Hệ thống sông ngòi Việt Nam đang bị “bức tử”
Cùng với những bất cập về vệ sinh môi trường, nông thôn Việt Nam còn đang phải hứng chịu tình trạng ô nhiễm môi trường nước thải, chất thải, không khí, đất đai gây ra bởi các làng nghề.
Theo kết quả tổng điều tra mới nhất, chỉ hơn 4% số làng nghề ở nông thôn trong cả nước sử dụng thiết bị xử lý nước, chất thải độc hại.
Điều tra của Cảnh sát Môi trường cho thấy, có tới gần 70% khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) trên cả nước không đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung số còn lại cũng chỉ theo kiểu “gọi là có”. Tại tất cả các KCN-KCX, chỉ tiêu về BOD, COD, coliform, chất rắn lơ lửng, kim loại nặng, phốt pho… đều vượt chỉ tiêu cho phép. Nguồn ô nhiễm này đang ngày đêm hủy hoại môi trường, nhất là môi trường nước trên các hệ thống sông ngòi.
Theo thống kê, mỗi ngày sông Đồng Nai phải gánh chịu 1.740.000m³ nước thải công nghiệp, trong đó chứa đựng 671 tấn cặn lơ lửng, 104 tấn nitơ, 15 tấn phốt pho và kim loại nặng. Riêng tại KCN tập trung lớn nhất tỉnh Thái Nguyên là Sông Công, các thông số ô nhiễm môi trường đều ở mức báo động cao.
Hệ thống sông ngòi trên cả nước đang bị “bức tử”
Hệ thống sông ở khu vực phía Bắc cũng trong tình trạng báo động. Sông Cầu bị ô nhiễm nặng bởi trên 2.000 doanh nghiệp các ngành nghề: hóa chất, luyện kim, chế biến thực phẩm, xây dựng… tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương. Lưu vực hai sông Nhuệ – Đáy hiện cũng oằn mình hứng chịu nguồn rác thải từ các hoạt động sản xuất công nông nghiệp của các tỉnh, thành: Hòa Bình, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.
Các chuyên gia môi trường cảnh báo, nếu không kiểm soát và ngăn chặn kịp thời các hoạt động gây ô nhiễm các hệ thống sông, cuộc sống của hàng chục triệu người dân sống ở vùng phụ cận sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Trong khi đó, hệ thống văn bản quy định của pháp luật về quản lý môi trường ở nước ta hiện vẫn chưa hoàn thiện. Đây là kẽ hở tạo điều kiện cho các hành vi đối phó, gian lận của doanh nghiệp diễn phổ biến, kéo dài.
Cũng theo kết quả mới nhất của Tổng Điều tra nông nghiệp, nông thôn thủy sản, cả nước có gần 19% số xã và 9% số thôn đã xây dựng hệ thống thoát nước thải chung.
Theo Dantri
Sự thật về người chết 6 năm không phân huỷ
Người dân làng Khoai hoang mang vì hiện tượng nhiều ngôi mộ không phân hủy để làm thủ tục cải táng cho người thân.
Video đang HOT
Người chết cũng bị... bức tử?
Người dân thôn Tây Minh Khai (xóm 2, thị trấn Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên) đang hoang mang và bức xúc về hiện tượng, nhiều ngôi mộ an táng tại nghĩa trang làng từ 5 - 6 năm nhưng vẫn không phân hủy được để họ làm thủ tục cải táng cho người thân.
Đường vào nghĩa trang thôn Tây Minh Khai.
Nhiều gia đình, khi gặp phải tình huống trên đã phải đậy lại nắp huyệt để... mai táng tiếp, đợi thêm thời gian cho người chết phân hủy hết mới tiến hành cải táng lại.
Không ít gia đình lo lắng về mặt tâm linh, kiêng kỵ việc "đào lên, lấp lại" nên phải dùng biện pháp... róc những bộ phận chưa phân hủy để cải táng cho người thân.
Anh Đinh Văn Ngọc, một người dân trú tại thôn Tây Minh Khai xác nhận: "Rất nhiều trường hợp các gia đình tiến hành cải táng cho người chết, nhưng vì cốt vẫn chưa phân hủy hết, họ phải lấp lại!". Chính gia đình anh Ngọc cũng gặp phải trường hợp như vậy.
"Trường hợp gia đình ông giáo Sáng, ông Bính... khi tiến hành sang cát, vẫn còn nguyên hiện trạng như lúc đã mất, thậm chí vẫn còn nguyên râu, tóc..." - ông Tứ, một người dân sống gần nghĩa trang thôn Tây Minh Khai, kể lại.
Nghĩa trang làng Khoai nằm lọt thỏm giữa bốn bên là các nhà máy CN.
Anh Phùng Văn Kiêu, quản trang nghĩa trang thôn Tây Minh Khai gần chục năm, nhà ở ngay lối vào nghĩa trang, xác nhận: "Trong thời gian tôi làm quản trang, rất nhiều gia đình đã gặp phải trường hợp trớ trêu không ai muốn!".
"Ban đầu, nhiều gia đình nghĩ rằng đó là "mộ kết", gia đình có phước lớn. Thế nhưng, quá nhiều trường hợp lặp lại hiện tượng trên khiến người dân hoang mang. Hiện tượng này xảy ra khoảng 6 - 7 năm nay. 10 ngôi mộ thì có tới 7 - 8 trường hợp người chết không hoặc chưa phân hủy hết!" - anh Kiêu cho hay.
