Hệ thống trường quốc tế bùng nổ tại Nhật Bản khi Trung Quốc siết chặt giáo dục
Tại Nhật Bản, hàng loạt ngôi trường quốc tế có tên tuổi hàng đầu đang mọc lên như nấm, thu hút học sinh từ nhiều quốc gia châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, đến đăng ký học tập.
Học sinh tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Reuters
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, nhiều ngôi trường quốc tế nổi tiếng của Anh – như Harrow, Rugby School và Malvern College – đang thành lập các cơ sở mới tại Nhật Bản. Trong vài năm tới, những ngôi trường này sẽ đón trên 3.000 sinh viên mới đến học tập. Đây là quá trình mở rộng lớn nhất trong lĩnh vực giáo dục quốc tế tại “đất nước Mặt Trời mọc” kể từ năm 2018.
Với học phí hàng năm khoảng 68.250 USD, giới chuyên gia cho biết học sinh sẽ có cơ hội học tập trong môi trường tốt nhất – với khuôn viên xanh tươi, chương trình giảng dạy quốc tế và nhiều hoạt động ngoại khóa phong phú tại đây. Ngôi trường này cũng đã tung ra các chiêu quảng cáo tuyển sinh như vị trí thuận lợi, tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 thấp và ít hạn chế phòng dịch hơn.
Điều đó trái ngược hoàn toàn với Trung Quốc, quốc gia vẫn đang vật lộn với COVID-19 và chính sách siết chặt giáo dục tư nhân trong thời gian gần đây – những yếu tố đã thúc đẩy các gia đình đưa con cái họ ra nước ngoài để học tập.
Ông Mick Farley – Hiệu trưởng Trường Quốc tế Harrow tại thị trấn trượt tuyết Appi nổi tiếng của Nhật Bản – cho biết: “Chúng tôi đang tìm kiếm cơ hội bên ngoài Trung Quốc do việc cung cấp giáo dục ở nước này ngày càng phức tạp với nhiều quy định kiểm soát hơn”. Ông Farley hy vọng một số lượng đáng kể sinh viên Trung Quốc sẽ lựa chọn theo học tại ngôi trường này.
Đầu năm nay, Trường Quốc tế Harrow Bắc Kinh đã phải đổi tên sau khi chính phủ cấm các trường phục vụ học sinh Trung Quốc đặt tên nước ngoài, hoặc thêm các từ như “toàn cầu” hay “quốc tế” vào tên trường. Theo ISC Research, trước khi Trung Quốc triển khai chiến dịch đàn áp giáo dục, tỷ lệ học sinh đăng ký học tại các trường quốc tế có cơ sở trong nước đã tăng hơn 10% mỗi năm.
Học sinh Trung Quốc xét nghiệm COVID-19. Ảnh: AFP
Do chính sách “không-COVID”, việc phong tỏa vẫn diễn ra và phương thức học từ xa vẫn được duy trì ở Trung Quốc trong suốt 2 năm kể từ khi đại dịch bùng phát. Nguyên nhân này đã khiến nhiều học sinh và các bậc phụ huynh lựa chọn các môi trường khác để học tập. Trong khi đó, Nhật Bản đã dần mở cửa trở lại khi số ca tử vong do COVID-19 ở mức thấp nhất trong số các quốc gia phát triển.
Chính phủ Nhật Bản cũng đã đưa ra nhiều chính sách thu hút thu hút các trường tư thục. Trong đó, có chính sách giảm thuế, cấp khoản vay cho các nhà đầu tư, đơn giản hóa các thủ tục mở văn phòng và xin thị thực. Theo giới chuyên gia, tổng học phí cho các trường quốc tế ở Nhật Bản đang trên đà đạt 979 triệu USD trong năm 2022, từ mức 766 triệu USD cách đây 5 năm.
Các trường quốc tế từ lâu đã trở thành lựa chọn thích hợp ở hầu hết các quốc gia, chúng đã phát triển cả về quy mô và tầm ảnh hưởng, tạo nên thị trường toàn cầu trị giá 53,5 tỷ USD. Giới quan sát cho biết trong khi tỷ lệ đăng ký học tại các trường quốc tế ở Trung Quốc sẽ không thay đổi trong năm tới, nền kinh tế lớn thứ hai châu Á đang chứng kiến sự gia tăng lớn nhất về số lượng của các trường quốc tế trong nhiều năm.
