Hệ thống y tế đối mặt với thách thức chưa từng có trong lịch sử
Theo PGS Lương Ngọc Khuê, biến chủng Delta có tốc độ lây lan rất nhanh, số ca bệnh nguy kịch và tử vong tăng cao.
Hệ thống y tế phải đối mặt với những thách thức rất lớn chưa từng có trong lịch sử.
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, từ ngày 27/4 đến nay, Việt Nam đang phải đối mặt với “làn sóng thứ tư” của dịch bệnh Covid-19 và gây hậu quả nghiêm trọng. Số ca bệnh trên cả nước tăng rất nhanh với trên 133.000 ca nhiễm mới. Hiện có trên 400 bệnh nhân nặng đang điều trị ICU (hồi sức tích cực); 21 ca điều trị ECMO (hệ thống tim phổi nhân tạo).
“Dịch bệnh bùng phát trên diện rộng, có quy mô lớn và tính chất phức tạp, nhiều nguồn lây, ổ dịch, nhiều biến chủng. Đặc biệt sự xuất hiện biến chủng Delta có tốc độ lây lan rất nhanh, nguy hiểm, làm tăng ca bệnh nặng so với 3 đợt dịch trước. Số ca bệnh nguy kịch và tử vong tăng cao, tổng số ca tử vong của cả nước đã hơn 1.000″, PGS Khuê cho biết.
Khu điều trị hồi sức tích cực của Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai.
Theo PGS Khuê, hệ thống khám, chữa bệnh đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn chưa từng có trong lịch sử. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các địa phương thực hiện nghiêm phương châm “4 tại chỗ” bảo đảm sẵn sàng nguồn lực cho các tình huống dịch bệnh xảy ra.
Video đang HOT
Chính phủ và Bộ Y tế đã có nhiều chỉ đạo yêu cầu các địa phương tăng cường năng lực hồi sức tích cực, tập trung cứu chữa ca bệnh nặng, giảm thiểu tử vong.
Bên cạnh đó, việc chuyển người bệnh nặng về các bệnh viện tuyến cuối ở Hà Nội và TPHCM có nguy cơ làm tăng lây lan dịch bệnh vào khu vực nội thành và người bệnh có xác suất tử vong cao trên đường vận chuyển.
Vì vậy, theo PGS Khuê các trường hợp nặng này cần được điều trị ngay tại địa phương với sự tư vấn, hỗ trợ của các bác sĩ tuyến trên hoặc các chuyên gia đầu ngành.
Năng lực hồi sức tích cực ở nhiều địa phương vừa yếu và thiếu
Theo khảo sát năm 2021, cả nước có khoảng trên 16.000 giường bệnh hồi sức tích cực. Tuy nhiên số giường bệnh và năng lực hồi sức tích cực hiện chưa thể đáp ứng nhu cầu điều trị người bệnh Covid-19 ngày càng tăng cao.
Nhiều địa phương đang thiếu các trang thiết bị phục vụ điều trị người bệnh nặng. Có nơi có giường hồi sức tích cực nhưng không có hệ thống ôxy trung tâm, hệ thống khí nén nên không sử dụng được máy thở… Điều này gây khó khăn cho Bộ Y tế trong việc huy động, điều phối nguồn nhân lực hỗ trợ, phân bổ máy móc, vật tư, trang thiết bị, tài chính… cho các địa phương, PGS Khuê cho biết.
Khoa hồi sức tích cực của nhiều bệnh viện chưa thực hiện được các kỹ thuật hồi sức tích cực nâng cao như thở máy xâm nhập, không xâm nhập, lọc máu, đặc biệt là ECMO chỉ một số ít bệnh viện làm được… Khi có ca bệnh nặng thường chuyển lên các bệnh viện tuyến trung ương tại Hà Nội và TPHCM.
Về nhân lực, cả nước có trên 2.000 bác sĩ làm việc tại khoa cấp cứu/hồi sức tích cực, nhưng nhiều địa phương đang rất thiếu. Ví dụ một số tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cả tỉnh chỉ có một bác sĩ chuyên khoa sơ bộ hồi sức tích cực.
“Năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực ở nhiều địa phương vừa yếu và thiếu, chưa đủ khả năng đáp ứng với kịch bản biến chủng “siêu lây nhiễm”. Nhân lực trình độ cao chuyên khoa hồi sức tích cực ngày càng giảm, nhiều bác sĩ đã chuyển sang chuyên khoa khác”, PGS Khuê nói.
Lập 12 trung tâm hồi sức tích cực quốc gia
Vì thế, để có thể đáp ứng việc điều trị các ca Covid-19 nặng ngày càng tăng trong thời gian tới thì cần khẩn trương thiết lập và đưa vào hoạt động các trung tâm hồi sức tích cực quốc gia, trung tâm hồi sức tích cực vùng. Bộ Y tế đã xây dựng đề án thiết lập 12 trung tâm hồi sức tích cực quốc gia, để tập trung nguồn lực, chuyên gia, người bệnh Covid-19 nặng để điều trị.
“Bộ Y tế tập trung từ Tư lệnh ngành cho đến lãnh đạo các Vụ, Cục và 10 đồng chí Giám đốc các bệnh viện trung ương về TPHCM để tập trung sức lực, gấp rút thiết lập các trung tâm hồi sức tích cực. Thời gian không chỉ là vàng bạc mà còn là tính mạng của người bệnh. Các trung tâm này sớm đón người bệnh ngày nào thì thêm người bệnh được cứu sống ngày đó”, PGS Khuê nhấn mạnh.
