Hẹp bao quy đầu có ảnh hưởng đến khả năng tình dục ở nam giới?
Hẹp bao quy đầu là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản và tình dục ở nam giới. Những ảnh hưởng của tình trạng này đến khả năng tình dục như thế nào và có phòng ngừa được không?
1. Ảnh hưởng của hẹp bao quy đầu đến khả năng tình dục ở nam giới
Hẹp bao quy đầu phổ biến ở trẻ em trai hơn nam giới trưởng thành. Tuy nhiên, nếu tình trạng hẹp bao quy đầu không được xử lý trước khi trẻ đến tuổi dậy thì sẽ tác động không tốt tới sự phát triển của dương vật, dễ mắc viêm nhiễm và gây ảnh hưởng lớn đến khả năng tình dục ở nam giới.
Những ảnh hưởng của hẹp bao quy đầu đến khả năng tình dục ở nam giới có thể bao gồm:
- Hạn chế sự phát triển của dương vật: Hẹp bao quy đầu có thể kìm hãm phát triển của dương vật, khiến cho chiều dài dương vật ngắn hơn và quy đầu nhỏ hơn so với bình thường. Điều này có thể gây mặc cảm, mất tự tin đối với một số nam giới.
- Xuất tinh sớm: Khi bị hẹp bao quy đầu, dương vật của nam giới sẽ nhạy cảm hơn bình thường và rất dễ bị xuất tinh dù chỉ có những kích thích nhẹ.
- Khó cương cứng: Quy đầu bị chít hẹp quá mức làm cho máu ở đầu dương vật không lưu thông, gây sưng dương vật, khó cương cứng hoặc đau khi dương vật cương cứng.
- Đau khi quan hệ tình dục: Dương vật bị sưng, đau khi cương cứng dẫn đến gây đau đớn khi quan hệ tình dục. Cảm giác này khiến cho nam giới có thể giảm ham muốn hoặc khó khăn để có một cuộc yêu trọn vẹn.
- Các tình trạng bệnh lý viêm nhiễm do hẹp bao quy đầu như: viêm bao quy đầu, viêm quy đầu, viêm đường tiết niệu… cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng tình dục.
Nam giới bị hẹp bao quy đầu có thể ảnh hưởng đến khả năng tình dục.
2. Trường hợp nào cần can thiệp y tế?
Trẻ khi mới sinh ra đa số bị hẹp bao quy đầu sinh lý, nhưng cùng với thời gian, bao quy đầu sẽ tách khỏi quy đầu mà không cần can thiệp y tế. Nếu vệ sinh chăm sóc cơ quan sinh dục hàng ngày tốt thì trẻ sẽ có thể tự hết hẹp, dương vật tự nong rộng bao quy đầu.
Trong trường hợp miệng bao quy đầu quá hẹp hoặc xuất hiện các biến chứng như sưng và mọng đỏ, trẻ rất khó khăn khi đi tiểu thì cha mẹ nên đưa con đến khám bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp can thiệp phù hợp.
Đối với nam giới trưởng thành nên đi khám và điều trị khi thấy bao quy đầu có các dấu hiệu bất thường như:
- Bao quy đầu bị chít hẹp; thắt nghẽn bao quy đầu, viêm nhiễm bao quy đầu…
- Dương vật khó cương cứng mỗi khi có ham muốn.
Video đang HOT
- Tiểu khó, tia nước tiểu không thành dòng.
- Quan hệ tình dục cảm thấy đau đớn, khó thỏa mãn…
Trong những trường hợp này, biện pháp cắt bao quy đầu sẽ giải quyết được tình trạng chít hẹp, viêm nhiễm và có thể giảm nguy cơ ung thư dương vật sau này.
Cắt bao quy đầu là thủ thuật đơn giản được thực hiện tại cơ sở y tế. Sau khi cắt, người bệnh sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc để nhanh chóng phục hồi. Thông thường sẽ mất khoảng 10 ngày để dương vật có thể lành lại. Người bệnh nên nghỉ ngơi, mặc quần mỏng và rộng trong 2-3 ngày đầu sau phẫu thuật. Tránh không quan hệ tình dục ít nhất 4 tuần.
Thực hiện cắt bao quy đầu tại cơ sở y tế.
