Hến – Thực phẩm tốt cho quý ông
Hến có tên khác: Nghiễn nhục. Trong 100g thịt hến có 12,77g protid, 13,9 mg chất sắt, 0,25 mg đồng; nhiều vitamin B12, nhiều acid omega-3, ít cholesterol nên thích hợp với người thiếu máu và người bị bệnh tim mạch, đặc biệt còn có tác dụng chữa di tinh.
Hến có tên khác: Nghiễn nhục. Trong 100g thịt hến có 12,77g protid, 13,9 mg chất sắt, 0,25 mg đồng; nhiều vitamin B12, nhiều acid omega-3, ít cholesterol nên thích hợp với người thiếu máu và người bị bệnh tim mạch, đặc biệt còn có tác dụng chữa di tinh.
Theo Đông y, thịt hến vị ngọt mặn, tính hàn, không độc, có tác dụng hoạt tràng, thông khí, mát gan, thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu. Vỏ hến (nghiễn xác): có vị mặn, tính ấm, không độc, có tác dụng cố tinh, làm se, long đờm, chống nôn.
Theo dân gian: chọn hến tươi mẩy, ngâm trong nước gạo cho nhả hết nhớt, luộc chín, lấy phần thịt, xay nhỏ, nấu với nước luộc hến và gạo thành cháo cho trẻ ăn rất tốt. Ngày ăn 1 lần, mỗi lần dùng 20 – 50g thịt hến.
Một số thực đơn tốt cho quý ông
Chữa dương nuy, ít tinh: Thịt hến 300g, lá hẹ 100g, dầu ăn 50ml, gia vị vừa đủ.
Hến luộc lấy phần thịt, lá hẹ rửa sạch thái khúc. Đổ dầu vào chảo, đun nóng, cho hến vào thêm gia vị, xào cho săn, cho lá hẹ vào, đảo đều với hến khoảng 5 phút, bắc ra ăn nóng.
Chứng hay đi tiểu đêm: Thịt hến 50g, thịt lợn nạc 100g. Tất cả ninh nhừ, thêm muối vừa đủ. Ăn trong ngày.
Chữa di tinh, đái đục: Vỏ hến nung, hoàng bá sao, liều lượng bằng nhau. Tán bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 – 15g.
Canh hến nấu bầu: Hến sông 2 – 3 kg, bầu sao hay bầu trắng 1 – 2 quả non, mỡ, mắm, muối, hành, thì là và gia vị vừa đủ. Hến ngâm trong nước sạch 3 – 4 giờ, đãi sạch đất cát; luộc hến bằng nước lạnh, khi nước sôi, đảo đều đến khi các con hến đều mở miệng thì tắt bếp; gạn lấy nước luộc hến; đãi lấy thịt để riêng. Đun nước luộc hến đến sôi, thả bầu đã băm hoặc thái chỉ vào đến khi miếng bầu trong, hết đục (hơi sủi tăm) cho hành và thì là thái khúc vào. Đun sôi mỡ, thả hành thái vào, đến khi có mùi thơm (phi hành) thì cho thịt hến vào, cho mắm muối gia vị vừa đủ, đảo đều đến khi thịt hến săn lại. Hến xào để riêng hoặc cho vào canh trên. Tác dụng bồi bổ sức khỏe, thanh nhiệt, giải khát, trừ phiền.
Các món xào: Hến xào su hào, củ cải hoặc rau bí. Bí đỏ thường mọc vào mùa hè, nên hến xào rau bí vừa thể hiện chất dân gian vừa có tác dụng thanh nhiệt, giải khát trừ phiền.
Hến xào rau bí
Video đang HOT
Hến được làm theo các công đoạn như canh hến nhưng vì làm món xào không cần nhiều nước nên cho ít nước khi luộc hến. Rau bí đỏ (ngọn và lá non): ngọn non và cuống lá được tước bỏ phần xơ, vò nát lá, rửa sạch, thái đoạn 3 – 4 cm. Cho dầu vào chảo, đun nóng, cho hành, tỏi vào, đảo đều cho có mùi thơm; cho rau bí vào, đảo đều, thêm mắm, muối và gia vị, đun rau bí chín kỹ thì cho hến xào vào, thêm ít tỏi đã đập nát, đảo đều.
Hến xào rau bí là món ăn ngon, bổ, thanh nhiệt, giải khát, trừ phiền nhiệt, thích hợp với nhiều người.
