Heroes of the Storm hơn gì so với DOTA 2 và LoL? (Phần 1)
Heroes of the Storm hứa hẹn sẽ tiên phong trong việc thay đổi lối chơi của các game thể loại MOBA.
Sau khi Heroes of the Storm được trình diễn tại BlizzCon 2013, các nhà phát triển đã chính thức cho ra mắt bản alpha test cách đây vài tuần. Đó là một cơ hội tốt để người chơi có thể trải nghiệm siêu phẩm MOBA, sau đó phản hồi lại những cái chưa tốt hoặc những ý tưởng hay của mình để giúp game có thể hoàn thiện hơn. Và sau một thời gian trải nghiệm, tất cả đều phải thừa nhận rằng Heroes of the Storm không đơn giản chỉ là bản làm lại của DOTA 2 hay Liên Minh Huyền Thoại (LoL).
Heroes of the Storm không phải là bản làm lại của DOTA 2 hay Liên Minh Huyền Thoại.
Heroes of the Storm là một game mà người chơi sẽ phải đặc biệt chú ý đến map thi đấu
Blizzrard gọi đó là chiến trường, và mỗi map lại có một cách chơi riêng, nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới cách tiếp cận trận đấu của mỗi bên. Nói một cách đơn giản, nếu team bạn bỏ qua các đặc tính riêng biệt của từng map thì gần như team bạn sẽ là kẻ chiến bại.
Team xanh và team đỏ chiến đấu với mục tiêu cuối cùng là phá vỡ các nhà chính trong 4 bản đồ: Dragon Shire, Blackheart’s Bay, Haunted Mines, và Cursed Hollow nhưng với những hình thức khác nhau (không phải map nào cũng có đủ 3 lane), những đường tắt và rất nhiều yếu tố khác biệt khác được thêm vào (người chơi có thể đi tới một bản đồ khác để thực hiện những nhiệm vụ thú vị, hay có thể kiếm tiền để thuê các đơn vị ngoài như thuyền ma chẳng hạn tấn công nhà đối phương) làm cho game trở nên rất khó lường với những người chơi hiện tại.
Gameplay của Heroes of the Storm có nhiều điểm khác biệt so với MOBA thông thường.
Điều đó có nghĩa là cách chơi của Heroes of the Storm xen lẫn giữa phong cách truyền thống của MOBA thông thường, phòng thủ kiên cường hoặc push trụ tới tấp. Tuy nhiên, sự thú vị mà Blizzard đem lại đó chính là việc người chơi sẽ không cần quá quan trọng đến việc farm quái kiếm tiền và chỉ là chiến đấu với Hero đối phương đến chết trong suốt quãng thời gian trận đấu diễn ra.
Bên cạnh đó có những thứ quan trọng khác đáng được quan tâm. Trụ được đặt rải rác ở mỗi lane và được tăng cường khả năng hồi máu của Fountains (nơi hồi máu cũng như mana cho đơn vị quân đồng minh). Bạn là người thích những pha băng trụ giết người, bạn tự tin có thể giết chết đối phương ngay trong trụ địch rồi lui lại an toàn? Không phải ở đây, Heroes of the Storm có những cánh cổng thứ sẽ chặn hero địch băng qua.Trụ cũng có đạn cho riêng nó, vì thế nếu trụ “bắn ra quá nhiều đạn” thì nó cần phải có thời gian để nạp và đó là thời gian dễ dàng cho bạn hạ gục trụ.
Video đang HOT
Bạn sẽ không thể thực hiện các pha băng trụ giết người trong Heroes of the Storm.
Do các nhân vật đều có khuynh hướng di chuyển chậm chạp thì Blizzard đã cho phép họ có thể triệu hồi thú cưỡi, thứ giúp di chuyển ra chiến trường một cách nhanh hơn. Tuy nhiên, những thú cưỡi này lại tỏ ra không phù hợp với thế trận tấn công bởi nó sẽ biến mất ngay khi người chơi bị nhận damage.
