Hệ thống xác thực hàng chính hãng qua QRCode giúp chống hàng giả, hàng nhái
Hệ thống xác thực hàng chính hãng thông qua mã QR trong thương mại điện tử vừa được Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương đưa vào vận hành tại địa chỉ truyxuat.gov.vn, góp phần chấm dứt nỗi lo hàng giả, hàng nhái.
Nhằm hỗ trợ và khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng các giải pháp công nghệ, Bộ Công Thương đã phát triển hệ thống xác thực hàng chính hãng thông qua QRCode trong thương mại điện tử.
Hệ thống xác thực hàng chính hãng qua QRCode trong thương mại điện tử sẽ góp phần chống hàng giả, hàng nhái.
Cụ thể, Trung tâm Tin học và Công nghệ số thuộc Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã xây dựng hệ thống phần mềm xác thực hàng chính hãng trên nền thiết bị di động với hệ thống phần mềm QRCode tĩnh và QRCode động. Phần mềm này góp phần chống các hình thức giả mạo, bảo vệ sản phẩm; cảnh báo hàng giả tức thời cho doanh nghiệp và khách hàng bằng cách giới hạn lượt quét của tem chính hãng phân quyền quản lý rõ ràng giữa nhà máy sản xuất, nhà phân phối.
Video đang HOT
Ông Đỗ Đình Tấn, phụ trách Phòng Nghiệp vụ và Vận hành, Trung tâm tin học và Công nghệ số cho biết, ứng dụng của hệ thống xác thực hàng chính hãng cung cấp được khả năng truy xuất thông tin về nguồn gốc sản phẩm cho người tiêu dùng khi mua sản phẩm. Doanh nghiệp minh bạch thông tin sản phẩm và giải quyết được vấn nạn hàng giả, hàng nhái, tạo cơ hội lớn cho việc ứng dụng các công nghệ số, từ đó tạo ra sự tin cậy ở phía người dùng.
Qua hệ thống truy xuất này, doanh nghiệp và người tiêu dùng còn có thể dễ dàng kết nối với nhau về các thông tin, quy trình bảo hành, chương trình khuyến mãi của doanh nghiệp…
Ông Đỗ Đình Tấn cũng cho biết, với việc vừa có chức năng xác thực hàng chính hãng vừa có chức năng chống giả, công nghệ QRCode động trên hệ thống “truyxuat.gov.vn” được quản lý chặt chẽ, đảm bảo các tiêu chí về bảo mật, giới hạn số lần truy xuất, chống đoán trước.
Đối với công nghệ QRCode tĩnh, sản phẩm được giới thiệu và dẫn tới trang web nhà cung cấp sản phẩm hoặc một trang giới thiệu sản phẩm. QRCode và serial được sinh ra trên hệ thống và được cài đặt chỉ được quét tối đa 1 lần. Nếu quét lần tiếp theo sẽ hiển thị trang báo lỗi; vì thế không bị hiện tượng sao chép hình ảnh QRCode để in làm giả.
Như vậy, việc xây dựng hệ thống xác thực hàng chính hãng thông qua QRCode của Bộ Công Thương giúp kiểm soát rủi ro phát sinh khi theo dõi, xác minh nguồn gốc của hàng hóa. Đây không chỉ là động thái tạo niềm tin cho khách hàng mà còn là “bức tường” bảo vệ uy tín của sản phẩm và doanh nghiệp. Từ đó, giúp doanh nghiệp chinh phục thị trường quốc tế vốn đòi hỏi khắt khe về hệ thống xác thực hàng chính hãng thông qua QRCode.
Đối với cơ quan quản lý nhà nước, hệ thống là công cụ hữu ích phục vụ cho công tác quản lý, kiểm soát thị trường hàng hóa. Khi công nghệ ngày càng được ứng dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực, truy xuất nguồn gốc sản phẩm bằng QRCode sẽ đóng vai trò không thể thiếu trong hoạt động mua sắm, tiêu dùng.
“Thời gian tới, Trung tâm Tin học và Công nghệ số sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ, các Sở Công Thương, doanh nghiệp sản xuất, phân phối để hoàn thiện và triển khai rộng hệ thống chứng thực hàng chính hãng thông qua QRCode trong thương mại điện tử”, ông Đỗ Đình Tấn thông tin thêm.
Google hứa thưởng cả chục triệu USD cho hacker
Mức thưởng hậu hĩnh luôn được Google đặt ra cho các hacker mũ trắng.
Mới đây, Google vừa công bố chương trình săn lỗi nhận thưởng có tên Vulnerability Rewards Program - VRP. Đây là chính sách hỗ trợ các hacker mũ trắng tìm kiếm các lỗi, lỗ hổng trên hệ thống của Google.
Google trích dẫn một nghiên cứu của năm 2021, cho thấy giới tội phạm mạng đã liên tục tấn công vào các chuỗi cung ứng nguồn mở. So với cùng kỳ năm 2020, số lượng các vụ tấn công đã tăng 650%. Tình trạng báo động này thúc đẩy Google phải mạnh tay hơn khi dốc hầu bao chi cho các khoản thưởng hacker mũ trắng.
Được biết, những hacker mũ trắng có kinh nghiệm và chuyên môn chẳng kém gì những hacker mũ đen, thế nhưng thay tìm cách đi tấn công hệ thống thì họ lại dành thời gian để nghiên cứu, ngăn chặn, phòng ngừa cũng như báo lỗi cho chủ các hệ thống về lỗ hổng bảo mật trước khi nó bị kẻ xấu lợi dụng.
Trong năm 2021, Google đã chi hơn 8,5 triệu USD tiền thưởng cho các hacker mũ trắng. Con số này dự báo sẽ tăng lên trên 10 triệu đô trong năm này. Nếu muốn tham gia trợ giúp Google, bạn cần nắm rõ các quy tắc được đăng tải trên trang Bug Hunters của công ty. Tại đó, Google niêm yết các chi tiết kỹ thuật về các lỗ hổng đủ điều kiện nhận thưởng.
Ngoài Google, nhiều công ty công nghệ lớn trên thế giới cũng có chính sách thưởng cho hacker mũ trắng. Ví dụ như Facebook, hàng năm họ đều công bố và vinh danh cách hacker mũ trắng xuất sắc nhất. Trong năm 2021, có đến 7 hacker mũ trắng người Việt đã được Facebook vinh dang. Một ví dụ khác là Valve, công ty sản xuất và phát hành game lớn hàng đầu thế giới. Trong năm 2020, Valve đã mở một đợt tuyển dụng đặc biết. Theo đó các hacker mũ trắng có thực lực sẽ được công ty này thuê và trả lương hậu hĩnh cho các lỗ hổng mà họ phát hiện ra.
Cơ quan quản lý hệ thống điện của Italy bị tấn công bằng mã độc tống tiền Các chuyên gia an ninh cho biết nhóm tin tắc BlackCat chuyên phát tán các mã độc tống tiền tuyên bố đứng sau cuộc tấn công mạng gần đây nhằm vào Cơ quan quản lý hệ thống điện (GSE) của Italy, đánh cắp một lượng lớn dữ liệu và đe dọa sẽ công bố những tài liệu này nếu yêu cầu của chúng...