3. Cách vệ sinh giúp hạn chế hẹp bao quy đầu
Để phòng ngừa và hạn chế hẹp bao quy đầu ở trẻ, ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ cần chú ý quan sát các dấu hiệu trẻ có hẹp bao quy đầu hay không như: trẻ khó tiểu, trẻ thường phải rặn tiểu, tia nước tiểu yếu; da phần quy đầu phồng lên do nước và chất cặn bã tích lại; bao quy đầu không lộn được hoặc rất khó lộn…
- Cần vệ sinh bao quy đầu hàng ngày cho trẻ mỗi khi tắm, rửa. Cha mẹ có thể dùng tay nhẹ nhàng kéo lộn phần da quy đầu xuống, dùng vòi nước sạch cho chảy nhẹ nhàng vào rãnh quy đầu rửa sạch các cặn bẩn. Mỗi lần một chút để bao quy đầu rộng dần và có thể trượt lên trượt xuống một cách dễ dàng. Đối với trẻ lớn hơn, cha mẹ có thể hướng dẫn con tự làm.
- Thực hành vệ sinh dương vật tốt cũng có thể giúp nam giới tránh hẹp bao quy đầu hoặc các tình trạng khác có thể xảy ra với bao quy đầu.
- Thường xuyên rửa phần dưới bao quy đầu để tránh tích tụ nước tiểu, bụi bẩn, vi khuẩn và các chất khác có thể gây nhiễm trùng hoặc nấm.
- Luôn vệ sinh toàn bộ dương vật, bao gồm cả đầu, trục, gốc và bìu.
- Mặc đồ lót rộng rãi, thoáng khí để hơi ẩm quá mức không tích tụ dưới bao quy đầu.
- Có thể xoa bóp bao quy đầu khi đang tắm nước ấm. Nhiệt độ nước ấm cũng giúp nới lỏng da bao quy đầu.
- Đối với nam giới chưa cắt bao quy đầu cũng cần vệ sinh dương vật và dưới bao quy đầu bằng nước ấm hàng ngày sẽ giúp ngăn ngừa viêm nhiễm.
- Không nên sử dụng xà phòng hoặc dung dịch có mùi thơm để tránh khô da và kích ứng.
Đối tượng nào dễ bị hẹp bao quy đầu và dấu hiệu cần đi khám?
Hẹp bao quy đầu là tình trạng rất phổ biến ở nam giới, cả ở trẻ em và người lớn. Dù ở mức độ nào thì nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe sinh sản và khả năng tình dục. Vậy đối tượng nào dễ bị hẹp bao quy đầu và cách nhận biết như thế nào?
1. Hẹp bao quy đầu là gì?
Bao quy đầu là một nếp da mỏng, dễ đàn hồi, trùm lên toàn bộ quy đầu của dương vật, có tác dụng che chắn cho quy đầu khỏi những tác động từ bên ngoài có thể gây tổn thương như bụi bẩn, vi khuẩn có hại và những kích thích do cọ xát do quần áo nên. Bao quy đầu còn có khả năng tiết ra chất nhờn giúp duy trì độ ẩm niêm mạc quy đầu.
Ở các bé trai từ khi mới sinh ra cho đến trước tuổi trưởng thành bao quy đầu luôn ôm chặt lấy dương vật bảo vệ dương vật. Khi đến tuổi dậy thì bao quy đầu bình thường ở nam giới sẽ tự tuột xuống để lộ hoàn toàn hay một phần đầu dương vật khi dương vật cương cứng.
Hẹp bao quy đầu là tình trạng vòng bao quy đầu bị hẹp ở các mức độ khác nhau nên không thể lộn được bao quy đầu ra. Ở một số trường hợp khi đã đến tuổi trưởng thành mà lớp da này vẫn bao lấy toàn bộ phần đầu dương vật cần hỗ trợ cắt bao quy đầu.
Hình ảnh hẹp bao quy đầu.
2. Những ảnh hưởng của hẹp bao quy đầu
Hẹp bao quy đầu là nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm nhiễm, khó cương cứng hoặc đau khi quan hệ tình dục, thậm chí còn làm tăng nguy cơ ung thư dương vật.
Do mặt trong của lớp da mỏng bao bọc phía ngoài quy đầu dương vật luôn tiết ra bã nhờn kèm tế bào chết nên cần phải vệ sinh thường xuyên. Hẹp bao quy đầu khiến việc vệ sinh dương vật khó khăn.
Ngoài ra, bao quy đầu hẹp khiến nước tiểu không thoát được hết ra ngoài còn đọng phía trong, tích tụ dần thành cặn bã bẩn, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm sinh sôi phát triển gây viêm nhiễm như: viêm bao quy đầu, viêm quy đầu, viêm đường tiết niệu...
Nhiễm nấm có thể gây các đốm hoặc mảng trắng trên bao quy đầu. Da quy đầu có thể bị ngứa và dễ bị rách.