Cứ 300g thịt hến cần thêm 50g vừng rang giã nát; 100g lạc rang, bỏ vỏ, giã nát; 1 củ hành tây bỏ vỏ già thái mỏng; 20g gừng tươi giã nát,;1 trái khế chua gọt mép quả, thái sợi; tỏi lý sơn 1 củ đập nát; gia vị, dầu ăn, thìa là 1 – 2 mớ, rửa sạch, thái đoạn; rau thơm vừa đủ. Bánh đa nướng 5 – 10 cái.
Qua các công đoạn: ngâm rửa hến, luộc, nước luộc để riêng, đãi lấy thịt. Thịt hến cần ướp nước mắm, gia vị cho kỹ. Dùng dầu ăn hay mỡ lợn xào thịt hến với tỏi, hành tây và gia vị vừa đủ. Khi hành tây chín, cho thìa là vào đảo đều, bắc ra, để hơi nguội, trộn với vừng, lạc, khế và gừng thái nhỏ; hoặc xúc ra đĩa, rắc vừng, lạc, gừng, khế và rau thơm lên trên. Xúc hến sào rải đều lên bánh đa, kẹp thêm 1 chiếc bánh lên phía trên, chấm với nước mắm tiêu có gia vị.
Sau khi thưởng thức đặc sản hến xào xúc bánh đa, có thêm chén (bát) cháo hến thật là tuyệt vời. Cháo hến ngon ngọt nhờ vào nước luộc hến, vị đậm đà và thơm ngậy của hến xào. Sau khi ăn xong, người nào cũng toát mồ hôi, người nhẹ nhàng khoan khoái.
.Theo Amthuc365
Dọc miền Trung qua những món ăn ngon
Từ Quảng Trị đến Bình Thuận, du khách lại bị níu chân bởi những món ngon như bánh tráng cuốn thịt heo, bún sứa, lẩu thả, bánh canh cá lóc...
1. Bánh canh cá lóc Quảng Trị
Nếu đến Quảng Trị, bạn sẽ dễ dàng thưởng thức món ăn này ở một quán vỉa hè nào bất kỳ... Món ăn có nguồn gốc bình dị nên nguyên liệu cũng không quá phức tạp cầu kỳ với thành phần chính là sợi bánh canh làm từ bột gạo và cá lóc. Cá lóc được làm sạch, luộc chín, lóc hết xương, rim lên vàng ươm. Thịt cá lóc có tính hàn, ăn vào có tác dụng mát gan, thanh nhiệt, rất tốt cho sức khỏe của người dân ở vùng đất quanh năm khô hạn và đầy nắng gió này.
Sợi bánh canh rất đặc biệt, không tròn như bánh canh miền Nam nhưng dai hơn. Nước dùng ngoài vị ngọt của cá còn có vị thơm của xương ống, tuy nhiên lượng xương ống thường rất ít để tránh mất mùi vị của cá. Bánh canh cá lóc phải ăn khi còn nghi ngút khói mới đã. Khi ăn có thể cho thêm loại ớt bột thật cay của người miền Trung, một ít tiêu và nước mắm tùy theo khẩu vị của mỗi người.
2. Cơm hến, Huế
Một trong những món nổi tiếng nhất ẩm thực xứ Huế chính là cơm hến. Tô cơm hến vừa thơm, vừa có vị ngọt của hến, của nước luộc hến. Có thể nói cơm hến là món ăn cay nhất trong ẩm thực Huế, vừa ăn vừa xuýt xoa, ăn đến đâu mồ hôi chảy ra đến đấy, nhưng với người Huế như vậy mới đã, mới thấm và mới cảm nhận được hết hương vị thơm ngon của món ăn.
Không chỉ có vậy, đến với cố đô Huế, du khách cũng không thể bỏ qua những món bánh nổi tiếng ở đây. Có thể kể ra đây tên một vài loại bánh quen thuộc như: bánh bèo chén, bánh ram ít, bánh phu thê, bánh bột lọc, bánh nậm, bánh bèo, bánh ướt... với nhiều cách chế biến khác nhau mang đậm sự khéo léo, tinh tế của người dân đất Kinh kỳ này.
3. Bánh tráng cuốn thịt heo Đà Nẵng
Cũng như các tỉnh miền Trung khác, thành phố ven bờ sông Hàn này cũng chứa đựng trong lòng mình nhiều món ăn ngon như: bánh canh chả cá, bún chả cá, cá đuối nướng mỡ hành, bánh đập, cơm gà, mì Quảng...
Bên cạnh những món ngon kể trên, du khách đừng quên thưởng thức thử món bánh tráng cuốn thịt heo dân dã ở đây. Cũng như các món cuốn khác của miền Trung, món ăn này cũng có thành phần đơn giản với thịt heo, bánh tráng, rau sống các loại... ăn kèm là chén mắm nêm thơm nồng cay cay đầy hấp dẫn. Bánh tráng thịt heo đặc trưng nhất ở Đà Nẵng phải là loại hai đầu mỡ, khi ăn kèm với nhiều loại rau và bát mắm nêm đặc trưng.
