Hệ thống treo đặc biệt trên Lamborghini Aventador 700-4
Không tham gia nhưng hệ thống treo của Lamborghini lại có nhiều dấu ấn của những chiếc xe đua F1. Kết cấu nhôm và sợi carbon, lò xo và giảm chấn đặt nằm ngang giúp nâng cao tính năng động lực học.
Kết cấu khung gầm của Lamborghini Aventador 700-4. Động cơ và hộp số đặt giữa.
Aventador sử dụng hệ thống treo cần đẩy với 2 càng chữ A. Cần đẩy được đặt vào vị trí của bộ giảm giảm xóc trên hệ thống treo thông thường, làm nhiệm vụ liên kết giữ càng chữ A dưới và đòn khuỷu.
Là một biến thể của hệ thống treo trên xe F1. Lò xo và giảm chấn được đẩy vào bên trong giúp giảm khối lượng phần được treo giúp xe chạy êm hơn ở tốc độ cao. Cấu trúc chỉ gồm các thành giằng mỏng ngang hạn chế cản không khí.
Giảm chấn và lò xo đặt nằm ngang xe.
Giảm chấn thủy lực được lồng bên trong lò xo, đặt nằm ngang thân xe. Một đầu gắn lên khung, đầu còn lại gằn vào đòn cam. Thanh ổn định làm nhiệm vụ liên kết giữa 2 đòn cam trái phải chống hiện tượng xoắn thân xe hoặc nghiêng quá mức.
Cần đẩy theo hướng chỉ của mũi tên màu xanh. Càng quay theo hướng chỉ của mũi tên màu vàng.
Càng quay xoay bánh quanh đường trụ đứng đi qua khớp nối của 2 càng chữ A và giá đỡ bánh. Các tác động thẳng đứng được truyền từ bánh qua càng chữ A dưới, tới cần đẩy, tác động làm đòn cam quay quanh trục cố định, rồi tiếp tục tới giảm chấn.
Đòn khuỷu theo hướng chỉ của mũi tên màu vàng. Trục cố định của đòn cam được đánh dấu hình chữ thập màu vàng.
Thiết bị nâng thủy lực được gắn lên đầu giảm chấn. Khi áp suất bên trong tăng lên, phần màu vàng được kéo dài ra, lực tác động theo chiều ngược với mô tả trên, phần đầu xe được nâng lên. Dù sử dụng hệ truyền động 4 bánh, động cơ và hộp số đặt giữa nhưng Lamborghini lại chỉ thiết kế bánh trước dẫn hướng cho Aventador. Đòn điều khiển ở phía dưới được liên kết với khung con, đây là phương pháp được áp dụng khá phổ biến trên xe đua và xe có đặc tính cao. Ống bạc lót lớn không thực sự cần thiết trong khi “chú bò tót” đang cần phải giảm cân.
Các góc đặt bánh xe được điều chỉnh bằng cách hoán đổi các miếng chêm có độ dày được tính toán trước.
Việc chỉnh góc đặt bánh xe bằng cách hoán đổi miếng chêm giữa thanh ràng buộc và khung con. Bởi thế hệ thống treo không cần phải tháo rời mà chỉ cần làm lỏng, các miếng chêm có độ dày được tính toán trước nên quá trình điều chỉnh được thực hiện nhanh chóng, phù hợp với các tình huống trong giải đua F1. Góc chụm vẫn cần được đo kiểm tra lại, nhưng góc caster và camber có thể biết ngay từ khi lựa chọn miếng chêm.
Khớp cầu làm nhiệm vụ kết nối giữa các thanh tạo ra sự chuyển dịch linh hoạt của hệ thống.
Hệ treo sau.
Hệ thống treo sau cũng có cấu trúc tương tư phía trước, song có bổ sung thêm thanh giằng làm nhiệm vụ hạn chế hiện tượng tự xoay quanh đương trục đứng của bánh và điều chỉnh góc đặt bánh xe.