Video đang HOT
Trường Quốc tế Hakuba, do cựu Giám đốc Ngân hàng của Goldman Sachs Tomoko Kusamoto, thành lập sẽ mở cửa đón học sinh vào mùa hè này. Những sinh viên trúng tuyển đầu tiên chủ yếu là người Nhật, do các biện pháp kiểm soát biên giới của quốc gia này chỉ vừa được nới lỏng trong năm nay. Ông Kusamoto cho rằng trong thời gian tới, phần lớn học sinh của trường đều đến từ nước ngoài,.
Ngoài ra, còn nhiều ngôi trường khác mới thành lập ở Nhật Bản ,như Trường Quốc tế Jinseki, thành lập năm 2020 ở Hiroshima và Trường Quốc tế Thủ đô Tokyo, vừa mở cửa vào tháng 4. Trường Quốc tế NUCB, trường nội trú có sức chứa 225 sinh viên, liên kết với một trường đại học địa phương, sẽ thành lập vào tháng 9 tại Aichi, miền trung Nhật Bản. Công ty Mitsui Fudosan gần đây cũng đã công bố kế hoạch xây dựng trường học quốc tế cạnh ga Tokyo, dự kiến sẽ đón học sinh vào năm 2028, một phần của dự án phát triển rộng lớn hơn. Malvern College đang thành lập một trường liên cấp ở Tokyo. Ngôi trường này cũng có các cơ sở ở Hong Kong, Trung Quốc, Ai Cập và Thụy Sĩ.
Lễ khai trương Trường Malvern College Hong Kong năm 2019. Ảnh: SCMP
Với việc cạnh tranh khốc liệt, các trường quốc tế mới đã phát triển vượt bậc về cơ sở vật chất, đồng thời cung cấp môi trường học tập mà hầu như rất khó có trường công lập nào có thể sánh kịp.
Không chỉ cung cấp các khóa học golf và trượt tuyết, Trường Quốc tế Harrow ở Appi còn đang xây dựng một khuôn viên rộng 90.000 m2 gồm thư viện, hồ bơi, hội trường âm nhạc, trung tâm nghệ thuật, trung tâm thể thao và sân tennis cho 900 sinh viên. Hiệu trưởng Farley cho biết trường đã thành công trong việc thu hút phụ huynh Trung Quốc, trong đó có cả Đài Loan và Hong Kong.
Một phụ huynh Trung Quốc dự định cho con trai và con gái của ông đến học tại trường Harrow ở Nhật Bản, cho biết ông bị thu hút bởi “danh tiếng tuyệt vời” của ngôi trường này. Trước đó, chủ doanh nghiệp có trụ sở tại Fukuoka đã quyết định đưa vợ cùng hai con sang Singapore để học tập, nhưng đã thay đổi vì nghĩ rằng Nhật Bản là lựa chọn tốt hơn.
“Mọi việc diễn ra rất thuận lợi đối với gia đình chúng tôi”, ông nói và chia sẻ đang nghĩ đến việc mua một ngôi nhà gần khuôn viên trường Harrow. “Bạn bè của tôi ở Trung Quốc ghen tị khi con tôi được vào học ở Harrow. Nhật Bản gần gũi, tương đồng về văn hóa và an toàn, vì vậy môi trường này thực sự hấp dẫn đối với tầng lớp giàu có ở Trung Quốc, những người đều mong muốn gửi con cái ra nước ngoài học tập “.
Trung Quốc muốn có thêm trẻ em, phụ nữ thì không
Trước cuộc khủng hoảng nhân khẩu học, chính phủ khuyến khích mỗi gia đình có thể sinh tối đa 3 con.
Song, nhiều phụ nữ lại chần chừ vì áp lực kinh tế, mất niềm tin vào hôn nhân.
Theo Sixth Tone , Trung Quốc từng thực hiện chặt chẽ chính sách một con trong hơn 35 năm nhằm giải quyết tình trạng quá tải dân số và xóa đói, giảm nghèo.
Nhưng vài năm trở lại đây, tình trạng già hóa dân số, giảm tỷ lệ sinh lại trở thành vấn đề đáng lo ngại.
Năm 2015, chính phủ Trung Quốc tuyên bố cho phép các cặp vợ chồng sinh tối đa 2 trẻ. Sau một thời gian tăng trưởng ngắn, tỷ lệ sinh trên toàn quốc vào năm 2016 lại giảm.
Do đó, nước này phải tiếp tục nới lỏng chính sách sinh nở, cho phép mỗi gia đình sinh tối đa 3 con.
Chính phủ Trung Quốc khuyến khích mỗi gia đình có thể sinh tối đa 3 con nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nhân khẩu học. Ảnh: New York Times.
Ngày 20/8, chính sách mới chính thức được thông qua nhằm khuyến khích các cặp vợ chồng sinh nhiều con hơn. Tuy nhiên, người dân Trung Quốc, đặc biệt là phụ nữ, lại không bị thuyết phục bởi điều này.
