Hệ thống giao dịch ACBS Trade lại bị sự cố
Hệ thống giao dịch của CTCK ACB (ACBS) lại tiếp tục bị sự cố trong phiên giao dịch sáng nay 8-4 khiến cho nhiều NĐT không thể sửa hoặc huỷ lệnh.
Điều đáng nói, đây không phải lần đầu tiên hệ thống giao dịch của ACBS gặp sự cố. Trước đó, phiên giao dịch ngày 10-3, ACBS Trade cũng bị sự cố nghiêm trọng khiến cho NĐT không thể đặt lệnh mua bán. Sự cố này tiếp tục kéo dài trong những phiên giao dịch kế tiếp.
Ngoài ACBS, phiên giao dịch sáng 4-3, hệ thống giao dịch TCInvest của CTCK Techcombank (TCBS) cũng bị lỗi khiến NĐT không thể đặt lệnh mua bán. Ngay sau sự cố này, TCBS đã có thông báo tặng doanh thu phí giao dịch CP cho khách hàng trong 3 ngày 4, 5 và 8-3.
Trong bối cảnh hệ thống giao dịch của HoSE thường xuyên bị quá tải do dòng tiền đổ mạnh vào thị trường, các nhân viên môi giới khi trả lời thắc mắc của khách hàng cũng cho rằng hệ thống giao dịch của mình bị nghẽn do HoSE.
Đây chính là lý do HoSE có công văn yêu cầu các CTCK giám sát nhân viên môi giới, không để nhân viên môi giới tuyên truyền sai lệch về tình trạng quá tải hệ thống giao dịch của HoSE.
Video đang HOT
Hệ thống kẹt cứng, bắt đáy cũng không nổi
Nhà đầu tư mua bán đều khó, nhất là với những người thích bắt đáy, khiến cổ phiếu đa phần "đóng băng" trong tình trạng giảm giá đến hết ngày...
Nhiều phiên liên tiếp VN-Index không vượt qua được ngưỡng kháng cự 1250 điểm có thể khiến nhà đầu tư chốt lời mạnh hơn.
Một nhịp giảm khá nhanh ngay đầu phiên hôm nay đã dẫn tới tình trạng kẹt lệnh rất sớm. Nhà đầu tư mua bán đều khó, nhất là với những người thích bắt đáy, khiến cổ phiếu đa phần "đóng băng" trong tình trạng giảm giá đến hết ngày.
Thị trường đang gặp áp lực chốt lời khá mạnh khi VN-Index bước sang phiên thứ 4 không vượt qua được ngưỡng 1250 điểm. Các đợt chốt lời thường xuất hiện khi thị trường bật tăng sớm, nhưng hôm nay lượng xả tăng vọt ngay khi bước vào phiên. VN-Index chìm xuống dưới tham chiếu ngay vài phút sau khi mở cửa.
Cũng phải nhấn mạnh là thị trường không gặp thông tin bất lợi nào. Diễn biến giảm thuần túy là do nhà đầu tư chốt lời, đặc biệt tại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Các mã dẫn dắt trong đó nổi bật là ngân hàng giảm rất sớm kéo theo VN-Index lẫn Vn30-Index quay đầu.
Trụ VCB là cổ phiếu ngân hàng kém nhất hôm nay, chỉ mở cửa tham chiếu, VCB lao dốc cực nhanh ngay trong nửa đầu phiên sáng. VCB chạm đáy 995.00 đồng lúc 10h13 đã là giảm tới 2,36% so với ngày hôm qua. Cổ phiếu này có biến động giá trùng khớp với diễn biến của VN-Index.
VIC cũng gần tương tự, những vẫn có một vài phút "lóe sáng", mở cửa vẫn tăng 0,55% so với tham chiếu. Tuy nhiên từ đỉnh cao nhất phiên, VIC lại bổ nhào giảm cùng nhịp với VCB, càng tạo sức nặng không cưỡng lại được cho chỉ số. VIC thậm chí chạm đáy muộn hơn VCB khoảng 10 phút và giảm 2,9% so với tham chiếu. Chỉ cần hai cổ phiếu siêu lớn này cũng đã đủ bẻ lái cho các chỉ số.
Thế nhưng độ rộng của rổ blue-chips VN30 còn rất tệ. Chỉ có 6 mã tăng so với 20 mã giảm ở nhóm này đến cuối ngày, còn trong phiên, duy nhất 3 mã không đỏ là HDB, KDH và NVL. Toàn bộ các cổ phiếu lớn nhất, có ảnh hưởng nhất tới VN-Index đều sụp đổ ở mức độ khác nhau: VIC giảm 1,8%, VHM giảm 0,8%, VCB giảm 1,86%, CTG giảm 0,93%, BID giảm 1,65%, SAB giảm 1,69%...
