Hẹp môn vị
Hẹp môn vị là tình trạng lưu thông thức ăn và dịch dạ dày xuống tá tràng gặp khó khăn hoặc bị đình trệ một phần, hậu quả dẫn đến dạ dày bị giãn to, dịch và thức ăn ứ đọng ở dạ dày. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn nước và điện giải, mất nhiều natri, kali và clo trong máu gây nên tăng dự trữ kiềm gọi là tình trạng nhiễm kiềm chuyển hóa.
Nguyên nhân: Có rất nhiều nguyên nhân trong đó thường gặp là
- Bệnh dạ dày tá tràng: Do viêm nhiễm tại ổ loét, gây phù nề niêm mạc dẫn đến chít hẹp lòng tá tràng. Vì vậy, nếu không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn tới loét xơ chai, gây biến dạng, co kéo và chít hẹp môn vị.
- Ung thư hang – môn vị dạ dày: Trong bệnh lý ung thư dạ dày, tỷ lệ ung thư vùng hang – môn vị là cao nhất. Các khối u xâm lấn lây nhiễm ở thành dạ dày xung quanh làm hẹp môn vị. Tình trạng hẹp môn vị tăng dần theo tiến triển của khối u.
Ngoài ra,còn do một số nguyên nhân khác như: Polyp ở môn vị hay gần môn vị tụt xuống Sa tụt niêm mạc dạ dày qua lỗ môn vị Hẹp phì đại môn vị ở người lớn teo cơ hang vị, hẹp phì đại môn vị u tụy xâm lấn môn vị, tá tràng viêm dính quanh tá tràng…
Dấu hiệu nhận biết
Biểu hiện lâm sàng đa dạng, mức độ và tính chất các triệu chứng phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh.
Video đang HOT
Giai đoạn đầu: Thường xuất hiện đau bụng (thường đau dữ dội sau bữa ăn), đau vùng trên rốn, nếu nôn ra được thì dịu đau hơn. Ngoài ra, bệnh nhân có cảm giác đầy bụng, ậm ạch, khó tiêu.
Giai đoạn tiến triển: Bệnh nhân thường đau sau bữa ăn 2 – 3 giờ, đau từng cơn liên tiếp nhau, luôn có cảm giác chướng bụng. Bệnh nhân nôn ra thức ăn của ngày hôm trước (nôn ra nước ứ đọng của dạ dày màu xanh đen, có bệnh nhân phải móc họng để nôn), nôn được thì dễ chịu. Nhưng toàn thân có biểu hiện suy sụp rõ rệt: mất nước mất điện giải rõ, người gầy còm, mắt trũng, da khô nhăn nheo.
Giai đoạn cuối: Bệnh nhân luôn có cảm giác đầy bụng, trướng bụng, ậm ạch, ăn uống khó tiêu. Đau liên tục, âm ỉ, bệnh nhân nôn ít hơn, nhưng mỗi lần nôn ra rất nhiều dịch ứ đọng, chất nôn có mùi thối tình trạng toàn thân suy sụp rõ rệt
Phải điều trị kịp thời
Loét dạ dày tá tràng là nguyên nhân gây hẹp môn vị nhiều nhất, bởi vậy người có tiền sử bệnh tiêu hóa không nên ăn các thức ăn có vị chua dễ gây viêm loét dạ dày như dưa muối, cà muối, dấm, mẻ, sấu, me, khế, chanh… không hút thuốc, uống rượu, dễ gây viêm loét dạ dày tái phát. Không nên làm việc nặng ngay sau khi ăn.
Thực hiện khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần kịp thời phát hiện và điều trị các căn bệnh polyp dạ dày, phì đại môn vị, lao, giang mai, u đầu tụy,… nhằm loại bỏ các nguyên nhân gây hẹp môn vị.
Nếu có các triệu chứng bất thường như: nôn mửa (nôn vọt, thường xuyên nôn sau khi ăn, có thể chất nôn lẫn máu), biểu hiện mất nước, dễ cáu kỉnh, tiểu tiện ít… trước 6 giờ cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị. Nếu để muộn sẽ gây một số biến chứng nguy hiểm như kích thích dạ dày gây chảy máu, mất nước và mất cân bằng chất điện giải,… thậm chí có thể tử vong.