Cao Bằng quyết tâm giữ vững thành quả phòng, chống dịch COVID-19
Cao Bằng đang là tỉnh duy nhất trên cả nước chưa có dịch COVID-19. Để giữ vững thành quả phòng, chống dịch, hệ thống y tế Cao Bằng cùng các lực lượng chức năng đang nỗ lực ngày đêm.
Người dân ở xã biên giới Đức Long, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 Vero Cell. Ảnh: Đức Giang/TTXVN phát
Theo thông tin từ Sở Y tế Cao Bằng, đến 27/7 tỉnh đã tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trên 23 nghìn người thuộc các đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết 21/NQ-CP ngày 26/2/2021 của Chính phủ và các đối tượng: công dân Trung Quốc làm việc tại Việt Nam, người Việt Nam có nhu cầu học tập, làm việc, kinh doanh tại Trung Quốc; người dân có nhu cầu, đặc biệt ở các địa phương sát biên giới với Trung Quốc.
Công tác tiêm phòng được ngành y tế Cao Bằng thực hiện khá tốt. Tỉnh đang tận dụng thời cơ khi chưa có dịch để đẩy mạnh tiến độ tiêm chủng. Để đảm bảo hiệu quả phòng ngừa, tỉnh đang ưu tiên tập trung tiêm chủng cho dân cư ở những khu vực có nguy cơ cao như bến xe, chợ, các khu vực cửa khẩu, điểm du lịch, nhà hàng, quán ăn, các đối tượng lái xe chở hàng hóa, lái xe khách...
Tuy vậy, do điều kiện cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn, thiếu trang thiết bị phụ trợ, kho lạnh bảo quản vaccine nên ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ tiêm chủng và công tác đảm bảo an toàn tiêm chủng. Để khắc phục những khó khăn này, Sở Y tế Cao Bằng đang đẩy mạnh tập huấn kỹ thuật cho cán bộ, nhân viên y tế, tăng cường mua sắm các thiết bị bảo quản, kho lạnh, xe tiêm chủng lưu động để đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tiêm chủng cho người dân.
Theo ông Nông Tuấn Phong, Giám đốc Sở Y tế Cao Bằng, đến nay Cao Bằng là tỉnh duy nhất trên cả nước vẫn giữ được địa bàn không có COVID-19. Đây là kết quả của nhiều yếu tố, trong đo có cả yếu tố may mắn do khách quan mang lại, đó là do vị trí địa lý của Cao Bằng khá thuận lợi cho công tác chống dịch, mật độ dân cư thấp, sự giao lưu kinh tế, văn hóa của Cao Bằng với các tỉnh, thành phố ít hơn so với các địa phương khác. Về chủ quan, tỉnh Cao Bằng đã triển khai thực hiện tốt các quy định về phòng chống dịch, thực hiện tốt chỉ đạo của cấp trên và khuyến cáo 5k của Bộ y tế.
Ngay từ những ngày đầu chống dịch, Cao Bằng đã tổ chức kiểm soát tốt đường biên giới, không để dịch bệnh lây lan từ phía Trung Quốc. Đến sau này, các lực lượng chức năng vẫn duy trì tốt sự tập trung, phát huy vai trò của chính quyền cơ sở và nhân dân trong việc phát giác các công dân, các đối tượng từ vùng dịch trở về để khẩn trương cách ly.
Tuy nhiên, Cao Bằng cũng đang đối mặt với nguy cơ người Trung Quốc từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam trở về Trung Quốc qua đường Cao Bằng, mang theo nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.
Để kiểm soát bệnh dịch, hiện tỉnh Cao Bằng đang kiểm soát chặt chẽ các tuyến giao thông vào địa bàn, duy trì 6 trạm kiểm soát, phòng, chống dịch COVID-19 tại các cửa ngõ ra, vào tỉnh để phân luồng, giám sát, quản lý chặt chẽ người và phương tiện vận tải lưu thông trên địa bàn tỉnh. Tăng cường tầm soát các điểm tập trung đông người, các nhà hàng, các điểm giao lưu lớn như bến xe, cửa khẩu, nơi công cộng... Đồng thời đẩy mạnh tiêm chủng để nâng cao sức đề kháng cho nhân dân.
TPHCM: Để tụ tập bất kể lý do, người đứng đầu địa phương bị xử lý nghiêm UBND TPHCM đã đưa ra những biện pháp cụ thể, quyết liệt trong thực hiện các biện pháp cách ly xã hội theo Chỉ thị 16, nhằm đạt mục tiêu bảo vệ bằng được tính mạng, sức khỏe người dân. Ngày 24/7, Chủ tịch UBND TPHCM , đã ký ban hành văn bản về việc tăng cường mạnh mẽ các biện pháp thực...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xôn xao hình ảnh công an xuất hiện ở kho hàng vợ chồng TikToker nổi tiếng

