã hội đến ngày 22/4 đối với TP HCM, Hà Nội và 10 tỉnh thành có nguy cơ lây lan cao.
"Nhóm tỉnh thành này không phải là bất biến, mà có thể thay đổi. Tuần sau Chính phủ sẽ họp, xem xét lại việc cách ly xã hội sẽ kéo dài đến 22/4, hay 30/4, tuỳ tình hình thực tế", thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói tại cuộc họp trực tuyến với 63 tỉnh thành về công tác phòng chống Covid-19, chiều 15/4. Ông cũng đề nghị, TP HCM, Hà Nội cùng 10 tỉnh khác dù tiếp tục cách ly xã hội vẫn phải quan tâm sản xuất, xây dựng hạ tầng.
Trước đó, Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề xuất Chính phủ chia các tỉnh thành làm 3 nhóm để có biện pháp phòng chống dịch bệnh phù hợp.
Nhóm nguy cơ cao gồm 12 tỉnh thành: TP HCM, Hà Nội, Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hoà, Tây Ninh, Hà Tĩnh.
Các tỉnh này được kiến nghị tiếp tục thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16, ít nhất đến ngày 22/4. Sau đó, Ban Chỉ đạo sẽ đánh giá và báo cáo, đề xuất Thủ tướng quyết định.
15 tỉnh thành thuộc nhóm nguy cơ là: Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Nai, Hà Nam, Hải Phòng, Kiên Giang, Thái Nguyên, Nam Định, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Sóc Trăng, Lạng Sơn, An Giang, Bình Phước và Đồng Tháp. Các tỉnh còn lại thuộc nhóm nguy cơ thấp.
Một pano "Việt Nam quyết thắng đại dịch" tại trung tâm TP HCM trong những ngày cách ly xã hội. Ảnh: Hữu Khoa.
Đối với 2 nhóm này, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho rằng không cần tiếp tục cách ly xã hội, nhưng cần có quy định cụ thể về hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo yêu cầu chống dịch; thực hiện các biện pháp bắt buộc, gồm: hạn chế ra khỏi nhà, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay, giữ khoảng cách tiếp xúc với người khác tối thiểu 2 m; cấm tập trung đông người (kể cả các sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng); cấm các dịch vụ vui chơi giải trí, tiếp tục đóng cửa các khu du lịch.
Tiêu chí xếp loại các tỉnh thành căn cứ vào: đầu mối giao thông, mật độ đi lại; có biên giới; những điểm trước đây tiếp xúc nhiều với người nước ngoài; mật độ dân cư, nhà máy, khu công nghiệp tập trung... và đặc biệt căn cứ vào năng lực ứng phó của chính quyền địa phương khi có ca bệnh; năng lực kiểm soát việc thực hiện các yêu cầu chống dịch từ trước đến nay.
TP HCM trong những ngày cách ly xã hội. Ảnh: Như Quỳnh.
Trong khi đó, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đề nghị chỉ nên chia các địa phương thành 2 nhóm. Nhóm nguy cơ cao cần áp dụng việc cách ly xã hội đến 22/4 là 12 tỉnh thành gồm: Hải Phòng, TP HCM, Hà Nội, Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hoà, Tây Ninh.
Các địa phương còn lại được xếp vào nhóm nguy cơ thấp và không cần thiết tiếp tục cách ly xã hội. Bởi những ngày qua người dân các tỉnh không có nguy cơ lây nhiễm gặp nhiều áp lực, mong muốn được nới lỏng.
"Không cần thiết tiếp tục cách ly toàn quốc vì các lực lượng và nhân dân đã có trải nhiệm, kinh nghiệm phòng chống Covid-19. Dù không cách ly xã hội thì người dân vẫn có thể tiếp tục thực hiện các biện pháp như đeo khẩu trang, không tụ tập đông người, hạn chế giao tiếp", ông Dũng nói.
Đối với các địa phương còn lại không có nguy cơ cao theo tiêu chí Ban chỉ đạo quốc gia, ông Dũng đề nghị các thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức việc cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 15. Còn với các địa phương có nguy cơ thấp, ông Dũng cho rằng có thể cho các cửa hàng hoạt động trở lại nhưng việc tụ tập vẫn không quá 10 người, có thể nới dần.
16h, Thủ tướng mời từng bộ ngành báo cáo, nêu quan điểm, sau đó sẽ kết luận.
Hữu Công
Cách ly xã hội làm phẳng đường đi của dịch Sau hai tuần thực hiện cách ly xã hội, số mắc mới đã giảm dần, đặc biệt từ ngày 4-4 đến nay số mắc mới luôn từ 1-4 bệnh nhân/ngày. Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) thực hiện khai báo, sàng lọc bệnh nhân nghi ngờ nhiễm COVID-19 khi bệnh nhân đến khám và điều trị tại đây - Ảnh: T.T.D. Trong đó...