Hệ treo trước
Các thanh liên kết có tiết diện dẹt giúp giảm lực cản không khí
Video đang HOT
Hệ treo cần đẩy
Hệ treo trước
Khí tăng áp suất dầu, giảm chấn dài ra, phần đầu xe được nâng lên.
Kết cấu ngọn, nhẹ, nhôm và vật liệu carbon được sử dụng đến mức tối đa. Khối lượng phần được treo giảm giúp xe chuyển động êm hơn, đặc biệt khi ở tốc độ cao.
Dù không mấy được chú khi đặt trong tổng thể của siêu xe nhưng càng chữ A dưới vẫn sáng bóng.
Đòn khuỷu phân chia lực tác động từ bánh xe cho giảm chấn-lò xo, và thanh cân bằng theo tỷ lệ cố định.
Góc đặt bánh xe được điều chỉnh bằng cách hoán đổi chêm có độ dày được tính toán trước.
Thanh giằng liên kết với khung xe
Không gian lắp chân ga, chân phanh, trợ lực phanh, hệ thống lái.
Hệ thống trợ lực lái thủy lực.
Cơ cấu phanh Brembo với calip 6 xi-lanh, đĩa làm từ sợi carbon,
Vành hợp kim đường kính 19 inch.
Hệ treo sau
Kết cấu tương tự treo trước
Hai càm chữ A được đặt lệch giúp tăng khả năng chịu tải
Cần đẩy của treo sau theo hướng chỉ mũi tên
Có tiết diện kiểu chữ I có độ căng vững cao.
Lực tác động từ cần đẩy được phân chia cho giảm chấp và thanh ổn định theo tỷ lệ 2:1
Lò xo giảm chấn đặt phái sau động cơ
Cơ cấu phanh sau.
Thế Hoàng
Theo vnexpress
Phanh xe máy để không bị ngã
Cảm giác về lực bám đường, phối hợp nhịp nhàng giữa phanh trước và phanh sau sẽ giúp bạn phanh hiệu quả.
Xét về mặt năng lượng, phanh xe nói chung làm nhiệm vụ chuyển động năng của xe thành nhiệt năng. Đương nhiên xe có khối lượng lớn, di chuyển với tốc độ cao cần hệ thống phanh tốt hơn, có khả năng chuyển đối cao hơn.
Phanh và trọng lượng
Trọng lượng bao gồm của xe, người và hành lý được phân chia lên hai bánh với tỷ lệ thay đổi. Xe chở hai người, cùng hành lý trọng lượng có xu hướng dồn về phía bánh sau nhiều hơn khi lái một mình.
Điều đáng lưu ý khi phanh, lực quán tính của xe dồn trọng lượng từ bánh sau lên bánh trước, người bạn lao về phía trước, phần đầu xe nhún xuống. Rất nhiều tay lái trẻ đã sử dụng nguyên lý này rất hiệu quả.
Bánh trước không còn lực bám do bị nhấc lên
Ở tốc độ cao, nếu bánh sau bị bó cứng xe có hiện tượng vẫy đuôi cá. Người và xe không dừng lại mà lao từ bên này đường sang bên kia và ngược lại cho dù giữ vững tay lái. Nguy cơ đâm vào phương tiện khác. Nếu bánh trước khóa cứng, phần đuôi xe có thể vượt lên trước, xe quay ngoắt 180 độ hoặc đổ.
Phanh xe khi lao dốc. Trọng lượng phân bố lên cả hai bánh đều giảm khi xe xuống dốc. Lực bám giảm khiến phanh kém hiệu quả hơn. Nhiều người thấy khó khăn khi dùng phanh trước, nhưng thực tế nếu dùng phanh sau, bánh sau cũng sẽ bị khóa cứng. Nhiều lái xe có kinh nghiệm cho biết, nên đi xe ở số thấp khi xuống dốc dài, dùng chính động cơ để phanh theo nguyên tắc "lên số nào, xuống số đấy".
Phanh và hệ thống treo
Hệ thống treo giúp duy trì sự tiếp xúc giữa lốp xe với mặt đường, đây là nơi phát sinh ra lực bám. Phanh ngặt, đầu xe chúi xuống, lò xo trước bị nén lại tới mức cực đại - đôi khi bạn xe nghe thấy tiếng va đập, trong trường hợp này hệ thống treo không an toàn nữa, dẫn đến sự tiếp xúc không còn được tốt.