Trên đường đi thu mua rau, 2 vợ chồng tử vong do va chạm với xe tải

Dừng xe thay tã cho con trên cao tốc, gia đình 8 người bị tông tử vong

Tài xế lái ô tô húc xe máy khi bị đe dọa giữa đường ở TPHCM

Tàu hỏa tông ô tô tải, tài xế mắc kẹt trong cabin

Người dân rời buổi sơ duyệt diễu binh, ga metro Bến Thành quá tải

Đoàn quân diễu binh trùng trùng như sóng tại buổi sơ duyệt đại lễ 30/4

Dùng can nhựa bơi từ thuyền vào bờ, ngư dân 71 tuổi bị sóng cuốn, tử vong

Đại diện Thương mại Mỹ nói cuộc điện đàm với Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hiệu quả

Lý giải về hơn 23.000 cú sét đánh ở miền Bắc sáng 25/4

Điện giật khi đào giếng, một người đàn ông tử vong

Người phụ nữ mua 58 công ty "ma", giao dịch hóa đơn khống hơn 6.000 tỷ đồng
Có thể bạn quan tâm

Có gì bên trong "ly cà phê" giá 150 triệu đồng của hôn thê tỷ phú Amazon?
Thời trang
00:17:15 26/04/2025
Vụ đường dây thuốc giả ở Thanh Hóa: Phát hiện nhiều cửa hiệu bán thuốc giả
Pháp luật
00:01:37 26/04/2025
Clip hot: Sao nhí Vbiz mới 14 tuổi đã được ví như đại minh tinh, một lọn tóc bay cũng thành "mỹ cảnh nhân gian"
Hậu trường phim
23:55:41 25/04/2025
Tang lễ Giáo hoàng Francis: Mộ phần đơn giản và thánh đường không ngủ
Thế giới
23:37:46 25/04/2025
HOT: "Nàng cỏ" Goo Hye Sun công khai con trai bí mật?
Sao châu á
23:26:52 25/04/2025
Cháy xe Mercedes 5 tỷ, Duy Mạnh có luôn động thái "bù lỗ"
Nhạc việt
23:07:12 25/04/2025
Hơn 400 nghìn video đu trend quy tụ nhiều trai xinh gái đẹp nhất lúc này: Khởi xướng là nam thần "chồng IU"
Nhạc quốc tế
22:53:16 25/04/2025
Trương Ngọc Ánh 49 tuổi vẫn trẻ đẹp, Trần Lực tiết lộ về Lê Khanh
Sao việt
22:21:36 25/04/2025
Samsung trình làng thế hệ TV AI 2025 tại Việt Nam
Đồ 2-tek
21:57:48 25/04/2025
Tại sao có cổng USB 'đực' và 'cái'?
Thế giới số
21:53:01 25/04/2025