Hết cãi nhau, tiết kiệm thêm gần chục triệu khi để chồng giữ tiền
Để chồng nắm toàn bộ ‘tay hòm chìa khóa’ là trải nghiệm như thế nào?
Thu Hà. Ảnh: NVCC
Tiền bạc là vấn đề nhạy cảm, ảnh hưởng đến mọi khía cạnh cuộc sống, đặc biệt là trong hôn nhân. Cũng vì thế, câu hỏi phổ biến của nhiều cặp vợ chồng sau khi kết hôn là: “Ai chịu trách nhiệm quản lý tài chính?”.
Thực tế, hiện nay phần đông chị em vẫn được tin tưởng nắm giữ “tay hòm chìa khóa” bởi nhiều lý do như họ cẩn thận, chồng thiếu sát sao trong chuyện thu chi… Tuy nhiên, các cặp đôi dưới đây đã chứng minh đàn ông cũng là đối tượng thích hợp để quản lý nguồn tiền ra vào của gia đình chẳng kém chị em, miễn là họ có đủ tận tâm cho gia đình.
Từng bị nói để chồng nắm hết quyền hành nhưng thực tế ra sao?
Minh Anh (28 tuổi) đang làm nhân viên hành chính nhân sự. Từ tháng lương đầu tiên nhận được sau khi cưới, vợ chồng cô đã thống nhất để chồng nắm giữ tài chính. Cứ đầu tháng Minh Anh sẽ chuyển hết tiền lương vào tài khoản chồng, sau đó vợ chồng cô cùng bàn bạc thêm về kế hoạch chi tiêu. Thông thường, gia đình Minh Anh trích 1/3 quỹ chung để trả tiền sinh hoạt phí, còn lại dùng để đưa vào quỹ tiết kiệm và đầu tư.
Minh Anh cho hay, chồng cô không phải người keo kiệt nhưng rất cẩn thận trọng trong chi tiêu. Có những khoản mua sắm nhỏ cô cũng hỏi ý kiến chồng, nếu chồng không đồng ý thì Minh Anh cũng không dám mua.
Ảnh minh họa: Pinterest
Chứng kiến cách vợ chồng Minh Anh chi tiêu, nhiều người từng hỏi cô tại sao để chồng nắm hết “quyền hành”, mình là phụ nữ thì phải nắm tài chính chứ? Tuy nhiên, Minh Anh không đồng tình quan điểm này.
Video đang HOT
“Chồng mình dùng phần mềm riêng để chia nhỏ thu nhập vào mục đích thu chi nên dòng tiền được kiểm soát và phân bổ hợp lý. Hai vợ chồng luôn hỏi ý kiến nhau khi cần mua sắm hay chi tiêu bất kỳ khoản nào trong nhà. Vì vậy, vợ chồng không có tranh cãi gì về tiền bạc, trong khi khoản tiết kiệm vẫn có đều vào mỗi tháng.
Thực tế, nếu để chồng nắm quản lý tài chính, vợ sẽ bớt stress về tiền bạc, trong khi dòng tiền được sử dụng tối ưu nhất. Mình chỉ việc dùng thẻ tín dụng để mua sắm trong khoản ngân sách định sẵn. Nếu có nguồn chi phát sinh, hai vợ chồng mình sẽ bàn bạc rồi tính xem có nên chi tiền hay không”, Minh Anh nói.
Cùng quan điểm với Minh Anh là Thu Hà (29 tuổi) đang làm nhà sáng tạo nội dung. Theo Thu Hà, dù vợ chồng cô không phân chia rạch ròi ai là người làm chủ tài chính, tuy nhiên thông qua quá trình trò chuyện với những người bạn, cô nhận thấy việc để đàn ông nắm “hòm tiền” trong nhà không phải ý kiến tồi.
“Nếu việc chi tiêu mua sắm là thú vui của chồng thì việc gì mình phải giành mất thú vui ấy. Mình thấy có 1 tips chung của những người có hôn nhân hạnh phúc là ai giỏi cái gì thì cho phụ trách cái ấy, còn người kia làm phụ tá. Ngoài ra, chị em cũng nên có quỹ chung để tránh phụ thuộc tài chính và đề phòng bất trắc”, Thu Hà chia sẻ.