Xe cũ sau nhiều lần sử dụng với cường độ mạnh, lò xo bị yếu đi, sẽ không còn khả năng phanh ngặt nữa. Do đó bạn cần luyện tập nhiều hơn để phanh với khả năng của hệ thông treo.
Phanh hiệu quả
Điều chỉnh người, thân xe thẳng đứng, xe đang trạng thái đi thẳng.
Bắt đầu phanh với bánh sau. Khi muốn phanh với khoảng cách ngắn nhất có thể, hãy bắt đầu bằng việc sử dụng phanh sau. Chỉ dùng phanh sau có thể làm xe bị "vẫy đuôi cá", tuy nhiên sử dụng phanh sau trước, trọng lượng dồn lên bánh trước sẽ giúp bạn phanh trước với lực bám tốt hơn là khi bạn dùng phanh trước ngay từ đầu.
Trong một số trường hợp, nếu trọng lượng đã tập trung ở bánh trước rồi, bạn có thể bắt đầu phanh với bánh trước.
Sử dụng phanh trước, tăng dần lực xiết. Chỉ xiết chặt tay phanh khi xe đã dừng. Hãy luôn nhớ rằng: nhiệt năng chỉ sinh ra khi má phanh còn trượt trên đĩa phanh với lực ma sát lớn. Xiết mạnh ngay lập tức chỉ làm bó cứng bánh trước, động năng sẽ không được chuyển hóa sang nhiệt năng.
Phanh khẩn cấp
Về mặt lý thuyết, dừng xe với quãng đường phanh ngắn nhất là những gì bạn cần. Bất ngờ, cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, bạn có khuynh hướng đạp mạnh phanh sau, siết mạnh phanh trước, kết quả chỉ làm cho cả hai bánh khóa cứng, đây là điều không mong muốn.
Chỉ sử dụng phanh trước nếu xe trong tư thế thẳng đứng. Không dùng phanh sau. Giữ cho phanh sau quay sẽ giúp xe ổn định, chống hiện tượng trượt lết trên đường.
Sử dụng phanh trước và đệm bằng phanh sau để tránh cho xe bị văng nếu chưa ở tư thế thẳng đứng, đôi khi bạn phải dùng mông, chân, thân của bạn để tạo sự cân bằng tốt khi phanh.
Phanh khi vào cua
Các khúc cua là nơi hạn chế tầm nhìn, khó để lường được hết chướng ngại vật phía trước. Sử dụng tay ga điều chỉnh tốc độ, nhấn nhẹ phanh sau. Đừng cố gắng giữ thẳng xe mà hãy cố gắng nghiêng một chút sẽ giúp bánh bám đường tốt hơn.
Khi cần sử dụng phanh thực sự, nên sử dụng phanh trước. Chỉ thực sự phanh ngặt bánh trước, đệm bằng bánh sau khi thực sự cần thiết, bởi vì nguy cơ bị ngã khi phanh lúc vào cua rất cao.
Làm quen với xe mới
Dù là người lái xe lâu năm, có nhiều kinh nghiệm, khi phải lái một chiếc xe mới, hãy dành thời gian làm quen với nó. Sẽ có một vài khác biệt về các bố trí các nút điều khiển, kích thước xe, việc truyền trọng lượng từ bánh sau lên bánh trước ở mỗi xe cũng khác nhau. Việc làm quen sẽ giúp bạn xử lý linh hoạt hơn.
Theo VNE
Lực bám đường là gì? Thuật ngữ lực bám khá mơ hồ nhưng có lẽ tất cả tài xế đều biết rằng trên đường trơn sẽ phải cẩn thận hơn đường khô nếu không muốn bị trượt và tệ hơn là mất lái. Lực bám sinh ra tại bề mặt tiếp xúc giữa mặt đường và lốp xe, lực bám dọc giúp xe tiến về phía trước hoặc...