Trên mạng xã hội, phụ nữ xứ tỷ dân bày tỏ lo ngại về chi phí sinh hoạt, nuôi dưỡng trẻ em đắt đỏ, bất bình đẳng giới ở nơi làm việc nếu phải sinh thêm em bé.
"Tôi thậm chí còn không muốn có con, chứ đừng nói đến việc sinh 3 đứa", một dân mạng lưu lại bình luận trên Weibo, nhận được 51.000 lượt thích.
Khó cân bằng con cái và sự nghiệp
Dù tình trạng bất bình đẳng thu nhập và làm việc quá sức khá phổ biến ở một số nước, người dân Trung Quốc phải chật vật hơn hẳn do định kiến giới thường đặt phần lớn gánh nặng công việc nội trợ, nuôi con lên vai phái nữ.
Điều này đồng nghĩa rằng nữ giới khó cân bằng giữa công việc và thiên chức làm mẹ, có ảnh hưởng trực tiếp tới cơ hội sự nghiệp của họ.
Vài năm gần đây, nhiều lao động nữ đối diện với việc phân biệt đối xử ở nơi làm việc dựa trên tình trạng hôn nhân, gia đình, khó được trả tiền lương trong kỳ nghỉ thai sản đúng hạn.
Dù được tạo điều kiện, nhiều phụ nữ trẻ ở Trung Quốc vẫn chần chừ sinh con vì áp lực kinh tế, sợ bị đối xử bất công ở nơi làm việc. Ảnh: Sup China.
Một báo cáo do Tổ chức Theo dõi Nhân quyền công bố đầu năm nay chỉ ra phụ nữ ở vài công ty phải chờ tới lượt để nghỉ sinh. Nếu mang thai trước thời hạn, họ có thể bị sa thải hoặc chịu hình thức kiểm điểm.
Vì vậy, ngày càng nhiều phụ nữ trẻ tuổi, có ý phát triển sự nghiệp mất niềm tin vào chuyện kết hôn, sinh con theo quan niệm truyền thống.
"Là một phụ nữ, tôi cảm thấy mình đang bước trên con đường hẹp, chẳng thể quay đầu", một nhóm bảo vệ quyền phụ nữ đăng tải lên Weibo để phản ứng với chính sách sinh 3 con.
Theo Sixth Tone , chính phủ Trung Quốc đã thừa nhận những vấn đề này và cam kết sẽ xử lý, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ tiếp tục đi làm, thiết lập thêm các cơ sở chăm sóc trẻ em.
Bên cạnh đó, các nhà chức trách cũng sẽ "triển khai các biện pháp hỗ trợ tài chính, thuế, bảo hiểm, giáo dục, nhà ở và việc làm để giảm bớt gánh nặng cho các gia đình", Tân Hoa Xã đưa tin.
Tuy nhiên, cách thức triển khai các chính sách ưu đãi ấy vẫn chưa được công bố rộng rãi, giả sử như hình phạt dành cho các công ty có sự phân biệt đối xử với các lao động nữ có con.
Thực tế, một số tỉnh, thành phố ở xứ tỷ dân đã đề ra một số biện pháp thiết thực để động viên các cặp vợ chồng sinh em bé. Ở Thượng Hải, chính quyền địa phương cho phép lao động có 10 ngày nghỉ thai sản có lương.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết còn nhiều hạn chế trong quá trình nâng tỷ lệ sinh sản toàn quốc.
Năm 2019, tỷ lệ sinh ở nước này đạt mức thấp nhất trong vòng 70 năm qua. Một năm sau, số trẻ sơ sinh tiếp tục giảm thêm 18%, đẩy xứ tỷ dân rơi vào cuộc khủng hoảng nhân khẩu học tương tự Nhật Bản và Hàn Quốc.
"Nếu chính phủ không thể đảm bảo quyền cho phụ nữ, kỳ nghỉ thai sản kéo dài 98 ngày hay 3 năm cũng chẳng quan trọng. Điều đó chẳng khác nào phá hoại sự nghiệp của họ", Xu Chao, một bác sĩ ở tỉnh Sơn Đông, nói.
Các quốc gia Đông Á đau đầu với thảm hoạ dân số vì xu hướng không sinh con Nhật Bản từ lâu đã phải hứng chịu cuộc khủng hoảng dân số tồi tệ nhất. Giờ đây, Hàn Quốc đã trở thành một trong những nước có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới, trong khi tình hình ở Trung Quốc cũng không khá hơn. Ảnh minh hoạ: Getty images Theo tờ Korea Times, vào năm 2021, trung bình một phụ nữ...