HearthStone: Giới thiệu cơ bản về class Warrior
Trong 9 class của HearthStone, class Warrior – chiến binh bất khuất luôn được đánh giá là một trong những class có sức mạnh lớn nhất trong giai đoạn cuối game.
1. Giới thiệu tổng quát
Trong 9 class của Hearthstone, class Warrior – chiến binh bất khuất luôn được đánh giá là một trong những class có sức mạnh lớn nhất trong giai đoạn cuối game. Tạo hình là một chiến binh tộc Orc trong WarCraft III, Warrior trong Hearthstone được Blizzard trang bị cho khả năng lì lợm chịu đòn với rất nhiều lá bài cực trâu.
Cùng với kỹ năng đặc biệt của Warrior, đây là class có khả năng chịu đựng, giằng co tốt nhất so với các class còn lại trong Hearthstone.
Warrior hoàn toàn không phải là class dễ chơi như Mage hay Hunter, tuy nhiên đây là một trong những class khá được ưa chuộng trong cộng đồng Hearthstone, khi mà sức mạnh của class này là điều không thể phủ nhận.
2. Khả năng của hero
Armor Up sẽ giúp Warrior tăng 2 giáp cho hero của mình mỗi lượt người chơi kích hoạt kỹ năng đặc biệt này. Đây cũng là yếu tố góp phần giúp class này được đánh giá rất cao ở khía cạnh trâu bò và sức chịu đựng. Càng về thời điểm cuối game, kỹ năng này càng phát huy hiệu quả.
Thậm chí, nếu như kỹ năng đặc biệt của Priest không thể giúp hero bạn hồi phục nếu chưa bị mất máu, thì ở đây, Armor Up hoàn toàn có thể sử dụng mọi thời điểm, thậm chí là ở cả giai đoạn đầu game, để tăng cường giáp cho hero của bạn.
3. Chiến thuật
Với rất nhiều lá bài mạnh ở thời điểm late game, cùng với đó là kỹ năng đặc biệt của hero khá phù hợp để câu kéo thời gian, người chơi Warrior thường lựa chọn chiến thuật Control cho class này. Ở giai đoạn đầu và giữa game, Warrior có khá nhiều lá bài vũ khí, cũng như quái vật có khả năng Charge cũng như Enrage, giúp class này có khả năng kiểm soát trận đấu khá tốt.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Warrior cũng có những lá bài phù hợp để bạn sử dụng chiến thuật lợi bài, cộng với khả năng tăng giáp của mình, người chơi có thể dễ dàng kéo dài trận đấu đến khi có đủ bài trên tay, sau đó tiêu diệt đối phương bằng những quái vật cực kỳ mạnh mẽ ở giai đoạn late game.
4. Ưu và nhược điểm
- Ưu điểm:
Sở hữu nhiều lá bài mạnh ở late game cũng như những quái vật và vũ khí mạnh ở đầu game, Warrior là class khá đa dạng trong lối chơi. Tùy vào cách xếp bài, người chơi có thể chủ động kết thúc trận đấu ngay trong giai đoạn đầu game, cũng như có thể chọn cách câu kéo, tiêu diệt đối thủ ở giai đoạn late game khi đã có đủ những lá bài mạnh mẽ. Cùng với đó, Armor Up luôn đảm bảo khả năng chống chịu của class này trước những class có sức tấn công mạnh mẽ khác như Hunter hay Mage.
- Nhược điểm:
Warrior không có lượng Spell cũng như Secret Cards dồi dào, thế nên class này phụ thuộc khá nhiều vào những lá bài quái vật cũng như vũ khí ở thời điểm đầu game. Kỹ năng Armor Up dù tăng khả năng chịu đựng nhưng đổi lại người chơi sẽ mất 2 mana mỗi lượt, ảnh hưởng khá lớn đến việc kiểm soát thế trận của class này.
Không phải là class giỏi trong việc kiểm soát bàn đấu, Warrior sẽ bị dồn vào thế khó nếu như không thể chống chịu những đợt tấn công dồn dập của đối thủ ở giai đoạn đầu cũng như giữa game.
5. Điểm mặt những lá bài phổ biến của class Warrior
- Spell và Secret Cards
- Weapon Cards:
- Minion Cards:
Theo Gamek
Những lý do khiến bạn thua trận trong Hearthstone và cách khắc phục
Hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại của người chơi trong một trận đấu Hearthstone.
Có khá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của một trận đấu trong Hearthstone. Đôi khi, sở hữu một bộ bài mạnh, cùng một chiến thuật thịnh hành chưa chắc đã đảm bảo một chiến thắng cho người chơi. Đó cũng là điều làm nên sự hấp dẫn cũng như lôi cuốn của tựa game này. Hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại của người chơi trong một trận đấu Hearthstone
Thiếu may mắn
Đây cũng là một trong những lý do khá phổ biến, dù đôi khi bạn có một thế trận, chiến thuật hoàn hảo, nhưng chỉ cần một khoảnh khắc xuất thần của đối thủ, hoặc thiếu đi một chút yếu tố may mắn, bạn hoàn toàn có thể đánh rơi chiến thắng trong khoảnh khắc. Tất nhiên, đây không phải là nguyên nhân quan trọng nhất, mà đơn thuần chỉ là lý do rõ ràng và được sử dụng nhiều nhất, đặc biệt là với những người mới chơi. Khi mà thực tế đây là yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của mọi game thủ.
Tuy nhiên, nếu nhìn nhận vấn đề một cách đúng đắn, may mắn chỉ quyết định một phần rất nhỏ với kết quả của trận đấu. Bằng chứng là có khá nhiều game thủ, sở hữu cho mình tỷ lệ chiến thắng lên tới hơn 75%, ngay cả trong đấu trường Arena - nơi mọi trận đấu có xác suất ngẫu nhiên khá cao. Đó cũng là ví dụ minh chứng cho việc may mắn chỉ là một phần chứ không thể quyết định trận đấu.
