Heroin gây nghiện như thế nào?
Ma túy là tên gọi chung chỉ những chất kích thích khi dùng một lần có thể gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo. Khi đã phụ thuộc vào ma túy, con nghiện có thể bị sốc đến chết hoặc mất mạng vì căn bệnh HIV/AIDS thế kỷ.
Ma túy có thể phân ra thành 3 loại. Thứ nhất là ma túy tự nhiên (cần sa, thuốc phiện), loại này có sẵn trong tự nhiên. Loại 2 là ma túy bán tự nhiên (heroin), loại này được bào chế từ cây thuốc phiện cộng với các hóa chất khác. Loại 3 là loại mạnh nhất và có tác dụng độc hại gấp 500 lần ma túy tự nhiên, đó là ma túy tổng hợp. Ví dụ như ectasy, ma túy đá (hay là crystal meth), morphine.
Theo cách hiểu thông thường hiện nay, ma túy thường được hiểu đó là heroin, bạch phiến. Một người bị nghiện ma túy sẽ bị mọi người hiểu là nghiện heroin hay ngược lại mà không có sự phân biệt về chất người đó lệ thuộc.
Hình ảnh minh họa quá trình tác động của heroin tới não và cơ thể con người.
Quá trình hủy hoại cơ thể dẫn đến cái chết của con nghiện được mô tả như sau:
1. Heroin xâm nhập vào cơ thể con người qua đường tiêm chích, hút hoặc ngửi. Chất này chạy tới não chỉ trong vòng chưa đến 10 giây nếu tiêm, 10 hoặc 15 phút nếu hút hoặc ngửi.
2. Trong não, heroin được chuyển hóa thành morphine (một chất giảm đau gây nghiện còn gọi là opiate). Tại đây, morphine liên kết với cơ quan cảm nhận opiate của hệ viền (não cảm xúc), não và tủy sống.
3. Tại hệ viền, morphine gây ra sự giải phóng dopamine, loại chất dẫn truyền thần kinh trong não tạo cho con người cảm giác sung sướng, da đỏ bừng và hơi khô miệng.
4. Khi morphine phân tán đi khắp não, người hút chích heroin sẽ tận hưởng cảm giác “trên mây xanh” trong vòng 4 đến 5 giờ. Sau đó, cơ thể sẽ mỏi mệt lờ đờ, buồn ngủ, mắt mỏi.
5. Trong não, morphine khiến cơ thể thở chậm, nhịp tim tăng, có thể kề cận với cái chết.
6. Ở tủy sống, morphine làm cản trở quá trình chuyển thông tin “bị đau” từ cơ thể lên não.
Video đang HOT
Dần dần, các nơ ron thần kinh thích nghi với sự xuất hiện của morphine. Khi cơ thể thiếu heroin, người sẽ cảm thấy buồn nôn, choáng váng, khó chịu tiêu chảy trong vòng 3 ngày đến vài tuần. Và để tránh lặp lại cảm giác khó chịu trên, người hút chích lại tìm đến heroin.
Khi cơ thể khó chịu, các con nghiện sẽ tiếp tục tìm đến heroin để dung nạp. Dung nạp có nghĩa là phải liên tục tăng liều heroin để có thể đạt được cảm giác “phê” mà trước đây có thể đạt được chỉ với một liều dùng nhỏ. Sau đó sẽ là lệ thuộc vào heroin.
Heroin luôn hiện hữu trong ý nghĩ, tình cảm và mọi hoạt động của con người. Khi đã bị lệ thuộc, người sử dụng sẽ thường xuyên nghĩ đến heroin. Việc sử dụng, hoặc kiểm soát liều dùng và hành động của con người trở nên vô cùng khó khăn. Bên cạnh đó, heroin trôi nổi trên thị trường thường được pha trộn với các tạp chất khác, vì vậy khó có thể xác định được lượng heroin thực sự. Điều này có thể dẫn đến tai nạn sốc thuốc, gây hôn mê sâu hoặc thậm chí tử vong.
Dùng chung, dùng lại, hay dùng bơm kim tiêm không tiệt trùng để tiêm chích heroincó thể dẫn tới nhiễm HIV, viêm gan B, C, nhiễm khuẩn máu và áp xe da. Và hệ lụy chung của hầu hết con nghiện là cái chết trắng – qua đời khi tuổi đời còn rất trẻ.