Teamwork thật sự là một yếu tố quyết định. Bảo vệ sức mạnh của Dragon Knight, kiếm đủ vàng cho các thuyền trưởng những con tàu mà, làm cho Golem ngày càng mạnh hay team bạn phải nhặt được số lượng lớn các sọ người chết ở các mỏ hoặc thắng trong những cuộc cống nạp để có được lãnh chúa quạ bị nguyền rủa hỗ trợ tấn công, đó là những điều kịch tích mà Blizzard cho rằng vượt xa những pha giết người hoặc bị giết trong combat.
Một sự mới mẻ thú vị khác mà Heroes of the Storm mang lại đó chính là việc bạn có thể thu thập được các đơn vị lính đánh thuê. Các Hero cần phải tới một khu rừng tại mỗi map để tìm chúng, nếu bạn có thể bắt chúng phục vụ cho mình thì đó sẽ là một lợi thế rất lớn.
Và như chúng tôi đã đề cập ở trên, cách chơi ở từng map sẽ có rất nhiều điểm khác biệt. Ví dụ như ở map Dragon Shire, bạn sẽ cần phải phân chia team một cách hợp lý để chiếm các khu đền thờ phía Bắc và phía Nam. Nó khác xa với việc phải chạy vòng quanh map Haunted Mines ở giữa bản đồ giết các xác chết sống lại nhiều và nhanh hơn đối phương.
Cách bố trí map cũng ảnh hưởng đến việc thi đấu của team bạn, ví dụ như ở map Cursed Hollow, bạn sẽ cần phải phục kích trong các khu rừng nhiều hơn so với bản đồ đơn giản Blackheart’s Bay. Thiết kế này phù hợp với các mục tiêu chính của từng bản đồ. Với Dragon Shire và Cursed Hollow là việc luôn phải kiểm soát mục tiêu đúng thời điểm, phức tạp hơn là các pha combat trên chiến trường trung tâm. Nó khác với mục tiêu ở bản đồ Blackheart’s Bay và Haunted Mines, ở đây công việc chính của bạn sẽ là thu thập nhiều hơn các vật phẩm so với team địch, vì vậy các bản đồ này sẽ được thiết kế khá đơn giản, các trận chiến lớn sẽ diễn ra khi 2 team tranh giành những vật phẩm cuối cùng.
Theo VNE
Những cặp tướng có nhiều nét giống nhau của Heroes of the Storm và DotA
Bản thân DotA cũng có rất nhiều hero dựa trên các nhân vật của Warcraft III, vì thế một số hero của nó và Heroes of the Storm có nhiều nét tương đồng.
Hiếm có tựa game này mà ngay từ giai đoạn phát triển đã thu hút sự chú ý rất lớn của game thủ như Heroes of the Storm. Bên cạnh sự đột phá trong lối chơi, sự trở lại của những gương mặt quen thuộc của Starcraft, Diablo và Warcraft chính là một trong những yếu tố sẽ làm nên sự thành công của HotS trong tương lai. Bản thân DotA cũng có rất nhiều hero dựa trên các nhân vật của Warcraft III, vì thế bên cạnh việc có ngoại hình tương tự nhau, một số hero của hai tựa game này sẽ có những skill giống nhau. Hãy cùng điểm lại những cặp tướng như thế:
Malfurion và Furion
Mặc dù phần cốt truyện của map DotA và Warcraft III là khác nhau nhưng hero Furion của DotA hoàn toàn được xây dựng dựa trên nhân vật Malfurion Stormrage của Warcraft III (trong Warcraft III: Reign of Chaos, lãnh đạo của phe Night Elf có tên là Furion tuy nhiên sau đó được đổi thành Malfurion ở các phiên bản tiếp theo). Cả hai đều sử dụng sức mạnh của thiên nhiên để chiến đấu, tuy nhiên trong khi Nature's Prophet nổi tiếng với khả năng teleport khắp bản đồ và chủ yếu gây damage dựa trên các đòn đánh tay thì Malfurion của HotS được đội ngũ phát triển tặng cho bộ skill hướng tới khả năng combat hơn. Kĩ năng thứ nhất mà hai heroes này có nét tương đồng là Entangling Roots/Sprout.
