Hen phế quản độ 1: Dấu hiệu và cách điều trị
Bệnh hen suyễn có thể chia làm nhiều mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Ở trường hợp hen phế quản độ 1, bệnh chỉ thỉnh thoảng xảy ra và không cần điều trị.
Hen suyễn hay hen phế quản là một bệnh viêm mạn tính đường thở do nhiều tế bào và các thành phần tế bào tham gia. Viêm đường thở mạn tính kết hợp với tăng đáp ứng đường thở dẫn đến những đợt thở rít, khó thở, nghẹt lồng ngực, ho tái diễn.
Các triệu chứng của bệnh thường xảy ra về đêm hoặc sáng sớm kết hợp với tắc nghẽn đường thở lan toả. Bệnh có thể hồi phục tự phát hoặc sau điều trị.
Hen phế quản có thể được phân loại dựa trên các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và biểu hiện theo thời gian.
1. Phân loại hen phế quản theo mức độ
Bệnh hen phế quản được phân loại theo 4 mức độ từ nhẹ tới nặng dần:
Mức độ 1: Hen nhẹ, không thường xuyên
- Đôi lúc xảy ra cơn hen ban ngày 1 lần trong tuần.
- Cơn hen có thể xảy ra ban đêm 2 lần trong tháng.
- Chức năng hô hấp bình thường giữa các cơn hen.
Mức độ 2: Hen nhẹ, dai dẳng
- Cơn hen vào ban ngày xảy ra nhiều hơn 1 lần trong tuần nhưng ít hơn 1 lần trong ngày.
- Khó thở về đêm hơn 2 lần trong tháng nhưng ít hơn 1 lần trong tuần.
- Chức năng hô hấp của cơ thể bình thường giữa các cơn hen.
Mức độ 3: Hen trung bình, dai dẳng
- Tương đối kiểm soát được cơn hen.
Video đang HOT
- Có triệu chứng hàng ngày.
- Cơn hen ảnh hưởng đến hoạt động và giấc ngủ.
- Khó thở về đêm ít nhất 1 lần trong tuần.
- 60 %
Mức độ 4: Hen nặng, dai dẳng
- Khó thở liên tục.
- Có triệu chứng hàng ngày.
- Cơn hen nặng dần và xảy ra nhiều lần theo thời gian.
2. Dấu hiệu và triệu chứng của hen phế quản độ 1
Hen phế quản độ 1 thường có triệu chứng rất nhẹ và không thường xuyên xảy ra. Bạn chỉ có triệu chứng bệnh không quá hai ngày trong tuần hoặc hai đêm trong một tháng.
Hen phế quản độ 1 này sẽ không làm cản trở hoạt động thường ngày của bệnh nhân và có thể là loại hen liên quan đến vận động gắng sức.
Những triệu chứng có thể gặp ở bệnh nhân mắc hen phế quản độ 1 bao gồm:
- Khò khè hoặc có tiếng rít khi thở.
- Ho.
- Sưng viêm đường hô hấp.
- Nhiều đờm đường hô hấp.
3. Cách điều trị hen phế quản độ 1
Nếu các triệu chứng của hen phế quản độ 1 chỉ thỉnh thoảng xảy ra, bạn không cần dùng thuốc hàng ngày. Thay vào đó, bạn chỉ cần một bình thuốc hít cấp cứu để điều trị các triệu chứng nhẹ, tuy nhiên việc dùng thuốc nên được chỉ định dựa trên độ nặng khi cơn hen cấp xảy ra. Bác sĩ cũng sẽ kê đơn thuốc chống dị ứng nếu hen phế quản độ 1 được gây ra bởi các dị ứng nguyên.
Nếu bệnh hen suyễn liên quan đến vận động gắng sức, bác sĩ có thể hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc hít cắt cơn trước khi tập thể dục để ngừa các cơn hen xảy đến.
4. Ai là người dễ bị loại hen này?
Hen phế quản độ 1 là thể hen nhẹ, không thường xuyên và là trường hợp phổ biến nhất. Bệnh hen phế quản độ 1 cũng có thể không cần điều trị so với các loại khác vì triệu chứng quá nhẹ.
Một số các yếu tố làm tăng nguy cơ bị các dạng hen suyễn bao gồm:
- Những người có tiền sử gia đình bị mắc bệnh hen phế quản.
- Hút thuốc lá trực tiếp hoặc hít phải khói thuốc lá.
- Những người có cơ địa dị ứng.
- Thừa cân, béo phì.
- Người thường xuyên tiếp xúc với bụi và các loại khí ô nhiễm.
- Nghề nghiệp phải tiếp xúc với các chất hóa học, làm việc ở những môi trường độc hại.
- Trẻ em là đối tượng có hệ miễn dịch rất yếu, việc tiếp xúc với dị nguyên gây hen phế quản khá dễ dàng và dễ phát triển tình trạng bệnh trở nên nguy kịch nếu không được phòng ngừa tầm soát đúng cách.
Những dấu hiệu nhận biết bệnh hen phế quản ở trẻ em
Hen phế quản ở trẻ em là căn bệnh không còn quá xa lạ với nhiều người, nhưng để xác định được những dấu hiệu nhận biết bệnh hen phế quản ở trẻ em thì nhiều bậc cha mẹ chưa nắm được.