Theo Infonet
Tăng sức mạnh cho lưới lửa phòng không Việt Nam
Không phận Việt Nam có an toàn trước cuộc tập kích đường không của đối phương hay không phần lớn phụ thuộc vào sức mạnh của các hệ thống phòng không tầm trung.
Hạn chế của phòng không tầm trung Việt Nam
Khi vũ khí công nghệ cao phổ biến hơn, các cuộc tập kích đường không ngày càng trở nên ác liệt. Lịch sử các cuộc chiến tranh gần đây cho thấy, đa phần các cuộc tập kích đường không đều tập trung ở khu vực phòng không tầm trung đến tầm thấp.
Mặc dù trên thế giới có khá nhiều hệ thống phòng thủ cũng như tấn công tầm xa, nhưng đa phần những vũ khí này đóng vai trò ngăn chặn và tấn công dạng điểm nhiều hơn là đại trà.
Sự thắng - thua giữa bên tập kích và bên phòng thủ thường quyết định ở khu vực phòng không tầm trung có bán kính chiến đấu dưới 100 km.
Mặc dù đã được nâng cấp lên tiêu chuẩn mới hiện đại hơn nhưng tên lửa phòng không tầm trung SA-3 của Việt Nam vẫn mắc phải điểm yếu là thiếu khả năng cơ động.
Đối với các nước có đường lối quốc phòng lấy phòng ngự làm đầu như Việt Nam thì vai trò của phòng không tầm trung là cực kỳ quan trọng. Trong biên chế lực lượng phòng không Việt Nam hiện nay, gánh nặng phòng không tầm trung phụ thuộc vào 2 hệ thống tên lửa chủ đạo là SA-2 và SA-3.
Mặc dù đã trải qua những gói nâng cấp nhằm duy trì và tăng cường sức mạnh chiến đấu nhưng thực tế những hệ thống này khó lòng đáp ứng được yêu cầu của chống tập kích đường không hiện đại.
Các gói nâng cấp SA-2, SA-3 mà Việt Nam đã thực hiện chủ yếu tập trung vào nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực, cải thiện khả năng cơ động và độ chính xác của tên lửa. Tuy nhiên, có một điểm rất hạn chế của SA-2, SA-3 vẫn chưa khắc phục được là khả năng cơ động.
SA-2, SA-3 gặp bất lợi khi phải đối mặt với những tên lửa hành trình tấn công mặt đất như Tomahawk trong khi đó đây lại là loại vũ khí được sử dụng đầu tiên
Buk-M2E - lời giải cho bài toán
Mặc dù chúng ta đã có trong biên chế 2 tiểu đoàn tên lửa phòng không di động tầm xa S-300PMU1. Tuy nhiên, 2 tiểu đoàn S-300 vẫn chưa đủ để đảm bảo sự toàn vẹn của không phận Việt Nam.
Sự có mặt của hệ thống tên lửa phòng không Buk-M2E sẽ khắc phục hầu hết các điểm yếu của phòng không tầm trung Việt Nam.
Để bảo toàn lực lượng chiến đấu qua đó bảo vệ sự an toàn cho lực lượng phòng không Việt Nam thì khả năng cơ động có vai trò rất quan trọng. Trước đây, phía Nga đã giới thiệu gói nâng cấp S-125 Pechora 2M được trang bị trên khung gầm xe tải MZKT-8022 tương đối tốt. Tuy nhiên, đây chỉ là một giải pháp mang tính tạm thời chứ không hoàn toàn khắc phục được hết các điểm yếu và hạn chế của hệ thống tên lửa phòng không tầm trung SA-3.
Mặc dù, SA-3 có khả năng tác chiến chống máy bay tương đối tốt nhưng hệ thống này vẫn chưa thực sự hiệu quả trong việc đánh chặn các loại tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo. Trong khi đó, đây chính là những vũ khí được sử dụng đầu tiên để đánh đòn phủ đầu.
Việc tiêu diệt thành công đòn đánh phủ đầu của đối phương vừa bảo vệ được lực lượng chiến đấu vừa khiến đối phương phải nhụt chí, tạo tâm lý tốt cho những trận chiến tiếp theo. Các chiến trường Iraq, Libya đã cho thấy một điều nếu không thể chống lại đòn đánh phủ đầu bằng tên lửa hành trình thì gần như lực lượng chiến đấu đều bị tê liệt.