Cũng theo anh Kiêu, trước đó, chưa bao giờ người dân làng Khoai gặp phải hiện tượng "oái oăm" như thế. Trong khi đó, tại nghĩa trang xóm Đông Minh Khai (cùng thuộc làng Khoai), người chết chỉ chon 2 - 3 năm đã hoàn toàn phân hủy sạch sẽ, chưa xảy ra hiện tượng mộ "kết giả" như nghĩa trang Tây Minh Khai.
Trước hiện tượng trên, nhiều gia đình khi có người thân mất, đã chọn phương án hỏa táng để "an toàn".
Bán tín bán nghi!?
Trước hiện tượng trên, người dân làng Khoai cho rằng, nguyên nhân là do ảnh hưởng bởi ô nhiễm nguồn nước thải từ nhiều nhà máy xung quanh nghĩa trang, đã xả trực tiếp vào nghĩa trang. Các hóa chất độc hại đã khiến người chết không phân hủy được.
Cửa đường ống xả thải từ nhà máy may Nguyễn Hoàng đổ thẳng ra phía rảnh nước của nghĩa trang làng Khoai.
Nghĩa trang Tây Minh Khai nằm lọt thỏm giữa 3 nhà máy xây xung quanh, gồm Nhà máy kính Việt Hưng, Công ty may Nguyễn Hoàng và Cty TNHH sản xuất phụ tùng xe máy Việt Nam (VAP).
Con đường mòn chạy vào nghĩa trang dài chừng 300 mét. Có lẽ, đây là điểm khô ráo, sạch sẽ nhất ở nghĩa trang.
Song song với con đường là rãnh nước thải ngả màu đen kịt, và sủi ngầu bọt. Anh Kiêu cho hay, vào những ngày nắng nóng, mùi hôi thối bốc lên từ rãnh nước thải không thể chịu được. Hai đường ống xả thải từ công ty may Nguyễn Hoàng vẫn trực tiếp xả nước thải ra rãnh nước.
Trưởng thôn xóm Tây Minh Khai, anh Nguyễn Đức Thăng xác nhận: "Hiện tượng trên xảy ra từ 6, 7 năm nay. Nhiều người dân khi có người thân mất đã không dám địa táng, mà mang sang mãi Hà Nội để làm dịch vụ hỏa táng.".
Rãnh nước nằm men theo bờ tường của nhà máy may Nguyễn Hoàng.
Theo anh Thăng: nhiều năm nay, các nhà máy xung quanh nghĩa trang đã xả nước thải, trong đó có nhiều loại hóa chất độc hại, đã ngấm xuống lòng đất và trực tiếp ảnh hưởng đến khu mộ trong khu vực.
Trước kia, nghĩa trang làng Khoai nằm giữa khu cánh đồng, địa hình cùng cao bằng mặt ruộng. Từ khi các nhà máy xây dựng quanh nghĩa trang, đã làm mặt bằng nền móng cao hơn khiến nghĩa trang làng Khoai trở thành khu đất thấp nhất, lại bị bao bọc bốn xung quanh tường xây nên không có đường thoát nước. Vì thế, chỉ cần một cơn mưa nhỏ, nghĩa trang đã biến thành một cái... ao tù.
Ông Nguyễn Đình Phong, trưởng ban địa chính - tài nguyên môi trường (UBND thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm) cho hay: UBND thị trấn Như Quỳnh đã biết được thông tin nói trên. Ông Phong còn cho biết, vì nghĩa trang ở địa hình thấp, trũng như vậy nên chẳng may, nếu vào ngày mưa, gia đình nào có người chết sẽ rất khó khăn để tìm đất chôn cất người chết.
Trao đổi với VietNamNet, bà Vũ Thị Vòng (Trưởng phòng TN-MT huyện Văn Lâm) cho biết: Phòng chưa thể kết luận được nguyên nhân chính xác có phải do ô nhiễm nguồn nước thải của các DN xây dựng nhà máy xung quanh nghĩa trang hay không, vì kết luận đó phải có bằng chứng, có kết quả nghiên cứu các mẫu chất thải lấy từ khu vực nghĩa trang làng Khoai.
Bà Vòng cũng thừa nhận: hiện tại, cơ quan chuyên ngành cấp huyện như phòng chưa đủ nhân lực và năng lực để có thể tiến hành lấy các mẫu về để nghiên cứu, phân tích. Phải có một cơ quan, tổ chức chuyên môn làm công tác này, lúc đó mới có thể kết luận được nguyên nhân từ đâu.
Trong lúc chính cơ quan quản lý nhà nước theo lĩnh vực cũng chưa dám "lên tiếng", người dân làng Khoai vẫn ngậm ngùi về hiện tượng không ai muốn xảy đến đối với dân làng mình.
Tuy nhiên, nguyên cớ của sự việc trên, người ta cũng chỉ dám phỏng đoán. "Chúng tôi cũng chỉ biết ý kiến lên UBND thị trấn. Còn chính xác, những chất thải hóa chất đó là gì, thì phải do các cơ quan chuyên môn họ kết luận. Nhưng, nếu cứ kéo dài mãi như thế này, thì cả người sống, người chết ở làng Khoai đều khổ!" - ông Tứ ngậm ngùi.
Theo Vietnamnet
Đào vườn, phát hiện đoạn tường thành cổ từ thời Lê Lợi Khi gia đình tổ chức đào vườn thì vô tình phát hiện ra một đoạn tường thành nằm chìm sâu vào lòng đất. Sáng 31-10, trong lúc đào đất làm vườn, gia đình ông Nguyễn Văn Lợi (trú tại xóm Tân Diên, xã Đồng Văn, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An )đã phát hiện một đoạn tường thành cổ. Đoạn tường thành có...