Malfurion/Furion của HotS, Warcraf III DotA và DOTA 2.
Với Sprout, Nature's Prophet có thể trói một hay hai đối thủ bằng cách tạo ra một vòng cây xung quanh hắn. Kĩ năng Entangling Roots của Malfurion lại cho phép hero này trói kẻ địch đứng trong một khu vực, đồng thời gây sát thương theo thời gian (tương tự gấu con của Lone Druid). Khi nâng thêm talent ở level 4, Malfurion cũng có thể gọi đệ bằng Entangling Roots nhưng chỉ được một con Treant chứ không được đông đảo như Furion.
Tyrande Whisperwind và Mirana
Bản thân Tyrande Wisperwind không xuất hiện trong DotA, tuy nhiên model của nhân vật này đã được sử dụng cho một trong những hero được người chơi yêu thích nhất - PotM. Mặc dù khi đến với HotS, Tyrande đã bỏ lại chú hổ trắng Ash'alah quen thuộc tuy nhiên vẫn giữ lại những kĩ năng quen thuộc của các Nữ tu sĩ mặt trăng trong Warcraft III. Điều này rõ ràng nhất là ở hai kĩ năng heroic của Tyrande:
Tyrande Whisperwind và Malfurion vốn là vợ chồng trong Warcraft III.
Starfall tạo ra một cơn mưa sao băng tạo trong một khu vực được chỉ định, nhưng không giống như PotM, Starfall của Tyrande kéo dài tới 8s đồng thời khiến đối thủ bị làm chậm 20% trong 2s.
Shadowstalk cũng có tác dụng tương tự như Moonlight Shadow - khiến cho toàn đội được tàng hình trong một khoảng thời gian, tuy nhiên kĩ năng heroic của Tyrande còn tăng thêm cho đồng đội 30% tốc độ di chuyển.
Stitches và Butcher
Có lẽ dù cho Blizzard đặt tên hero của mình là gì, người chơi vẫn sẽ tiếp tục gọi tảng thịt di động của họ là Butcher - cái tên đã ăn sâu vào đầu óc của các game thủ DotA. Vốn đều dựa trên Butcher của Diablo và Warcraft nên bộ kĩ năng của Stiches và Butcher có khá nhiều điểm giống nhau Tất nhiên Stitches sẽ không thể thiếu kĩ năng quan trọng nhất tạo nên phong cách chơi của một Butcher: Hook.
Tương tự Butcher, Stitches cũng có khả năng phun độc ra xung quanh bao gồm skill bị động Vile Gas - tung ra một đám khói độc khi nhận damage; và Putrid Bile - kĩ năng heroic khiến Stiches để lại những vũng nhầy trên đường hắn đi qua và gây sát thương theo thời gian cho đối phương. Gorge - kĩ năng heroic còn lại của Stitches cũng khá giống Dismember khi cho phép hắn nuốt luôn hero đối phương vào bụng trong một vài giây.
Trên xuống theo chiều kim đồng hồ: unit Abomination của Warcraft III, Pudge của DOTA 2, Stitches trong HotS và Stitches trong World of Warcraft.
Trên đây là một vài ví dụ về những nét tương đồng của HotS và Warcraft III DotA. Tất nhiên, HotS vẫn đang trong giai đoạn phát triển, và sẽ càng có nhiều những model quen thuộc của DotA xuất hiện trong tựa game bom tấn này. Lối chơi của HotS và DotA vốn khác nhau rất nhiều, tuy nhiên cũng vì thế mà việc được gặp lại những hero vừa quen vừa lạ trong một tựa game mới càng trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.
Theo VNE
Asiasoft và Garena tranh giành quyền phát hành Heroes of the Storm tại SEA Theo thông tin Playpark.vn ghi nhận được thì tập đoàn Asiasoft vừa có những động thái nhằm khẳng định việc hỗ trợ và phân phối game Heroes of the Storm (HOS) của ông lớn Blizzard Entertainment tại thị trường Đông Nam Á (SEA). Trong khi đó ở một diễn biến khác thì công ty Garena ở Thái Lan cũng đã bắt đầu đăng...