Buk-M2E được thiết kế để tiêu diệt mọi mục tiêu trong phạm vi tác chiến của hệ thống.
Một thực tế là những quốc gia này đều thiếu các hệ thống phòng không tầm trung hiện đại. Đối với phòng không tầm trung Việt Nam giải pháp hiệu quả nhất chính là đầu tư mua sắm hệ thống phòng không tầm trung hiện đại mới.
Hệ thống phòng không tầm trung duy nhất trên thế giới hiện nay có thể đáp ứng được các yêu cầu tác chiến phù hợp với chiến trường Việt Nam là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung di động 9K317E Buk-M2E, NATO định danh SA-17 Grizzly. Đây là biến thể xuất khẩu của hệ thống Buk-M2 của Nga, điểm khác biệt so với biến thể của Nga là hệ thống được trang bị trên xe bánh lốp MZTK-6922 6x6 bánh.
Buk-M2E được thiết kế để tiêu diệt mọi mục tiêu đường không trong phạm vi tác chiến như (máy bay cánh cố định, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo, trực thăng, UAV, tên lửa chống radar...).
Ngoài ra Buk-M2E còn có khả năng tấn công các mục tiêu mặt đất, tàu khu trục hoạt động gần bờ biển. Điểm nổi bật của Buk-M2E là thời gian triển khai và thu hồi đội hình chiến đấu cực nhanh. Chỉ mất 5 phút để chuyển từ trạng thái hành quân sang sẳn sàng chiến đấu.
Trong tác chiến phòng không hiện đại, tiêu chí "ai nhanh hơn thì thắng" luôn được đặt lên hàng đầu, đó chính là điểm mạnh của Buk-M2E. Radar điều khiển hỏa lực cùng 4 tên lửa sẳn sàng phóng đều nằm chung trên khung gầm xe, điều này tạo nên sự khác biệt của Buk-M2E so với những hệ thống khác.
Radar tìm kiếm mục tiêu và radar điều khiển hỏa lực đều được trang bị an-ten mạng pha hoạt động theo từng giai đoạn, bộ vi xử lý, máy tính điều khiển kỹ thuật số giúp Buk-M2E có hiệu suất chiến đấu rất cao. Cụ thể, xác suất tiêu diệt tiêm kích F-15 từ 90-95%, tên lửa hành trình tấn công mặt đất từ 70-80%, tên lửa đạn đạo từ 60-70%, trực thăng, UAV từ 70-80%.
Buk-M2E cung cấp chiếc ô bảo vệ không phận với bán kính 50 km, tầm cao 25 km. Sự có mặt của Buk-M2E sẽ khắc phục được hầu hết các điểm yếu của phòng không tầm trung Việt Nam. Mặc khác hệ thống này hoàn toàn tương thích với nền tảng cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc, chỉ huy sẵn có mà không cần đầu tư thêm các hệ thống riêng biệt.
Buk-M2E triển khai xen kẻ cùng với SA-2, SA-3 vừa bảo vệ được đội hình chiến đấu vừa tạo lưới lửa phòng không đa dạng tiêu diệt hiệu quả mọi mục tiêu. Mỗi tiểu đoàn Buk-M2E tiêu chuẩn bao gồm: 1 xe chỉ huy, 1 xe radar tìm kiếm và chị thị mục tiêu, 6 xe phóng tích hợp radar điều khiển hỏa lực với 24 tên lửa sẳn sàng phóng, 3 xe tiếp đạn. Đơn giá cho mỗi tiểu đoàn Buk-M2E khoảng 125 triệu USD.
Theo vietbao
Assad đã có trong tay tên lửa huỷ diệt S-300 Syria đã nhận được chuyến hàng tên lửa phòng không tầm xa tối tân S-300 đầu tiên từ Nga, và sẽ sớm nhận được số tên lửa S-300 còn lại theo đơn đặt hàng. Đây là thông tin được chính Tổng thống Bashar al-Assad tiết lộ khi ông này trả lời phỏng vấn mạng truyền hình Al Manar của Li-băng. S-300 là một...