Xây dựng bộ bài với lượng mana không hợp lý
Điều này khá thường xuyên xảy ra, đặc biệt là với những người mới chơi Hearthstone. Họ thường có thói quen xây dựng bộ bài bao gồm tất cả các lá bài mà họ cho rằng là tốt nhất. Kịch bản phổ biến của một trận đấu dạng này sẽ là: người chơi bắt đầu với lá bài mà họ cho rằng đó là tốt nhất của họ, đồng nghĩa với việc họ sẽ ra quyết định giữ lá bài đấy và thay thế các lá bài khác.
Để rồi sau đó, trong 4 lượt đầu tiên, bạn không có một lá bài nào có lượng mana nhỏ hơn 4 để sử dụng, chỉ có thể sử dụng Hero Power ở mỗi lượt. Cho tới khi bạn có thể tung ra một lá bài mà bạn cho rằng là "tốt" thì đối phương đã hoàn toàn kiểm soát bàn đấu và dễ dàng đổi từ 1-2 lá bài để tiêu diệt quân bài "tốt" đó của bạn.
Những lá bài mạnh, tốn ít mana cực kỳ quan trọng để tạo dựng thế trận.
Sai lầm của người chơi trong trường hợp này chính nằm ở khả năng nhìn nhận lá bài, khi họ có những đánh giá sai lầm về giá trị của chúng. Lấy một ví dụ đơn giản, nếu phải chọn lựa giữa Lord of the Arena và Worgen Infiltrator, cũng như giữa Core Hound và Amani Berserker, phần đông người mới chơi sẽ chọn hai lá bài đầu tiên, vì chắn chắn rằng chúng mạnh hơn rất nhiều so với hai lá bài Worgen và Amani, thế nhưng, những game thủ kinh nghiệm lại thường chọn cho mình 2 lá bài sau.
Lý do rất đơn giản, đó là những quân bài tuy yếu hơn nhưng lại cho họ khả năng sử dụng rất sớm trong game, đồng thời cũng rất mạnh nếu so với lượng mana phải bỏ ra.
Mất khá lâu và nhiều mana để triệu hồi những lá bài mạnh như Core Hound.
Kết quả của 4-5 lượt đấu đầu tiên thường có tác động to lớn tới kết quả của cả game đấu, chính vì thế, hãy xây dựng một bộ bài thật sự đồng đều và hợp lý, phân bổ giữa các loại bài, cũng như mana của các quân bài nếu không muốn thường xuyên nhận thất bại.
Phụ thuộc khá nhiều vào đối thủ và những quyết định của bạn
Rất khó để nắm bắt bộ bài đối thủ trước trận đấu.
Đối thủ cũng là một yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát, khi tất nhiên bạn khó có thể biết trước chiến thuật hoặc những lá bài của đối thủ, đặc biệt là trong chế độ Arena. Thường thì trong Hearthstone, bạn sẽ khởi đầu chế độ rank với những đối thủ tương đương, hoặc yếu hơn bạn ở một vài trận đấu đầu tiên, xét theo yếu tố cấp độ và thời gian chơi.
Tuy nhiên, hệ thống của Blizzarad sau từ 1-2 game đấu sẽ tìm được cho bạn những đối thủ xứng tầm, thậm chí đôi khi là vượt trội. Hãy cố gắng vượt khó nếu gặp phải một đối thủ mạnh hơn hẳn mình, mọi lời khuyên lúc đó đều vô ích.
Những quyết định sai lầm mỗi lượt đi đều ảnh hưởng rất lớn đến kết quả trận đấu.
Ngược lại, việc đưa ra những quyết định sai lầm lại là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của người chơi. Điều này là không thể tránh khỏi với mọi game thủ, ngay cả với những người chơi tốt nhất, tuy nhiên, điều này không xảy ra thường xuyên. Với những người chơi có kinh nghiệm, họ luôn cố tìm ra những quyết định tốt nhất trong mọi trường hợp, và hạn chế tố đa những sai sót.
Một trong các sai lầm phổ biến trong việc đưa ra quyết định, đặc biệt là với những người chơi mới, là khi họ đưa ra quyết định một cách quá nhanh chóng và đơn giản. Nên nhớ, quyết định trong lượt đi của bạn có sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng của bạn ở những lượt tiếp theo. Một quyết định tốt sẽ tạo tiền đề cho những trường hợp thuận lợi ở lượt tiếp theo và ngược lại.
Ngoài ra, một người chơi có kinh nghiệm, trước khi đưa ra quyết định chắc chắn sẽ suy tính các trường hợp có thể xảy ra, đặc biệt là dựa vào class và những lá bài đối thủ sử dụng để dự đoán những hành động tiếp theo của đối thủ. Đòi hỏi điều này ở những newbie là hơi quá sức, thế nhưng nếu muốn thuần thục với tựa game này, hãy chịu khó học hỏi và tập phán đoán trong mọi trận đấu ngay từ thời điểm này.
Theo Gamek
HearthStone: Những class và quân bài nổi bật lấy ý tưởng từ WarCraft III Hearthstone cũng xuất hiện khá nhiều những hình ảnh về các vị tướng một thời nổi bật trong WarCraft hồi xưa. WarCraft là tựa game kinh điển đã ăn sâu vào tiềm thức của mọi game thủ. Và nếu đã chơi qua những custom map như DOTA, DDAY, hay chế độ Campaign của WarCraft, chắc chắn bạn sẽ không lạ mặt với một...