Theo Sức khỏe đời sống
Viêm gân bánh chè
Gân bánh chè (khớp gối) là cấu trúc giải phẫu nối giữa xương bánh chè và xương cẳng chân (xương chày). Viêm gân bánh chè thường xảy ra khi có sự vận động quá mức ở bộ phận này.
Vì sao viêm gân bánh chè?
Viêm gân bánh chè là một bệnh lý của gân nên có nhiều nguyên nhân xảy ra như: Tình trạng quá tải của gối (vận động liên tục, kéo dài, khởi động trước khi tập luyện không đủ thời gian) Do chấn thương Tuổi tác (thường gặp ở người trung niên). Bệnh cũng có thể gặp ở người có đặc điểm giải phâu bât thường như xương bánh chè lên cao, thê trạng quá béo, tình trạng hai chân không khỏe bằng nhau dân đên sự quá tải ở môt chân...
Ngoài ra, còn do một số yếu tố bệnh lý (dễ gặp ở người có bệnh lý hệ cơ xương khớp mạn tính) như: gút, viêm khớp dạng thấp...
Dấu hiệu nhận biết
Gân bánh chè thường bị viêm ở tại điểm bám vào xương bánh chè. Dấu hiệu chính là đau. Đau ở vị trí trước gối nơi gân bị viêm và có đặc điểm sau: Đau âm ỉ và ngày càng tăng dần, nhất là khi vân đông gâp duôi gôi như khi thực hiên các đông tác: leo dốc, lên câu thang, ngôi xôm... Đau có tính chất chu kỳ: ban đầu đau liên tục, sau đó đến đau mạnh, giảm dần rồi lại tăng lên. Bệnh tiến triển có thể kéo dài nhiều tháng, gây cơn đau liên tục có thể làm cho bệnh nhân khó ngủ vào ban đêm.
...Và các biến chứng
Khi bị viêm gân bánh chè không được điều trị hoặc điều trị không đúng mức và người bệnh cố gắng làm việc có thể gây tổn thương gân hơn nữa sẽ xảy ra biến chứng như:
Yếu cơ chân. Do xương bánh chè che mặt trước khớp gối. Mặt trước xương này là gân cơ tứ đầu đùi, hai bên có các dây chằng giúp cho gối vừa cử động linh hoạt vừa vững chắc. Nếu viêm nhiễm sẽ gây các cơ bắp đùi (cơ bốn đầu) và cơ bắp chân có thể suy yếu, bệnh nhân cử động khó khăn, hạn chế co duỗi và vận động.
Đau đầu gối mạn tính. Viêm gân bánh chè không được điều trị đúng và dứt điểm sẽ dẫn đến đau đầu gối kéo dài.
Đứt gân. Đây là biến chứng nguy hiểm ở một số trường hợp do viêm rất nặng có thể gặp đứt gân bánh chè hay đứt gân cơ tứ đầu đùi. Triệu chứng khi đó biểu hiện bằng đau tăng đột ngột sau một cú nhảy... đồng thời mất hoàn toàn chức năng vận động của cơ.
Vì vậy, nêu các triêu chứng đau không giảm hoặc nặng hơn, ảnh hưởng đên đi lại, sinh hoạt hoặc xuât hiên tình trạng sưng nê, tây đỏ thì cân đến cơ sở y tế có chuyên khoa xương khớp để được khám và tư vấn.
Theo Sức khỏe đời sống
Ăn kiêng như thế nào khi bị loét dạ dày? Thời gian gần đây, tôi thường bị ợ chua, nóng bụng, thỉnh thoảng thấy đau bụng lâm râm. Tôi đi khám và nội soi dạ dày tại Bệnh viện Việt Nam- Cuba thì bác sĩ kết luận bị loét dạ dày, tá tràng. Xin hỏi bệnh này có phải kiêng ăn, uống gì không? (Nguyễn Thị Thu Sâm, 43 tuổi, Thường Tín, Hà...