VN-Index giảm sâu nhất mất 0,8% trong phiên sáng, tương đương hơn 9 điểm. Đà giảm kéo dài sang cả phiên chiều nhưng ngay từ giữa phiên sáng đã có hiện tượng chậm lệnh ở một số công ty chứng khoán. Gần hết phiên sáng thì tình trạng nghẽn lệnh càng nghiêm trọng. Lệnh bị treo phổ biến khiến giá trị khớp sáng nay ở sàn HSX chỉ có 12.522 tỷ đồng, thấp bất ngờ. Cả phiên chiều sàn này cũng chỉ giao dịch được hơn 680 tỷ đồng. Đợt ATC thậm chí khớp có 77,3 tỷ cả sàn, riêng VN30 là 37,3 tỷ đồng.
VN-Index lao dốc rất sớm dưới ảnh hưởng của VCB và VIC ngay đầu phiên.
Do hệ thống nghẽn rất sớm ở mức thanh khoản tương đối nhỏ, nên thị trường gần như bị đóng băng cổ phiếu trong trạng thái giảm. Nhà đầu tư muốn mua bắt đáy cũng không được, trừ một số đầu lệnh ở các công ty chứng khoán nhỏ. Vì vậy số lượng cổ phiếu giảm giá nhiều gấp rưỡi số tăng cũng không phản ánh thực chất được liệu giá sẽ giảm thêm nữa hay sẽ được cầu bắt đáy nâng lên.
VN-Index hết phiên giảm 0,6%, tương đương để mất 7,49 điểm, chấm dứt chuỗi 8 phiên tăng liên tục. Thực ra thị trường cũng đã gặp khó khăn từ 3 phiên trước khi đà đi lên không dứt khoát được. Chỉ số tuy tăng nhưng độ rộng nghiêng dần về phía giảm, phản ánh thực tế là nhà đầu tư đã chốt lời đủ mạnh ở cổ phiếu, khiến giá giảm.
Ngay đối với VN-Index, sau phiên đầu tuần này tăng tốt, hai phiên sau đó hầu như chỉ đi ngang và hôm nay sụt giảm mạnh. Chỉ số không thể vượt qua được ngưỡng 1250 điểm, vốn là mốc kháng cự được nhiều công ty chứng khoán chỉ ra. Điều này cũng có thể khuyến khích các nhà đầu tư chốt lời ngắn hạn nhiều hơn.
Do hệ thống giao dịch bị nghẽn nên thanh khoản những phiên gần đây không phản ánh được sức mạnh của dòng tiền cũng như áp lực chốt lời thực sự. Tổng giá trị khớp lệnh hai sàn hôm nay giảm 8,4% so với phiên trước, chỉ đạt 16.120 tỷ đồng, thấp nhất 8 phiên. Các mã thanh khoản tốt nhất như MBB, STB, HPG, CTG, SSI, VNM, TCB đều giảm giá.
Tuy vậy thị trường vẫn sôi động ở một số cổ phiếu nhỏ. Trong khi nhiều mã kẹt lệnh thì nhóm đầu cơ vẫn có giao dịch lớn và tăng giá như DLG, CKG, DIG, ROS, DXG, TGG... khớp lệnh rất lớn.
Nhà đầu tư nước ngoài vẫn duy trì trạng thái bán ròng nhẹ trên sàn HSX, nhưng lại mua ròng rổ Vn30. Cụ thể, HSX bị rút ròng khoảng 12,8 tỷ đồng và VN30 mua ròng 54,3 tỷ đồng. VRE là cổ phiếu được mua ròng lớn nhất với gần 72 tỷ đồng. NVL, HPG, STB, VJC, MSN cũng được mua ròng khá. Phía bán ròng có BID, VNM, KDH, VCB, CTG, DXG, VCI, GAS.
Áp lực chốt lời ngắn hạn khiến đà tăng của VN-Index 'khựng' lại Thị trường phục hồi trong phiên chiều là một kết quả tích cực nhất có thể trong ngày hôm nay. Áp lực chốt lời ngắn hạn thậm chí còn khiến thị trường chao đảo mạnh phiên sáng. Nhịp tăng nhanh liên tục giúp VN-Index vượt đỉnh 1.200 đang đưa thị trường đến thời điểm nhạy cảm. Cổ phiếu ngân hàng đã mất tính...