Vợ chồng hết cãi nhau, tiết kiệm đến 7 triệu/tháng khi để chồng làm chủ tài chính
Thời gian đầu mới cưới, Minh Trang (26 tuổi, giáo viên) là người nắm giữ thu chi trong nhà. Do không biết kiểm soát tài chính nên vợ chồng cô thường xuyên rơi vào tình trạng âm tiền cuối tháng. Những tranh cãi nhỏ giữa cặp đôi cũng bắt đầu xuất hiện từ đây.
Tuy nhiên, mọi chuyện dần cải thiện khi Minh Trang trao hết quyền quản lý tài chính cho chồng. Chồng Minh Trang là người cẩn thận nên luôn phân định rạch ròi từng khoản chi phí hàng tháng cũng như quỹ riêng mà mỗi người có dành cho việc chi tiêu cá nhân. Bên cạnh đó, khi có lương, vợ chồng sẽ gửi thẳng 50% tổng thu nhập vào thẻ tiết kiệm để tránh tình trạng bội chi.
“Từ khi chồng lên nắm tài chính, chúng mình đã ngồi liệt kê hết chi phí hàng tháng, từ đó cắt hết những khoản chi không cần thiết. Chẳng hạn như tiền mua túi, tiền ăn hàng ngoài quán, tiền nhậu của chồng… cũng được giảm đi đáng kể cho các dự định tương lai.
Vợ chồng mình hết cãi nhau vì giờ ông chồng cũng hiểu được khó khăn của người nắm thu chi, hết nói vợ chi tiêu phung phí. Có tháng nhờ thắt chặt ngân sách, chúng mình còn tiết kiệm đến 7 triệu/tháng”, Minh Trang bày tỏ.
Sau cùng Trang nhận định, dù để chồng nắm giữ mọi khoản thu chi trong nhà, thế nhưng điều này không có nghĩa vợ được nhàn rỗi, quẳng hết mọi gánh lo. Bởi lẽ thực chất người nắm giữ tiền luôn là đau đầu nhất.
“Có những tháng khi vợ chồng ngồi lại thống kê thì các khoản chi không tuân thủ theo kế hoạch đề ra. Điều này đến từ việc chồng mình lười ghi chép, cũng như thống kê chi tiêu thiếu minh bạc, bỏ các khoản tiền nhỏ. Từ đó, chúng mình dần có được bài học là dù ai nắm giữ chi tiêu, người còn lại cũng phải sát sao nhắc nhở. Điều này vừa giúp giảm áp lực cho người cầm tiền còn giúp vợ chồng tuân thủ đúng kế hoạch thu chi đề ra”, Trang nói.
Em gái vay nợ không chịu trả còn nói một câu khiến tôi tái mặt
Em gái nhiều lần khất nợ, tôi bực tức đến nhà hối thúc. Thế nhưng, em gái nhắc một chuyện khiến tôi tái mặt ra về.
Quả thật, tôi không thể nuốt trôi uất ức mà em gái đem đến. Có lẽ, tôi quá ngu dại, tin tưởng tiết lộ bí mật của mình cho em ấy nghe. Đã thế, tôi còn đưa số tiền lớn cho em ấy vay.
Tôi lấy chồng được hơn 10 năm. Vợ chồng tôi đều có công việc kinh doanh riêng. Thu nhập từ cửa hàng mỹ phẩm của tôi rất ổn định.
Trong gia đình, chồng giao cho tôi trách nhiệm quản lý tài chính, quán xuyến mọi việc. Mỗi tháng, anh đều đặn chuyển vào tài khoản của tôi toàn bộ thu nhập của mình.
Số tiền lớn dần cộng thêm việc bạn bè khuyên bảo, đốc thúc cho nên, tôi quyết định lập quỹ đen, phòng khi chồng thay lòng đổi dạ.
Sau gần 5 năm tích góp, số tiền riêng của tôi cũng xấp xỉ 900 triệu đồng. Tôi dự định lấy tiền đó đầu tư vào bất động sản hoặc hùn hạp kinh doanh cùng bạn bè.