4. Mì Quảng, Cao lầu phố Hội, Quảng Nam
Sau khi dạo một vòng phố cổ Hội An, du khách có thể tìm thưởng thức hai món ngon nức tiếng ở đây là mì Quảng và cao lầu. Với mì Quảng, đây là một món ăn đặc trưng đáng tự hào của người dân xứ Quảng. Đặc điểm của món ăn này là nước lèo phải sánh và rất ít chỉ đủ thấm và quyện vào từng sợi mì và làm mềm những món rau ăn kèm. Ăn kèm với bánh tráng (bánh đa) cùng các loại rau như xà lách, bắp chuối, diếp cá, rau húng, rau quế, rau cải, hành, mùi và một trái ớt sừng, những nguyên liệu đó hòa quyện vào nhau làm tăng thêm hương vị của tô mì Quảng.
Có hình thức giống với mì Quảng nhưng cao lầu là một món ăn có nhiều nét đặc trưng riêng biệt của mình. Một bát cao lầu đầy đủ gồm có sợi mì tươi, một ít sợi mì khô chiên giòn, thịt lợn thái lát và ít nước dùng. Nước dùng của cao lầu chính là nước tiết ra từ thịt lợn tẩm ướp gia vị, đun trên bếp, nước dùng có vị hơi ngọt, đậm đà và thơm ngon. Không như những món ăn của miền Trung khi ăn kèm với rất nhiều loại rau, đĩa rau sống của cao lầu đơn giản với cải non và rau đắng.
5. Cơm gà Tam Kỳ, Quảng Ngãi
Đến Quảng Ngãi, nếu bỏ qua món cơm gà Tam Kỳ là một thiếu sót đáng tiếc đối với du khách. Cũng như các món cơm gà ở miền Trung, gà luôn được sử dụng là loại thả vườn. Gà tuy con nhỏ nhưng cho thịt chắc, mềm, da mỏng, thịt thơm có vị ngọt đặc trưng nên được ưa thích.
Khi ăn món này, gà thường được xé phay hoặc trộn gỏi. Nếu xé phay, thịt nạc gà được rút xương, thái thành từng lát nhỏ, ăn kèm là rau răm, rau thơm, hành tím ngâm chua, đu đủ... Nếu thích hương vị đậm đà thì có thể ăn cơm với gà bóp gỏi. Ăn cơm gà Tam Kỳ không thể thiếu chén muối ớt chanh hay chén nước chấm được pha sánh và hơi cay. Bên cạnh món cơm gà, vùng đất này còn có món bánh bèo chén, bánh đập hay kẹo đậu phộng mạch nha cũng rất hấp dẫn.
6. Bún chả cá Quy Nhơn, Bình Định
Đến với Bình Định, đừng quên thưởng thức món bún chả cá nổi tiếng của người dân phố biển Quy Nhơn. Món ăn đơn giản với nước dùng trong, chả cá và những sợi bún loại nhỏ xíu. Nguyên liệu để làm chả cá thường là cá thu, cá mối, cá cờ... Đặc biệt, khi ăn bún chả cá phải ăn kèm với tương ớt cùng đĩa rau sống thái nhỏ với rất nhiều loại rau như xà lách, rau thơm, húng quế, bắp chuối thái nhỏ, giá...
Ngoài bún chả cá, du khách còn có thể thưởng thức khá nhiều món ngon khác ở đây như: bánh xèo Mỹ Cang, bánh tráng nước dừa, bánh ít lá gai, nem chua...
7. Cá ngừ đại dương Phú Yên
Nổi tiếng với đặc sản cá ngừ đại dương, nên thật là thiếu sót khi bạn đến vùng đất này mà không thử qua các món ngon được chế biến từ quà tặng của vùng biển này. Nói đến đặc sản cá ngừ đại dương, bạn không thể bỏ qua các món như mắt cá ngừ chưng, gỏi bao tử cá ngừ, lườn cá ngừ nướng...
Mắt cá ngừ đại dương tiềm thuốc bắc là đặc sản của Phú Yên nên bạn đừng quên thưởng thức nhé. Cái hay của món ăn này là mặc dù tiềm thuốc bắc nhưng vẫn giữ được hương thơm đặc trưng đầy hấp dẫn của cá. Chỉ cần cho vào bát một ít lá tía tô thái nhỏ là đủ làm hài lòng bất kỳ một vị khách khó tính nào. Ngoài ra, vùng đất này còn khá nhiều món ngon dân dã như cơm niêu, cơm gà, cháo lòng bánh hỏi...