1. Tổng quan về hen phế quản ở trẻ em
Hen phế quản ở trẻ em hay còn gọi là bệnh hen suyễn ở trẻ là bệnh lý đường hô hấp, gây co thắt cơ trơn phế quản đồng thời làm tăng tiết dịch nhầy phế quản làm cho bệnh nhân khò khè, khó thở. Nguyên nhân gây nên cơn hen phế quản co thắt do nhiều yếu tố gây nên, đặc biệt là sự kết hợp giữa các yếu tố từ môi trường và yếu tố có tính tự miễn.
Hen phế quản là căn bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ nhóm đối tượng nào, nhiều nhất là nhóm người hút thuốc hay trẻ em dưới 5 tuổi. Những trẻ có bố hoặc mẹ mắc căn bệnh hen phế quản sẽ có nguy cơ cao mắc chứng bệnh này hơn so với những đứa trẻ được sinh ra ở những ông bố bà mẹ không mắc bệnh.
Một số dấu hiệu nhận biết bệnh hen phế quản ở ở trẻ em:
Ho: Trẻ em bị hen phế quản thường có biểu hiện ho khan tái đi tái lại nhiều lần, ho dần nặng hơn vào ban đêm đồng thời kèm theo dấu hiệu khò khè và khó thở. Ho thường xuyên xuất hiện khi trẻ gắng sức, cười, khóc hay tiếp xúc với khói thuốc lá hay tiếp xúc với không khí ô nhiễm.
Khò khè: Khò khè là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh hen phế quản ở trẻ em. Trẻ thường xuất hiện cơn khò khè trong khi ngủ hoặc khi có yếu tố thúc đẩy như gắng sức, cười, khóc...
Khó thở: Khó thở ở trẻ em mắc hen phế quản cũng là dấu hiệu không thể bỏ qua, trẻ thường xuất hiện cơn khó thở khi gắng sức, khi căng thẳng hay khi tiếp xúc với các yếu tố bất lợi từ môi trường bên ngoài.
Giảm hoạt động: Do trẻ thiếu oxy nên trẻ bị suy giảm hoạt động thể lực, trẻ không thể chạy hay bơi hoặc vận động thể lực mạnh như những đứa trẻ khác.
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh hen phế quản ở trẻ em
Hen phế quản ở trẻ em được chia làm 4 mức độ khác nhau, mỗi mức độ sẽ có những dấu hiệu nhận biết bệnh hen phế quản ở trẻ em khác nhau cụ thể như sau:
Mức độ 1 (có cơn hen ngắt quãng nhẹ): Dấu hiệu nhận biết bệnh hen phế quản ở trẻ em ở giai đoạn này khá mờ nhạt do cơn hen thỉnh thoảng mới xảy ra và các triệu chứng thường xảy ra vào ban ngày dưới 1 tuần/lần, trẻ hầu như không có dấu hiệu gì bất thường ngoài việc cha mẹ có thể thấy con chảy nhiều nước mũi hơn, ho nhiều hơn,...
Mức độ 2 (cơn hen dai dẳng nhẹ): Dấu hiệu nhận biết bệnh hen phế quản ở trẻ em ở giai đoạn này đã rõ ràng hơn, trẻ khò khè, khó thở, ho nhiều và xuất tiết nhiều dịch đường hô hấp. Cơn hen ở mức độ 2 có thể xuất hiện ban ngày dưới 1 tuần/lần.
Mức độ 3 (cơn hen dai dẳng trung bình): Dấu hiệu nhận biết bệnh hen phế quản ở trẻ em xảy ra hàng ngày, cơn hen gây ảnh hưởng đến các hoạt động của trẻ khiến trẻ mệt mỏi, khó thở nhiều và tăng tiết đờm rãi nhiều, trẻ bỏ ăn, bó bú,...
Mức độ 4 (cơn hen dai dẳng nặng): Dấu hiệu nhận biết bệnh hen phế quản ở trẻ em ở giai đoạn 4 xuất hiện thường xuyên và kéo dài, khiến trẻ bị hạn chế các hoạt động thể lực và thường xuất hiện cơn hen vào ban đêm khiến trẻ mất ngủ, ngủ không sâu giấc thậm chí ở giai đoạn này trẻ còn có thể xuất hiện những cơn khó thở kịch phát nguy hiểm tới tính mạng nếu không được khám và điều trị kịp thời.
Dấu hiệu nhận biết bệnh hen phế quản ở trẻ em cũng có thể được nhìn thấy thông qua việc trẻ bị viêm phế quản gây khó thở cho trẻ. Ở giai đoạn này, trẻ có thể có biểu hiện sốt nhẹ, xuất tiết nhiều đồng thời khó thở, thở khò khè,... Khác với chứng hen phế quản ở người lớn, hen phế quản ở trẻ em có thể bắt đầu và kết thúc một cách đột ngột.
Tìm hiểu chung về hen phế quản mãn tính Hen phế quản mãn tính sẽ gây khó thở, thậm chí tử vong nếu như không được xử lý kịp thời mỗi khi cơn hen xuất hiện. Do đó, việc tìm hiểu các thông tin về hen phế quản mãn tính sẽ giúp kiểm soát tốt cơn hen, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Hen suyễn hay hen phế quản mãn tính...