Các bệnh lý do hẹp bao quy đầu nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản, thậm chí gây ung thư dương vât.
Hẹp bao quy đầu còn khiến dương vật bị kìm hãm phát triển, có thể ngắn hơn và quy đầu nhỏ hơn so với bình thường. Nam giới bị hẹp bao quy đầu bị đau khi dương vật cương cứng hoặc đau khi quan hệ tình dục.
3. Đối tượng nào dễ bị hẹp bao quy đầu?
Hẹp bao quy đầu phổ biến nhất ở trẻ em hơn nam giới trưởng thành. Theo thống kê có đến 90% trẻ trai có hẹp bao quy đầu sinh lý khi mới sinh. Tuy nhiên, đây hoàn toàn là một hiện tượng bình thường giúp bảo vệ quy đầu và lỗ tiểu của trẻ. Tình trạng hẹp tạm thời này sẽ biến mất khi trẻ lớn lên, trong vòng vài năm đầu, bao da sẽ tuột xuống và để lộ quy đầu dương vật.
Trong 3 năm đầu, dương vật của trẻ to dần ra, bề mặt da sẽ bong ra, giúp bao quy đầu tách dần khỏi quy đầu và dần tự tuột hẳn ra. Tỷ lệ này giảm dần theo tuổi và đến tuổi dậy thì tỷ lệ này chỉ còn khoảng 10%.
Đối với trẻ lớn hơn hoặc người lớn, hẹp bao quy đầu thường là kết quả của một trong những điều kiện sau:
- Do vệ sinh kém.
- Nhiễm trùng, viêm hoặc sẹo (hẹp bao quy đầu bệnh lý).
- Khuynh hướng di truyền (hẹp bao quy đầu sinh lý) thường tự khỏi khi trẻ được 5 - 7 tuổi.
Ở người lớn, các yếu tố nguy cơ của hẹp bao quy đầu có thể do tình trạng da như: bệnh chàm (là tình trạng lâu ngày khiến da bị ngứa, đỏ, khô và nứt nẻ); Bệnh vẩy nến (dẫn đến các mảng da đỏ, bong tróc và đóng vảy); Phát ban ngứa, sẹo trên bao quy đầu có thể dẫn đến hẹp bao quy đầu...
Trẻ bị hẹp bao quy đầu thường khó khăn khi đi tiểu.
4. Dấu hiệu nhận biết hẹp bao quy đầu cần đi khám
Không khó để nhận biết dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ. Các biểu hiện hẹp bao quy đầu ở trẻ thường bao gồm:
- Không thể lộn được bao quy đầu. Một số trường hợp trẻ hẹp bao quy đầu ở dạng nhẹ thì có thể lộn được bao quy đầu nhưng khó và gây đau.
- Khi đi tiểu, trẻ thường phải rặn, tia nước tiểu yếu.
- Vùng da quy dầu căng phồng khi buồn tiểu, nước tiểu chảy ra đọng lại ở bao quy đầu làm cho đầu dương vật to và phồng lên. Sau khi trẻ tiểu xong một lúc sau nước tiểu từ bao quy đầu mới chảy ra hết.
- Nhiều trẻ luôn cảm thấy sợ, thậm chí khóc thét mỗi lần đi tiểu.
Hiện tượng này thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một số dần mất đi khi trẻ lên 3-4 tuổi. Một số khác nếu không được can thiệp sẽ phát triển đến tuổi trưởng thành.
Nếu hẹp bao quy đầu không được can thiệp trước khi trẻ đến tuổi dậy thì sẽ tác động không tốt tới sự phát triển dương vật, dễ mắc viêm nhiễm ảnh hưởng đến chức năng sinh sản và khả năng tình dục... Vì vậy, cha mẹ cần lưu các dấu hiệu nhận biết hẹp bao quy đầu ở trẻ để đưa trẻ đi khám và có biện pháp can thiệp phù hợp.
Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám khi có dấu hiệu hẹp bao quy đầu. Ảnh: M.P
Vợ Bắc Ninh dẫn chồng đi chỉnh lại "cậu nhỏ" vì mỗi lần quan hệ đều thấy bốc mùi Thấy "cậu nhỏ" của chồng có mùi khó chịu, lo sợ để lâu sẽ bị "hỏng" nên người vợ quyết định đưa chồng đi khám để xử lý. TS.BS Nguyễn Hoài Bắc - Trưởng khoa Nam học (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) cho biết, các bác sĩ tại khoa vừa tiếp nhận hai vợ chồng ở Bắc Ninh đến khám và...