8. Bún sứa Nha Trang, Khánh Hòa
Rất khó để chọn ra một món ăn nổi bật của thành phố biển này vì món nào cũng ngon cũng đầy hấp dẫn. Có lẽ vì thế nên ẩm thực Khánh Hòa đã được gói gọn trong những câu thơ để chỉ ra các đặc sản nức tiếng ở đây là "Yến sào Hòn Nội. Vịt lội Ninh Hòa. Tôm hùm Bình Ba. Nai khô Diên Khánh. Cá tràu (cá quả) Võ Cạnh. Sò huyết Thủy Triều"...
Tuy nhiên, nổi bật trong tất cả các món ăn ở đây là bún sứa là món ăn mà du khách không thể bỏ qua. Sứa để làm bún là loại nhỏ bằng đầu ngón tay cái, màu trắng đục, mình dày, nhìn giống như cơm trái dừa nước. Bát bún sứa nghi ngút khói với lớp bề mặt đầy thịt sứa giòn rụn và những khối nhỏ thịt nạc cá dầm trông rất thơm. Du khách sẽ thấy thêm ngon khi ăn kèm với rau sống đủ loại, như xà lách, giá, rau thơm... Chút ớt đỏ cay sẽ tô điểm cho hương vị món ăn thêm đặc sắc.
9. Gỏi cá mai Ninh Thuận
Không phải là một địa danh du lịch nổi tiếng nhưng vùng đất Ninh Thuận này cũng có những đặc sản đủ để níu chân du khách như: cơm gà chặt Phan Rang, đùi cừu nướng, lẩu dê... và đặc biệt là món gỏi cá mai. Đây là món ăn mà theo nhiều du khách cho rằng chuyến đi Ninh Thuận của mình sẽ phí phạm nếu chưa được thử qua món gỏi thơm ngon này.
Nguyên liệu chính của món gỏi này là cá mai, đây là loại cá có hình dáng tương tự cá cơm nhưng có một lớp vẩy bạc lấp lánh bao quanh và đặc biệt là không có máu nên không có mùi tanh. Cá mai đánh sạch vảy, bỏ đầu đuôi rồi dùng dao mỏng mổ dọc theo lườn cá, bỏ xương sống, rửa sạch, để ráo nước rồi tái chín với nước cốt chanh hoặc giấm. Các loại rau như cà rốt thái sợi, hành tây thái mỏng, húng lủi, rau răm thái nhỏ, đậu phụng rang... được trộn chung với cá mai, rưới thêm một ít nước mắm tỏi ớt là bạn đã có một món ngon tuyệt để cuốn gói.
10. Lẩu thả Phan Thiết, Bình Thuận
Không chỉ hớp hồn du khách nhờ các địa danh du lịch nổi tiếng như Mũi Né, Phan Thiết, lầu ông Hoàng... vùng đất Bình Thuận còn tiếp đón du khách với đủ món đặc sản ngon miệng của mình từ hải sản tươi sống cho đến các món dân dã như bánh căn, bánh xèo, bánh canh chả cá... Ở đây còn có một đặc sản nổi tiếng mà du khách rất háo hức thưởng thức là lẩu thả.
Nguyên liệu chính là các loại cá mai, cá thu, cá trích... được làm sạch, lóc thịt phi lê rồi thái thành từng lát mỏng dính. Thịt ba chỉ, trứng chiên, xoài, dưa leo, khế, xà lách, rau thơm... được thái sợi nhỏ rồi xếp lên trên các bẹ bắp chuối nhìn rất đẹp mắt. Khi ăn món ăn này, bạn cho bún tươi vào bát, xếp các nguyên liệu lên trên, chan nước sốt vào trộn đều rồi thưởng thức. Nhưng ngon nhất là thịt, cá... trước khi ăn được thả vào nước dùng (có lẽ vì vậy nên món ăn có tên gọi là lẩu thả) vừa chín mềm, vừa nóng hổi lại có vị ngọt thanh dịu làm cho người ăn thích thú.
Theo Ngôi sao
Những món bánh bình dị ở Cố đô Ngoài những món đặc sản Huế nức tiếng như cơm hến, bún bò Huế thì còn có những món bánh bình dị ở Cố đô mà bạn nhất định phải thử. Bánh ép Thuận An Đối với nhiều người dân Huế, nhất là các bạn trẻ, bánh ép là món ăn khoái khẩu vào những buổi chiều muộn hay các buổi tụ tập...