Em gái đe dọa sẽ tiết lộ chuyện tôi giấu quỹ đen. Ảnh minh họa: Sohu
Tuy nhiên, thời điểm đó, tôi không tìm được cơ hội đầu tư thích hợp. Tôi có kể cho em gái nghe chuyện mình giấu tiền riêng. Nghe vậy, em gái bảo tôi cho em ấy vay để khởi nghiệp.
Tôi thấy tiền của mình đang nhàn rỗi, chẳng dùng vào việc gì nên đồng ý cho em gái vay 500 triệu đồng. Thế nhưng, em gái khởi nghiệp thất bại, không còn tiền hoàn trả cho tôi. Tôi bảo em ấy tìm hướng giải quyết thì em năn nỉ tôi cho vay thêm 200 triệu đồng để bắt đầu lại.
Rơi vào thế kẹt, tôi đành cho em gái vay thêm 200 triệu đồng. Tuy nhiên, tôi yêu cầu em trình bày việc vay mượn trước mặt bố mẹ. Em đồng ý và bố mẹ cũng đứng ra bảo lãnh cho khoản tiền con gái vay chị.
Điều tôi lo sợ cũng xảy ra, em ấy lại thất bại. Tiền của tôi không biết khi nào mới có thể thu hồi. Nhưng lúc đó, tôi chưa cần tiền nên mặc kệ, không đòi nợ em gái.
Bẵng đi khoảng 2-3 năm, em gái tôi lấy chồng, một người giàu có. Bố mẹ tôi gọi hai chị em về và bảo: "Bây giờ, cả hai con đều có gia đình riêng, cho nên chuyện nợ nần bố mẹ không liên quan nữa. Hai chị em tự bảo ban nhau, đừng khiến bố mẹ buồn lòng".
Nghe bố mẹ nói thế, tôi cũng chột dạ, lo sợ em gái không giữ lời hứa, quỵt luôn số nợ. Tuy nhiên, em gái hứa chắc nịch: "Chị ráng chờ thêm một thời gian nữa, em sẽ tìm cách xin tiền chồng trả lại cho chị".
Thế nhưng, cho đến nay, em vẫn chưa chịu trả nợ dù tôi nhiều lần van nài. Bởi, công việc kinh doanh của tôi đang sa sút, cần tiền trang trải.
Món nợ 700 triệu đồng trong suốt nhiều năm không tính một đồng lãi. Thế nhưng, em gái chưa trả cho tôi một đồng nào. Mỗi lần tôi nhắc nợ, em đều hứa hẹn đủ kiểu.
Cuối tuần vừa rồi, tôi đến nhà em để yêu cầu trả tiền. Tại đây, em gái nói không có khả năng chi trả và xin tôi cho số tiền đó làm của hồi môn. Tôi choáng váng sau câu nói vô cảm của em gái.
Tôi bấu tay vào ghế salon và khẽ gằn giọng: "Chị đang rất khó khăn, em không trả nợ thì chị sẽ nói với chồng em".
Tôi vừa dứt lời, em gái tôi cười lớn: "Thế chị không sợ tôi kể chuyện chị giấu quỹ đen gần 1 tỷ đồng cho chồng chị nghe sao?".
Bị em gái nói đúng vào điểm yếu, cả người tôi run lên bần bật, tức đến độ không thể thốt ra lời. Tôi đứng dậy bỏ về. Ngồi vào xe, nước mắt tôi trào ra, tình thân bị phá hủy bởi đồng tiền. Và, tôi đã sai khi tạo ra quỹ đen, càng sai hơn khi tiết lộ điểm yếu của mình với em gái.
Bữa cơm 900 nghìn khiến hôn nhân chấm dứt Bởi thế, muốn hôn nhân hạnh phúc và bền chặt thì nên thảo luận rõ ràng về việc phân bổ tài chính và cách quản lý tài chính sau khi kết hôn. 01 Hôn nhân giống như một chuyến tàu, đưa hai người đi một hành trình mới của cuộc đời. Hành trình đó có thể không phải lúc nào cũng hòa thuận,...